Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Theo nguyên tắc, từ 6 tháng tuổi khi bé tập ăn thực phẩm cứng thì bạn có thể cho bé tập ăn đỗ đen. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của bé lúc này vẫn còn rất yếu, khó phân giải đỗ đen nên bé dễ bị đầy hơi, khó tiêu. Bạn có thể cho bé ăn thử đậu lăng và các thực phẩm cứng khác trước khi chuyển qua đỗ đen.
Chờ tới lúc bé được 8 tháng đến 1 tuổi, lúc này hệ tiêu hóa của bé cứng cáp đôi chút thì bạn có thể cho bé ăn đỗ đen được rồi.
Đỗ đen rất giàu protein, vitamin và khoáng chất. Trong 100g đỗ đen chứa 1.500mg kali, 21g protein, 0,16mg canxi, đáp ứng 48% nhu cầu sắt mỗi ngày, 15% nhu cầu vitamin B6 và 40% nhu cầu magie mỗi ngày của bé. Các lợi ích của đỗ đen với trẻ nhỏ bao gồm:
Đậu đen giàu các chất chống oxy hóa như alkaloid, flavonoid và anthocyanin giúp phá hủy các gốc tự do sinh sôi trong suốt quá trình trao đổi chất. Trung hòa các gốc tự do là nhiệm vụ vô cùng quan trọng vì chúng có thể tàn phá tế bào và cả ADN.
Đậu đen giàu các khoáng chất như magie, sắt, kẽm, canxi, phốt pho, mangan và đồng, rất cần thiết cho xương. Phốt pho và canxi tham gia vào quá trình hình thành cấu trúc xương, trong khi kẽm và sắt nâng cao độ cứng cáp của xương.
Đỗ đen giàu chất xơ, hỗ trợ ruột hấp thụ các dưỡng chất trong thực phẩm và thúc đẩy quá trình bài tiết cặn bã ra ngoài.
Đỗ đen chứa protein thực vật, carb đơn giản, chất xơ và rất ít chất béo. Chất xơ giúp trẻ no lâu, giảm cảm giác đói. Carb cung cấp cho trẻ năng lượng mà không tích tụ trọng lượng. Protein thực vật có thể thay thế thịt nếu trẻ cần giảm cân.
Thiếu máu sẽ khiến trẻ dễ mệt mỏi, thậm chí đau đầu. Đỗ đen rất nhiều sắt và các khoáng chất giúp tăng cường sản xuất hồng cầu, nhờ đó mà ngăn ngừa được tình trạng thiếu máu ở trẻ.
Chất chống oxy hóa có thể tìm thấy trong mọi loại thực phẩm từ rau đến hoa quả và các loại đậu, nhưng đỗ đen lại chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao nhất trong các loại đậu, cao gấp 10 lần cam và ngang ngửa với nho, việt quất.
Do đó đây là thực phẩm giúp trị bệnh tật cực kì hiệu quả, giúp ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.
Chất xơ trong đậu đen giúp hạ thấp lượng đường trong máu ở trẻ bị tiểu đường loại 1, đồng thời làm tăng insulin và tăng cường dung nạp insulin ở trẻ bị tiểu đường loại 2. Chất xơ trong đậu đen giúp hệ tiêu hóa vận hành ổn định, làm tăng chức năng gan, giúp lọc đường dư thừa trong máu.
Tất cả khoáng chất trong đỗ đen đều tốt cho tim mạch, bao gồm kali, sắt và magie. Kali giúp giảm lượng muối natri trong máu, trong khi magie và sắt hỗ trợ sản xuất hồng cầu, giúp tim làm việc nhẹ nhàng hơn.
Đỗ đen còn chứa chất xơ hòa tan giúp kết dính cholesterol, do đó các mảng bám sẽ bị tống ra ngoài trước khi tích tụ trong động mạch.
Nguyên liệu
Cách làm
Nguyên liệu
Cách làm
Đỗ đen tương đối an toàn và không có tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, mỗi lần ăn, bạn chỉ nên cho bé một lượng nhỏ, vì lượng protein và chất xơ cao trong đỗ đen có thể khiến bé đầy bụng, khó tiêu.
Không nên nấu cháo đỗ đen với thịt bò vì chất sắt trong thịt bò có thể bị mất đi khiến bé không dung nạp được sắt. Đậu đen với thịt bò nên ăn cách nhau 2 tiếng.
Đỗ đen mát lành là món ăn quen thuộc với người Việt. Nếu bé không thích nhai đậu thì bạn luộc đỗ đen cho bé uống nước cũng rất tốt. Hy vọng cách nấu cháo đỗ đen cho bé ăn dặm mà MarryBaby gợi ý sẽ hữu ích cho bạn. Chúc bạn nuôi bé khỏe mạnh.
Xuân Thảo
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.