Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Trong bài viết dưới đây, MarryBaby sẽ gợi ý 7 cách nấu cháo hạt kê cho bé phổ biến để các mẹ tham khảo và cũng như đưa ra một vài lưu ý cho quá trình chăm sóc trong thời gian ăn dặm của con.
Hạt kê (tiếng Anh là Millets) là hạt ngũ cốc có giá trị dinh dưỡng cao nên đây coi là nguyên liệu chế biến quen thuộc không chỉ với người lớn mà còn có cả trẻ nhỏ. Hình dạng của hạt kê tròn, đầy đặn, màu sắc nâu nhạt đến nâu sậm, bên trong ruột có màu vàng.
Thành phần chính của hạt kê là tinh bột, các loại vitamin nhóm B như B1, B2, canxi, protein,… cùng với một số khoáng chất như photpho, sắt,… Các dưỡng chất này thường đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của não bộ. Do đó, bé trong giai đoạn tập ăn dặm thường được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên sử dụng hạt kê trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Ngoài ra, hạt kê còn có thêm các công dụng tuyệt vời khác như:
Tuy nhiên, trước khi mua sắm, mẹ nên tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, minh bạch để cho bé nguồn dưỡng chất tốt nhất nhé! Hạt kê thường được bày bán tại các siêu thị hoặc các cửa hàng chuyên về ngũ cốc dinh dưỡng. Hoặc đơn giản hơn, mẹ có thể mua trực tiếp trên các trang thương mại điện tử uy tín.
Bé có thể ăn được hạt kê khi sẵn sàng ăn dặm, thường là khi bé 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, để bé có thể làm quen với món hạt kê, mẹ hãy đảm bảo các nguyên tắc ăn dặm. Ví dụ như cho ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc và lặp đi lặp lại ít nhất 3 lần liên tục.
Với bé 6 tháng tuổi, mẹ có thể nấu cháo hạt kê với món ăn gì? Trước tiên mẹ nên lựa chọn nấu cháo hạt kê với các nguyên liệu đơn giản như chỉ nấu không hoặc nấu với sữa. Sau khi bé đã làm quen dần, mẹ có thể sử dụng thêm các nguyên liệu khác như cà rốt, đậu hà lan, thịt gà, thịt bò, thịt cá,… để đa dạng dần nguồn cung dinh dưỡng cho bé.
Dưới đây, MarryBaby gợi ý mẹ 7 công thức cách nấu cháo hạt kê cho bé đơn giản nhưng vẫn đầy đủ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn mỗi ngày. Nhờ thế, mẹ giảm bớt khó khăn trong việc nấu nướng mà bé cưng vẫn phát triển toàn diện.
Nguyên liệu:
Cách nấu cháo hạt kê với sữa cho bé:
Nguyên liệu:
Cách nấu cháo hạt kê cho bé với táo và cà rốt:
Nguyên liệu:
Cách nấu cháo hạt kê cho bé với thịt gà:
>> Xem thêm: Cháo gà cho bé ăn dặm nấu với rau gì?
Nguyên liệu:
Cách nấu cháo hạt kê cho bé với bí đỏ:
Nguyên liệu:
Cách nấu cháo hạt kê cho bé với cá hồi:
Lưu ý: Cách nấu này chỉ phù hợp với các bé trên 1 tuổi và đã quen với việc ăn nhai. Ngoài ra, nếu mẹ muốn nấu cho trẻ mới bắt đầu quá trình ăn dặm 2 – 3 tháng, thì nên xay nhuyễn cháo và cá hồi để bé hấp thu tốt hơn.
>> Xem thêm: 9 cách nấu cháo cá hồi cho bé 7, 8, 9, 10 tháng tuổi ăn dặm tăng cân vù vù
Nguyên liệu:
Cách nấu cháo hạt kê cho bé với đậu xanh:
Nguyên liệu:
Cách nấu cháo hạt kê cho bé với tôm:
Thời gian đầu ăn dặm mẹ nên nấu cháo hạt kê cho bé với liều lượng từ ít đến nhiều. Đặc biệt, trong 1 – 3 bữa đầu, nhiều chuyên gia khuyến cáo chỉ nên cho bé ăn khoảng từ 5 – 10ml rồi sau đó tăng lượng ăn dần dần để hệ tiêu hóa dần quen với thức ăn không phải là sữa mẹ.
Nên đút khoảng ½ thìa cà phê cho mỗi lần ăn hoặc ít hơn. Ngoài ra, mẹ có thể vừa đút ăn vừa trò chuyện để tạo sự hứng thú cho bé.
Dừng một chút giữa các lần đút để bé nghỉ ngơi và tập cho bé ngồi thẳng, đút chậm từng muỗng nhỏ để tập phản xạ nhai nuốt sau này.
Không dùng dầu mỡ khi nấu cháo ăn dặm cho bé. Nếu cần, mẹ có thể tham khảo một số loại dầu từ thực vật như dầu hạt cải, dầu óc chó,…
Đối với các bé từ 6 – 8 tháng tuổi, cháo hạt kê cho bé phải được nghiền nhuyễn hoàn toàn để tránh con bị hóc. Ngoài ra, trẻ từ 10 – 12 tháng tuổi có thể ăn cháo hạt kê mềm hoặc đã nấu nhuyễn để kích thích mọc nướu.
Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung thêm vào thực đơn ăn dặm các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, rau củ quả, gạo, thịt, trứng (tùy vào từng giai đoạn),… để cơ thể bé phát triển toàn diện. Trong quá trình bé ăn dặm, ngoài các bữa tập ăn, đừng quên cho bé bú sữa đầy đủ.
Đối với trẻ nhỏ, quá trình tập ăn hay quá trình ăn dặm rất quan trọng bởi nó là nền tảng cho sự phát triển về trí tuệ và thể chất sau này. Chính vì vậy, ba mẹ cần chú ý để hướng dẫn và tạo cho bé cách ăn đúng cách, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất. Cháo hạt kê cho bé sẽ là món ăn phù hợp trong giai đoạn này!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Health benefits of finger millet (Eleusine coracana L.) polyphenols and dietary fiber: a review
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24876635/
Ngày truy cập: 12.07.2023
2. Pearl millet minerals: effect of processing on bioaccessibility
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6098803/
Ngày truy cập: 12.07.2023
3. Comparative study of the nutritional composition of local brown rice, maize (obaatanpa), and millet—A baseline research for varietal complementary feeding
https://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1002/fsn3.1556
Ngày truy cập: 12.07.2023
4. Influence of germination on bioaccessible iron and calcium in pearl millet (Pennisetum typhoideum)
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4008749/
Ngày truy cập: 12.07.2023
5. Nutritional and functional roles of millets-A review
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31353706/
Ngày truy cập: 12.07.2023