Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Cá chép là thực phẩm dễ chế biến nhưng nấu cháo ăn dặm từ cá chép thì cần cầu kỳ hơn. Công thức nấu cháo cá chép cho bé ăn dặm đang được rất nhiều chị em quan tâm và tìm kiếm, đặc biệt là các mẹ. Vậy đâu là cách nấu cháo vừa dễ làm vừa bổ dưỡng cho bé yêu thưởng thức?
Cháo cá chép là một trong số các món ăn dặm lý tưởng dành cho bé từ 5 – 6 tháng sau khi sinh. Trong cá chép chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển toàn diện của bé.
Điển hình là vitamin, chất béo, axit amin, lutamic, glycine và các loại khoáng chất như phốt pho, canxi, sắt… Những dưỡng chất này giúp bé khỏe mạnh, chắc xương, phát triển toàn diện cả thể chất lẫn trí não tinh thần.
Chính bởi vậy mà các mẹ không nên bỏ qua món cháo cá chép trong thực đơn ăn uống của con yêu của mình đâu đấy. Nếu biết cách nấu cháo cá chép cho bé đúng chuẩn, món ăn này sẽ thơm ngon, bổ dưỡng, hợp khẩu vị của bé mà chẳng lo bị tanh đâu nhé.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Sơ chế nguyên liệu
Mẹ chú ý với cá chép tươi nên làm sạch, rửa sạch. Lưu ý là cạo bỏ hết phần màng đen ở trong bụng cá đi nhé. Sơ chế cá xong, chị em có thể khử mùi tanh của cá bằng nhiều cách. Chẳng hạn như rửa bằng nước vo gạo, xát chanh, muối và gừng tươi.
Luộc hoặc hấp cá chép
Cho cá chép vào nồi nước, thả gừng đập dập và chút muối hạt vào, luộc chín. Nếu muốn giữ cá chép được ngọt, các mẹ có thể hấp cá, tuy nhiên thời gian cá chín sẽ lâu hơn 1 chút.
Sau khi cá chín, gỡ thịt cá chép. Cách nấu cháo cá chép cho bé cần chú ý ở công đoạn này, cần cẩn thận để tránh sót xương cá trong cháo. Phần xương mẹ có thể giã nhuyễn, lọc lấy nước như lọc cua.
Mẹ nhớ giữ lại phần nước luộc hoặc nước hấp cá chép, lọc qua rây để loại bỏ cặn, gừng, để nước cá được trong. Dùng phần nước này cho vào 1 cái nồi, cho gạo đã vo sạch vào, vặn nhỏ lửa, ninh nhừ.
Nấu cháo cá chép
Cho ít dầu ăn vào chảo, phi thơm hành khô, cho thịt cá chép vào xào lên. Sau đó trút cá chép vào nồi nước cá đang ninh, khuấy đều, nêm lại gia vị rồi đậy vung, vẫn để lửa nhỏ, ninh cho cháo cá chép chín nhừ.
Khi cháo cá chép chín, gạo chín mềm, nhừ và dẻo mịn, mùi cháo cáo chép thơm hấp dẫn, vị vừa ăn, mẹ cho hành lá, thì là xắt nhỏ vào, khuấy đều 1 lần rồi tắt bếp, múc cháo ra bát.
Cá chép là nguyên liệu được đưa vào danh sách thực phẩm tốt cho bà bầu từ rất xưa. Những dưỡng chất có trong cá chép không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ mà còn giúp ích cho sự phát triển trí não của trẻ.
Món ăn đã có vị ngọt thanh tự nhiên của xương cá và beo béo của thịt cá cùng với vị thơm của gạo và rau củ càng làm cho nó trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Khi chế biến mẹ không cần cho thêm gia vị sẽ không tốt cho sức khỏe của bé.
Cách nấu cá chép cho bé hơi tốn công ở khâu gỡ xương cá, ninh cháo. Còn lại thì mọi công đoạn khác khá đơn giản, nguyên liệu cũng dễ tìm, chưa kể chi phí cũng không hề đắt.
Cháo cá chép nên ăn khi nóng, vừa thổi vừa ăn sẽ rất ngon và thơm. 1 tuần mẹ nên chế biến món cháo cá chép ngon này 1 lần cho bé, xen kẽ với các khẩu phần ăn dinh dưỡng khác.
Ngoài cách nấu cháo cá chép cho bé này, các mẹ cũng có thể biến tấu 1 chút với cá chép để tạo ra những món ăn ngon, bổ dưỡng cho cả nhà khác. Ví dụ như canh cá chép đậu đỏ, cháo cá chép đậu xanh, cháo cá chép hành nghệ, cháo cá chép với bí đỏ… Như vậy sẽ giúp bé hứng thú với món ăn hơn và cũng được bổ sung thêm nhiều dưỡng chất hơn.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.