Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Nội dung dưới đây, MarryBaby mách mẹ 5 cách nấu cháo cá ngừ cho bé ăn dặm, đồng thời bài viết sẽ hướng dẫn mẹ cách chọn, sơ chế và bảo quản cá ngừ đến tận 2 tháng. Mẹ đọc tiếp nhé!
Theo khuyến cáo từ bác sĩ nhi, mẹ có thể nấu cháo cá ngừ cho bé ăn dặm khi bé từ 6 tháng tuổi trở đi, với tần suất ăn tối đa là 2 lần mỗi tuần. Bên cạnh việc cho bé ăn cháo cá ngừ, mẹ có thể kết hợp thêm các loại cá khác khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm.
LƯU Ý: Có nhiều loại cá ngừ khác nhau, một số loại có nhiều thủy ngân hơn loại khác (cá ngừ albacore, cá ngừ thịt trắng,…). Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ liệt kê cá ngừ đóng hộp có hàm lượng thủy ngân thấp; và do đó, nó là lựa chọn an toàn khi cho bé tập ăn dặm.
Trường hợp mẹ tập cho bé ăn dặm cháo cá ngừ; hãy sử dụng cá ngừ đóng hộp có dán nhãn “nhẹ” hoặc cá ngừ vằn. Với các loại cá ngừ khác, mẹ kiên nhẫn đợi đến khi bé 2-3 tuổi rồi mới cho ăn.
Dựa theo bảng giá trị dinh dưỡng từ Nutrition Value, cá ngừ là một loại thực phẩm chứa hàm lượng protein cao, giàu chất béo tốt như Omega-3; vitamin nhóm B, nhưng lại rất ít calo.
Các món ăn được chế biến từ cá ngừ tốt cho sức khỏe của bé do axit béo omega-3 như DHA có sẵn trong cá giúp bé tăng trưởng và phát triển. Ngoài ra, omega-3 còn giúp phát triển trí não; axit béo từ cá ngừ hỗ trợ bảo vệ tim bằng cách giảm nguy cơ huyết áp cao.
Câu trả lời là CÓ. Mặc dù cá ngừ là một trong những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cực kỳ tốt. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều cá ngừ bé có thể sẽ gặp phải tình trạng sức khỏe như:
Nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng và băn khoăn khi cho bé ăn cháo cá ngừ. Lý do là vì sợ bé bị nhiễm thủy ngân. Trong các loại hải sản thông thường, cá ngừ được xem là loại cá có chứa nhiều thủy ngân hơn so với cá hồi; tôm; sò điệp và hàu.
Những tác hại mà thủy ngân có thể gây ra đối với sức khỏe của bé:
Không riêng cá ngừ, do cơ thể và hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên có thể sẽ bị dị ứng từ thực phẩm. Mặc dù nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, cá ngừ ít có khả năng khiến trẻ cũng như là người lớn bị dị ứng.
Nhưng nếu đây là lần đầu mẹ cho bé thử món mới, cụ thể là cá ngừ; mẹ cần quan sát xem là bé có bị dị ứng không nhé. Dấu hiệu trẻ bị dị ứng là bé bị nổi mề đay, phát ban, bị sưng (môi, mắt, lưỡi), tiêu chảy,…
>> Nội dung liên quan: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý
Theo khuyến cáo của Cục bảo vệ môi trường EPA, nếu cha mẹ có ý định cho bé ăn cá ngừ, thì cha mẹ có thể cho bé ăn từ 2 -3 lần mỗi tuần; hoặc cá ngừ đóng hộp là an toàn nhất.
Hàm lượng cá ngừ cho mỗi bữa ăn (một khẩu phần) là:
Đồng thời, Cục quản lý và an toàn thực phẩm FDA khuyến khích cha mẹ cần tránh cho bé ăn các loại cá như: cá kiếm, cá mập, cá ngói, cá thu vua vì chứa nhiều thủy ngân.
>> Mẹ nên xem: Bật mí 9 công thức ăn dặm cho bé chống ngán
Để nấu cháo cá ngừ cho bé ăn dặm được thơm ngon và đủ chất, trước tiên là mẹ cần đảm bảo được nguồn nguyên liệu tươi ngon. Dưới đây MarryBaby chia sẻ cho mẹ cách chọn, cách cơ chế và cả cách bảo quản cá ngừ nhé.
Cá ngừ tươi: Bằng cách quan sát, mẹ có thể nhận biết được cá ngừ tươi là mắt cá còn trong; bên trong mang cá còn đỏ tươi; thịt cá còn đàn hồi tốt khi ấn tay vào phần bụng. Hoặc mẹ có thể nhờ người bán dùng kim xăm thịt để đảm bảo phần thịt bên trong.
Cá ngừ đông lạnh: Đối với những mẹ mua cá ngừ ở siêu thị thì điều cần làm nhất chính là kiểm tra hạn sử dụng. Tiếp theo đó là kiểm tra bao bì xung quanh. Để đảm bảo cá ngon, mẹ nên tránh những miếng cá có đóng lớp tuyết dày; vì đó miếng cá đã bảo quản lâu.
Để món cháo cá ngừ của bé không bị tanh mẹ cần biết cách sơ chế để làm sạch nhớt và khử mùi tanh của cá.
Cách sơ chế như sau:
Bảo quản trong hầm đá cách nhiệt
Cá ngừ sau khi được đánh bắt sẽ được bảo quản bằng cách dùng đá lạnh nhét đầy bụng và mang cáo. Sau đó đem bảo quản trong hầm lạnh ở 0 độ C với đá dày từ 30 – 35cm bên dưới. Nếu đảm bảo độ lạnh và cách nhiệt tốt, có thể giữ cá tươi từ 15 – 20 ngày.
Bảo quản bằng tủ đông
Cá ngừ cần được làm sạch, loại bỏ hết máu, bỏ phần mang, nội tạng và cắt gân đuôi. Sau đó mẹ làm sạch cá nhiều lần bằng nước để loại bỏ lớp nhớt và vi khuẩn trên da. Tiếp đến mẹ cho cá ngừ vào túi zip có đục lỗ và bảo quản trong ngăn đông từ -2 đến 0 độ C. Cách này sẽ giúp mẹ bảo quản cá ngừ từ 1 -2 tháng.
Cháo cá ngừ cho bé ăn dặm là món ăn phổ biến. Món cháo ăn dặm cho bé 7 tháng này giữ đúng vị ngọt của cá ngừ, đồng thời cung cấp chất sắt giúp phòng chống bệnh thiếu máu ở trẻ.
>> Mẹ xem thêm: 9 cách nấu cháo cá hồi cho bé 7 – 10 tháng tuổi ăn dặm
Món cháo cá ngừ ăn dặm cho bé kết hợp cà rốt là món ăn chế biến đơn giản, nhanh chóng nhưng vẫn giữ được sự thơm ngon và hàm lượng dinh dưỡng có trong món ăn.
>> Mẹ xem thêm: Cách nấu cháo cá chẽm với cà rốt cho bé ăn dặm
Trong thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi, chắc chắn là không thể thiếu món cháo cá ngừ bí đỏ cho bé ăn dặm. Bên cạnh đó, bí đỏ còn là nguyên liệu phổ biến được nhiều mẹ Việt sử dụng.
>> Xem thêm: 6 món cháo bí đỏ thơm ngon giàu dinh dưỡng cho bé
Cháo cá ngừ nấu với khoai môn cho bé ăn dặm là một sự kết hợp làm tăng thêm vị béo và độ sệt cho món cháo.
Sự kết hợp giữa cá ngừ và khoai tây sẽ là một món cháo cá ngừ cho bé vô cùng dinh dưỡng và thơm ngon. Ở Nhật, các bé cũng thường được ăn dặm với món này đó mẹ ơi.
Cháo cá ngừ cho bé ăn dặm là món ăn bổ sung đa dạng chất dinh dưỡng cho con nhờ giá trị dinh dưỡng cao của cá ngừ. Bên cạnh những món trên, mẹ có thể kết hợp nấu cháo cá ngừ cho bé ăn dặm cùng nhiều loại rau củ quả khác, để bé được hấp thụ đa dạng dinh dưỡng mẹ nhé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. EPA-FDA Advice about Eating Fish and Shellfish
https://www.epa.gov/fish-tech/epa-fda-advice-about-eating-fish-and-shellfish
Ngày truy cập: 03.04.2023
2. Advice about Eating Fish
https://www.fda.gov/food/consumers/advice-about-eating-fish
Ngày truy cập: 03.04.2023
3. 3. Fish Faceoff: Wild Salmon vs. Farmed Salmon
https://health.clevelandclinic.org/fish-faceoff-wild-salmon-vs-farmed-salmon/
Ngày truy cập: 03.04.2023
4. Omega-3 in fish: How eating fish helps your heart
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-disease/in-depth/omega-3/art-20045614
Ngày truy cập: 03.04.2023
5. Food for Baby’s First Year
https://www.floridahealth.gov/programs-and-services/wic/nutrition-materials/_documents/infant-feeding-sheet-other-info.pdf
Ngày truy cập: 03.04.2023