Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 21/10/2020

Các loại cá cho bé ăn dặm mẹ nên chọn loại nào?

Các loại cá cho bé ăn dặm mẹ nên chọn loại nào?
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh axít béo omega-3 trong cá góp phần giúp phát triển não ở trẻ. Tuy nhiên, bạn cũng cần nắm chắc thời điểm có thể cho con ăn cá và cách chọn những loại cá phù hợp

Các loại cá cho bé ăn dặm loại nào tốt cho bé và loại nào mẹ không nên cho bé ăn? Cách chế biến các loại cá cho bé ăn dặm như thế nào? Mẹ hãy cùng Marry Baby tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.Các loại cá cho bé ăn dặm

Các loại cá cho bé ăn dặm

Trừ loại hải sản có vỏ (tôm, cua, sò, vẹm), bạn có thể cho bé cưng nhà mình ăn cá dạng nghiền nhừ vào khoảng 6 tháng, khi con bắt đầu ăn dặm.

1. Các loại cá cho bé ăn dặm nào tốt nhất?

Cá nhiều dầu như cá ngừ đóng hộp, cá mòi, cá bơn halibut và cá hồi là những nguồn cung cấp omega-3 tốt nhất. Tuy nhiên, cá mòi không thích hợp cho bé còn quá nhỏ, còn cá bơn và cá ngừ lại nhiều thủy ngân hơn. Điều đó khiến cá hồi thành nguồn thực phẩm chứa DHA tốt nhất và lành mạnh nhất với trẻ con lẫn người lớn.

Nhưng hầu hết hải sản đếu chứa omega-3, vì vậy mẹ thử cho con ăn nhiều loại cá ít thủy ngân khác nhau nhé. Cá pô-lắc (cá minh thái) cũng là một lựa chọn tốt nếu mẹ muốn cho bé ăn cá trong bước khởi đầu ăn dặm.

2. Không nên cho bé ăn loại cá nào?

Một số loại cá có hàm lượng thủy ngân và các chất gây ô nhiễm cao. Mẹ cần chọn loại ít thủy ngân, dù trẻ nhỏ có thể ăn đến 85g/tuần loại cá chứa “thủy ngân mức trung bình” (người lớn có thể ăn tới 170g).

Nhớ tránh xa toàn bộ các loại cá có lượng thủy ngân cao như cá ngừ, cá mập. Cuối cùng, mẹ đừng quên rằng tôm cua cũng có khả năng gây dị ứng; bác sĩ có thể khuyến nghị bạn nên chờ con đến 2 tuổi mới cho ăn món này.

Các loại cá cho bé ăn dặm
Hàm lượng thuỷ ngân trong cá ngừ cao nên mẹ không nên cho bé ăn loại cá này thường xuyên nhé

3. Những chất dinh dưỡng nổi bật trong các loại cá cho bé ăn dặm

Sở dĩ các chuyên gia khuyến khích cho bé ăn cá là bởi món ăn này chứa DHA và là một nguồn protein tuyệt vời. Cá cũng cung cấp vitamin A, dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển thị giác.

Trẻ sơ sinh tiếp nhận khoản 300mg DHA/ngày, hơn một nửa đó là lấy từ nguồn sữa mẹ được bú hàng ngày hoặc sữa công thức bổ sung DHA. Quan trọng hơn hết là tập cho em bé biết ăn thức ăn rắn tổng cộng khoảng 57g cá hồi tự nhiên mỗi tuần.

Khi con ngừng uống sữa công thức hoặc sữa mẹ, thử tăng lượng cá hồi này lên 170-198g mỗi tuần. Nếu bạn thấy khó đạt đến mức này, hãy cân nhắc dùng thực phẩm bổ sung để tạo nên khác biệt. Tuy nhiên, bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn kỹ càng chuyện ăn uống của con.

4. Bí quyết khuyến khích bé ăn cá

Chế biến món cá theo nhiều cách khác nhau là bí quyết hàng đầu để khuyến khích con. Dưới đây là 2 gợi ý cho món cá hồi:

♦ Trải đều lớp cá: Nghiền cá hồi đã nấu chín (đóng hộp hoặc tươi) với chanh, dầu ô-liu và gia vị rồi trải đều cá lên bánh mì hoặc bánh quy giòn.

♦ Cá hồi kết hợp bánh mì vụn: Nhúng miếng fillet cá hồi rộng khoảng 2,5cm vào phần trứng đã đập sẵn và phủ một lớp hỗn hợp gồm bột mì nguyên cám, vụn bánh mì làm từ bột mì nguyên cám, phô mai Pác-ma (parmesan cheese) và một chút muối. Sau đó nướng miếng cá khoảng 8 phút. Dù đã chuẩn bị nhiều thứ, mẹ cũng nhớ cho bé ăn miếng cá ngay từ đầu và biết đâu nó sẽ trở thành món yêu thích của béCác loại cá cho bé ăn dặm

Câu hỏi về việc cho bé ăn cá

1. Tôi đang mang bầu/cho con bú mẹ. Tôi có nên ăn cá nhiều hơn?

Nếu bạn không muốn ăn vào quá nhiều thủy ngân nhưng vẫn tiếp nhận được nguồn DHA lành mạnh, hãy luôn chú ý liều lượng khuyến nghị đối với món cá và ngoài ra cần đảm bảo vitamin trước khi sinh của bạn có chứa DHA (hầu hết đều có). Cố gắng dùng tối thiểu 300mgr một ngày.

Nguyên tắc vàng khi cho bé ăn hải sản

1. Loại hải sản nào an toàn cho bé?

Hầu hết các loại hải sản đều chứa một lượng lớn canxi và omega-3, dưỡng chất đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Trong đó, cá hồi có hàm lượng omega-3 gần như cao nhất. Tránh các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kình, cá lưỡi kiếm (cá cờ), cá thu lớn, cá ngừ lớn.

Từ tháng thứ 7 trở đi, mẹ cũng có thể cho bé ăn thêm tôm biển để bổ sung đạm và canxi. Với các loại hải sản có vỏ như hàu, ngao, hến, mẹ nên đợi đến khi bé được 1 tuổi. Đây là những loại thực phẩm chứa nhiều kẽm, thành phần cấu tạo nên các enzyme trong cơ thể, rất cần thiết cho sự tăng trưởng của bé.

Lưu ý dành cho mẹ: Chọn hải sản tươi sống. Tuyệt đối không ăn hải sản đã chết vì dễ gây ngộ độc thức ăn.Các loại cá cho bé ăn dặm

2. Bé bao nhiêu tuổi, cho ăn bấy nhiêu

  • Từ 7-12 tháng tuổi: Mỗi bữa bé có thể ăn từ 20g cá, tôm nấu với cháo, bột. Trung bình 1 tuần có thể ăn từ 3-4 lần.
  • Bé từ 1-3 tuổi: Bé có thể ăn từ 180-210g hải sản mỗi tuần, tương đương với khoảng 30-40g mỗi bữa.
  • Từ 4 tuổi trở lên: Mỗi bữa có thể ăn 50-60g thịt của hải sản. Lúc này, mẹ có thể cho bé ăn luôn cả vỏ tôm.

3. Cách chế biến hải sản an toàn cho bé

  • Ăn hải sản chín kỹ: Hải sản sống, chưa chín kỹ có thể chứa ký sinh trùng, vi trùng gây nhiễm trùng đường ruột. Với hệ tiêu hóa còn non nớt của bé, nguy cơ này đặc biệt cao hơn.
  • Bé dưới 3 tuổi ăn hải sản nên xay, nghiền nhỏ tôm, cá để nấu cháo. Với các loại cá nhiều xương, mẹ nên luộc chín và gỡ xương trước khi cho bé ăn. Cua có thể giã, lọc lấy nước nấu cháo. Với tôm, mẹ có thể bóc vỏ, sau đó xay hoặc băm nhỏ.
  • Bé trên 3 tuổi có thể ăn hải sản luộc, hấp như cua hấp, tôm hấp
  • 4. Mách mẹ cách tập cho bé quen dần với hải sản

    Tập cho bé ăn từ sớm để hải sản có thể trở thành món yêu thích của bé. Lúc mới bắt đầu, mẹ có thể trộn xay nhỏ cá, tôm và nấu cháo cho bé. Với những bé lớn hơn, mẹ có thể làm phi lê cá hồi tẩm trứng, áo qua một hỗn hợp của bột mì, vụn bánh mì, pho mát Parmesan và muối rồi nướng trong khoảng tám phút. Một món ăn vặt hấp dẫn nhưng giàu dinh dưỡng cho con yêu.

    Cá là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng và cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ. Tuy nhiên, không phải loại cá nào cũng tốt cho bé đâu mẹ nhé. Vì vậy mẹ cần biết được các loại cá cho bé ăn dặm loại nào tốt và không tốt cho bé để lựa chọn khi chế biến thực phẩm cho con nhé.

    Marry Baby

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x