Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Theo các chuyên gia, thực phẩm đông lạnh sử dụng càng sớm càng tốt cho trẻ. Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ không có thời gian chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé và làm nhiều một lần để trẻ ăn dần, thời gian tối đa để mẹ sử dụng thực phẩm ăn dặm dạng này cho trẻ là khoảng 1 tuần.
Ở Nhật, những năm đầu đời của con thì người mẹ sẽ chỉ ở nhà để chăm sóc con, mặc dù vậy họ không nhàn rỗi chút nào. Vì ngoài việc chăm con ra thì tất cả mọi việc nhà đều đến tay họ.
Do đó, khi đến giai đoạn cho con ăn dặm, người mẹ rất bận rộn, chưa kể đến việc khi họ có 2, hay 3 đứa con. Vì ngoài việc nấu ăn dặm cho bé nhỏ thì lại phải chuẩn bị cơm cho đứa lớn, và còn việc nhà nữa…
Đó là lý do vì sao các bà mẹ Nhật thường chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé 1 lần/tuần và để vào ngăn đá tủ lạnh, đến bữa chỉ việc lấy ra làm nóng là con có thể ăn được luôn. Đây là một trong những cách tiết kiệm thời gian để làm những việc khác của mẹ Nhật.
Giống như ở Việt Nam, các mẹ chỉ được nghỉ 4 – 6 tháng là phải đi làm lại. Vì thế, với cách chế biến này thì các mẹ sẽ yên tâm là con mình được ăn dặm đầy đủ, lại có thể đổi món cho con theo từng bữa, từng ngày.
Ngoài ra, cuối tuần (khi có cả chồng ở nhà) thì vợ sẽ có đủ thời gian đế chế biến đồ ăn dặm cho con. Chồng cũng có thể tham gia, hoặc biết công việc chế ăn dặm cho con là như thế nào.
Sau đây là gợi ý 3 phương pháp rã đông hiệu quả để nấu đồ ăn cho bé mà mẹ có thể áp dụng ngay!
Đun cách thủy
Đây là phương pháp “cổ điển” và vô cùng hiệu quả để giữ được những vitamin và chất khoáng cần thiết cho bé có trong thực phẩm khi rã đông.
Các mẹ có thể cho viên cháo hay thịt vào một cái bát nhỏ rồi đặt cách thủy trong nồi, đun lửa nhỏ và khuấy đều là ta có thể cho con ăn ngay được rồi.
Sử dụng lò vi sóng
Trong xã hội mà “thời gian quí hơn vàng” như hiện nay thì có lẽ nhiều mẹ sẽ ngại luôn cả phần đun nấu ăn dặm cho bé. Dùng lò vi sóng để hâm thức ăn là cách rã đông đồ ăn dặm cho bé nhanh chóng và đơn giản nhất.
Chỉ cần trong vòng 30 giây đến 1 phút là thức ăn sẽ hoàn toàn có thể chế biến được.
Tuy nhiên, vì lò vi sóng thường làm nóng không đều nên các mẹ hãy nhớ khuấy thật kỹ cho nóng đều và kiểm tra nhiệt độ thật cẩn thận. Chỉ cho bé ăn khi thực phẩm đã nguội bớt nhé!
Rã đông trong ngăn mát
Các mẹ có thể chuyển thức ăn dạng đá viên từ ngăn lạnh sang ngăn mát và để qua một đêm. Sáng hôm sau trước khi chuẩn bị đi làm, thức ăn đã hoàn toàn rã đông và chỉ cần đun một chút là có ngay cháo ăn nóng hổi cho con yêu.
Tuy vậy, các mẹ lưu ý đừng để thức ăn rã đông tự nhiên ngoài không khí nhé! Nhiệt độ nóng ẩm sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe bé yêu đấy.
Không rã đông ở nhiệt độ phòng vì nguy cơ nhiễm khuẩn của thực phẩm sẽ rất cao, nhất là các loại thịt gà/cá/hải sản.
Không cấp đông lại những thức ăn dặm đã rã đông, vì như thế thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn. Hơn nữa thức ăn đó sẽ giảm mùi vị thơm ngon, chất dinh dưỡng trong nó không được đảm bảo.
Mẹ cần kiểm tra ngày tháng ghi khi trữ đông thức ăn, để biết hạn dùng của các loại thực phẩm này. Ví dụ như các loại rau củ quả mẹ không cho con dùng khi trữ đông quá 8 tháng; thịt lợn/bò/gà không cho bé dùng khi trữ đông quá 2 tháng…
Để đảm bảo, chắc chắn hơn nữa, khi rã đông đồ ăn dặm cho trẻ, mẹ không được chủ quan đem nấu ngay. Cần kiểm tra thực phẩm có đảm bảo không.
Mẹ phải sờ xem thức ăn có nhớt không, quan sát, ngửi xem thức ăn có đổi màu, đổi vị không, thậm chí nếm thử để chắc chắn thức ăn không bị chua hay có vị khác.
Bên cạnh biết cách rã đông đồ ăn dặm cho bé, mẹ cũng cần quan tâm cách bảo quản đồ ăn dặm cho bé. Trên thực tế, không phải thực phẩm nào cũng cấp đông được mẹ nhé!
Dưới đây là danh sách những thực phẩm mẹ có thể cấp đông và thực phẩm không nên cấp đông:
Thực phẩm có thể cấp đông
Thực phẩm không nên cấp đông
Các loại thực phẩm trên đều có nhiều nước nếu cấp đông sẽ khiến chúng mất nước và không giữ được vitamin, khoáng chất, vị ngon như ban đầu.
Bên cạnh việc ghi nhớ cách rã đông đồ ăn dặm cho bé, để không nhầm lẫn thực phẩm cấp đông mới và quá hạn sử dụng mẹ nên sử dụng bút lông hoặc dán giấy ghi chú lên hộp thực phẩm. Ghi chú bao gồm tên thực phẩm và hạn sử dụng. Bởi một số thực phẩm có màu khá giống nhau như cà rốt, bí đỏ hoặc bí xanh, bí đao, bí ngòi… nên khó phân biệt.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.