Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Việc ngồi ngay ngắn trên ghế khi ăn dặm sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé làm vệc tốt, hạn chế được tình trạng nôn trớ. Bé học được cách ăn đúng nghĩa. Trẻ sẽ chủ động liếm, nhai, nuốt thức ăn thay vì vừa chơi, chạy hay xem tivi để ăn nhai một cách vô thức không tốt cho hệ tiêu hóa của bé chút nào.
Rất nhiều bà mẹ cho rằng, chỉ có ăn dặm theo phương pháp ăn dặm tự chỉ huy (Baby Led Weaning- BLW) mới cần tới ghế ăn dặm. Còn ăn bột, ăn cháo (hay ăn đút) nói chung thì không cần.
Thậm chí 1 số mẹ cho con ăn dặm BLW cũng nghĩ rằng ko cần thiết phải mua ghế ăn dặm, bé có thể ngồi ghế bình thường hoặc ngồi trên giường, trong lòng người lớn để ăn cũng được.
Tuy nhiên, trên thực tế, dù bé ăn dặm theo bất cứ hình thức nào thì việc đầu tư mua 1 chiếc ghế ăn dặm là cực kỳ cần thiết.
Ghế ăn dặm không đơn giản chỉ là để bạn tiện lợi trong việc “thảy” đồ ăn lên khay cho bé tự bốc. Tác dụng quan trọng nhất của ghế ăn dặm chính là tạo lập cho bé một thói quen ăn uống tốt.
Khi sử dụng ghế ăn dặm, bạn sẽ tạo cho bé 1 thói quen: luôn ngồi vào ghế khi ăn. Sẽ không có cái gọi là bế đi rong ăn ngoài đường hay vừa chạy chơi, vừa xem tivi, vừa chơi đồ chơi… vừa ăn.
Nếu được cho ngồi ghế ăn dặm từ nhỏ, cứ ăn bất cứ thứ gì là bé đều tự giác ngồi xuống và chờ để được ăn.
Khi ở nhà bé sẽ ngồi vào ghế ăn của mình. Ngoài hàng bé cũng tự giác ngồi xuống ghế và chờ đợi thức ăn được mang ra. Đây chính là tác dụng lớn nhất của ghế ăn dặm.
Ngoài ra, ghế ăn dặm còn mang lại nhiều lợi ích như:
Trên thị trường có rất nhiều loại ghế ăn dặm cho bé với kiểu dáng, giá cả, chất liệu, nguồn gốc xuất xứ… khác nhau. Các mẹ có thể chia ghế ăn dặm thành 3 loại chính:
Ghế ăn có thể gấp gọn (Booster seat)
Loại ghế này được hầu hết các mẹ lựa chọn vì có các ưu điểm sau:
Loại ghế tập ăn dặm này khá phù hợp với điều kiện ở Việt Nam: nhà nhỏ, đi xe máy, đặc biệt với các gia đình thích đi du lịch, đi ăn ngoài, đi đến nhà ông bà….
Thêm nữa các hàng quán ở Việt Nam cũng chưa phổ biến việc trang bị sẵn ghế ăn dành riêng cho trẻ em. Nên khi đi ra ngoài ăn chúng ta thường cần phải mang theo ghế cho bé.
Tuy nhiên, kích thước Booster seat nhìn chung hơi nhỏ, nên chỉ dùng được cho bé dưới 3 tuổi. Mối nguy hàng nhái nhiều với chất liệu nhựa kém chất lượng, không bền hoặc có thể độc hại, dây đai kém chắc chắn.
Ghế ăn cao (High chair)
Ghế ăn cao được chia thành 2 loại: bằng gỗ và bằng nhựa có chân kim loại.
Ở nước ngoài, ghế high chair được các mẹ yêu thích sử dụng hơn hoặc là mua cả hai loại booster seat và high chair để dùng khi đi ra ngoài và ở nhà.
Ở Việt Nam nhìn chung loại ghế ăn dặm cho bé này lại ít được sử dụng vì nó có 1 số nhược điểm: dù ghế này có thể xếp lại được nhưng vẫn là nặng và cồng kềnh, khó mang theo khi ra ngoài, nhà nhỏ sẽ gây chật trội.
Ghế khó vệ sinh đặc biệt là ghế ăn dặm bằng gỗ: lau rửa thì lâu khô, dễ bị mốc. Ghế rộng nên bé mới tập ăn dặm ngồi có thể bị lọt thỏm, phải chèn thêm chăn, gối. Giá cả đắt hơn so với ghế booster seat.
Song vẫn có nhiều mẹ Việt lựa chọn high chair vì ghế cũng có nhiều ưu điểm vượt trội:
Ghế ăn có thể ngả ra nhiều nấc
Đặc điểm của loại ghế tập ăn dặm này là: ghế có thể ngả ra 2-3 nấc. Ghế có thể có kèm đồ chơi, thường có nệm lưng và chỗ ngồi êm ái, nệm có thể tháo rời.
Nếu mua loại ghế này, mẹ nên mua từ khi bé còn sơ sinh mới tận dụng hết các chức năng của ghế như: ngả ra cho bé nằm ăn hoặc nằm chơi, ngồi chơi… Ghế khá rộng rãi, ít trơn trượt, khay ăn có thể làm khay ngồi chơi.
Tuy nhiên, hạn chế là ghế không thể gấp gọn được, hơi cồng kềnh và nặng. Một số loại khó vệ sinh vì nệm vải không tháo rời được, giá cả thì hơi đắt. Nói chung là ít mẹ chọn, nếu chọn loại ghế này thì phù hợp với gia đình có nhà rộng, di chuyển bằng ô tô.
Khi chọn mua bất kỳ món đồ nào cho con chứ không riêng gì ghế ăn dặm, an toàn là tiêu chí đặt lên hàng đầu. Ghế phải được làm bằng chất liệu tốt, đảm bảo không có các chất gây hại cho trẻ nhỏ.
Mẹ nên chọn mua những sản phẩm có thương hiệu và là hàng chính hàng. Đối với các lọai ghế ăn dặm cho bé nhập khẩu, mẹ hãy tìm con dấu chứng nhận của hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ cho các sản phẩm của trẻ em (JPMA) trên ghế nhé.
Cấu tạo của ghế
Ghế có cấu tạo chắc chắn, không dễ bị lật đổ, thiết kế hợp lý. Mẹ có thể gấp gọn, điều chỉnh dễ dàng, di chuyển thuận tiện.
Khay ăn có thể tháo rời, chỗ ngồi rộng rãi, giúp bé thoải mái khi ngồi trên ghế. Kích thước phù hợp với trọng lượng của bé và không gian nhà bạn.
Ghế ăn đơn giản
Ghế ăn càng đơn giản càng tốt. Bố mẹ không nên chọn những chiếc ghế có gắn kèm quá nhiều đồ chơi hay chi tiết trang trí rườm rà. Trẻ sẽ bị phân tâm khi ăn và không cảm nhận được vị ngon của món ăn. Bố mẹ cũng tiết kiệm thêm chi phí.
Dễ dàng vệ sinh
Trẻ nhỏ khi tập ăn, nhất là các phương pháp cho trẻ tự ăn sẽ luôn là một mớ lộn xộn. Bãi chiến trường sau khi ăn của trẻ là thức ăn, vết nôn trớ, nước tiểu…
Vi khuẩn có thể xâm nhập vào tất cả các vết nứt, kẽ hở, nếp gấp trên ghế. Vì thế, mẹ nên chọn một chiếc ghế có thể vệ sinh các vết bẩn một cách dễ dàng.
Trong quá trình nuôi dạy con, để sử dụng hiệu quả chiếc ghế tập ăn, mẹ nên cho bé ngồi ghế ăn ngay từ buổi đầu tiên tập ăn dặm. Qua từng bữa ăn được ngồi vào ghế bé sẽ hiểu được mối liên hệ giữa việc ăn và vị trí diễn ra bữa ăn.
Nhiều mẹ khi thấy bé bắt đầu biết bò, biết đi không chịu ngồi im mới tìm mua ghế ăn dặm cho bé thì quá muộn. Bé rất xa lạ với chiếc ghế ăn và sẽ chống đối khiến mẹ nản chí mà bỏ xó chiếc ghế.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.