Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 07/03/2023

Các phương pháp ăn dặm cho bé - Phương pháp ăn dặm nào tốt nhất cho bé?

Các phương pháp ăn dặm cho bé - Phương pháp ăn dặm nào tốt nhất cho bé?
Mẹ biết không, thông thường khi bước qua tháng thứ 6 bé đã bắt đầu làm quen với việc ăn dặm. Về các phương pháp ăn dặm, hay thực phẩm cho bé ăn dặm là rất nhiều. Vì là nhiều cách, nhiều kiểu nên đôi khi mẹ khó lòng lựa chọn được kiểu nào phù hợp cho con.

Hiểu được tâm lý đó, các phương pháp cho bé ăn dặm mà Marrybaby chia sẻ dưới đây sẽ giúp mẹ biết đâu là kiểu phù hợp với con của cha mẹ nhé.

1. Phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống

Ăn dặm kiểu truyền thống đây là một trong các phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến tại Việt Nam. Ở thời điểm đầu, các con sẽ ăn bột xay chung với các loại thực phẩm khác nhau. Đến khi mọc răng, con sẽ được đổi sang ăn cháo kèm với thức ăn xay nhuyễn.

Ngược lại, đối với nhiều mẹ bỉm thời công nghệ, trẻ tuổi thì có ý kiến rằng, với các phương pháp ăn dặm cho bé hiện đại hơn thì kiểu ăn dặm truyền thống đã lỗi thời; không hữu ích cho con. Để biết chính xác là có phù hợp hay không, mẹ cũng nên xem qua ưu nhược điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống.

Ưu điểm:

  • Chế biến nhanh, không mất nhiều thời gian chuẩn bị.
  • Thức ăn của bé được xay nhuyễn nên rất tốt cho hệ tiêu hoá của trẻ.
  • Quá trình tăng cân của bé được cải thiện rõ rệt ngay từ những ngày đầu.

Khuyết điểm:

  • Bé có thể sẽ chậm biết cách ăn thô; và bé ít khi được dùng hàm để tập nhai.
  • Vì chế biến nhanh, nên các loại thức ăn được xay nhuyễn cùng nhau, việc này làm con không thể phân biệt được mùi vị của từng loại thực phẩm. Và mẹ cũng sẽ khó biết con dị ứng với thực phẩm nào (nếu có).
  • >> Mẹ nên xem thêm: Các phương pháp ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi

    2. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

    Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
    Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là cho bé ăn dặm ngay với cháo loãng qua rây tỷ lệ 1:10 chứ không quấy bột.

    Ăn dặm theo kiểu Nhật là phương pháp được tin tưởng sẽ giúp trẻ ăn ngon hơn, tiêu hóa tốt và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng.

    Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là cho bé từ 5-6 tháng tuổi ăn dặm ngay với cháo loãng qua rây tỷ lệ 1:10 và không quấy bột. Đồng thời, con cũng sẽ được ăn kết hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau; với hương vị được giữ nguyên vài độ thô tăng dần theo độ tuổi của con. Theo đó thì các loại thức ăn cũng sẽ được để riêng và không bị trộn lẫn.

    Ưu điểm:

    • So với ăn dặm kiểu truyền thống, bé ăn dặm kiểu Nhật sẽ có khả năng ăn thô sớm hơn.
    • Nhờ ăn riêng từng loại thức ăn, bé làm quen tốt hơn với mùi vị thực phẩm.
    • Bé ăn dặm kiểu này cũng được tập thói quen ngồi ăn ngay từ nhỏ.
    • Cách ăn này rất tốt cho thận của trẻ.

    Nhược điểm:

    • Mẹ sẽ hơi mất thời gian; và công sức khi phải chuẩn bị riêng từng món cho con.
    • Mất thêm thời gian để mẹ dạy con ngồi yên và cách cầm muỗng, thìa.

    >> Các phương pháp ăn dặm cho bé: 6 Dấu hiệu con đã sẵn sàng ăn dặm đây mẹ ơi!

    3. Phương pháp ăn dặm tự bé chỉ huy (Baby Led Weaning – BLW)

    Các phương pháp ăn dặm cho bé
    Phương pháp ăn dặm tự bé chỉ huy (Baby Led Weaning – BLW)

    Một trong các phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến hiện nay, trong đó có phương pháp ăn dặm tự chỉ huy (Baby Led Weaning – BLW).

    Phương pháp này sẽ cho bé được tự quyết định chọn món ăn và cả cách ăn của mình. Phương pháp này được thực hiện như sau: bé sẽ ngồi cùng bàn ăn với cha mẹ, với cả nhà; bé sẽ tự ăn và ăn thô giống như người lớn; con sẽ tự chọn những gì con thích bằng cách bốc, nắm bằng tay nguyên miếng và ăn theo cách của con. Tất cả những thực phẩm này đã được hầm mềm.

    Ưu điểm:

    • Bé tự khám phá mùi vị, kết cấu cũng như màu sắc của từng loại thức ăn.
    • Phát triển kỹ năng vận động phối hợp giữa tay-mắt và kỹ năng nhai.
    • Trẻ tự do ăn đúng lượng thực phẩm bé cần, theo thời gian của riêng mình.
    • Không cần tốn thời gian chuẩn bị đồ ăn riêng cho bé.

    Nhược điểm:

    • Khó kiểm soát được hàm lượng thức ăn mà con đã ăn.
    • Bàn ăn sẽ trông bày bừa vì con dễ làm rơi, rớt đồ ăn.
    • Con có thể bị hóc, nghẹn đồ ăn.

    Sau khi mẹ đã biết qua các phương pháp ăn dặm cho bé, cụ thể là 3 phương pháp vừa nêu trên. Nếu đây là lần đầu mẹ cho con ăn dặm, mẹ sẽ cần biết thêm 8 nguyên tắc vàng khi cho bé ăn dặm lần đầu tiên.

    Tóm lại, một điều nữa mà MarryBaby muốn chia sẻ với mẹ là, thay vì gượng ép con phải ăn theo phương pháp nhất định, mẹ hãy cho con ăn theo khả năng và sở thích. Đồng thời mẹ cũng nên liên tục cập nhật kiến thức để có thêm nhiều cách chăm sóc bé con trong giai đoạn này nhé.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Supplementary Feeding for Infants
    Supplementary Feeding for Infants (mychildhealth.net)
    Ngày truy cập: 07/03/2023

    2. Community-based supplementary feeding for food insecure, vulnerable and malnourished populations – an overview of systematic reviews
    Community-based supplementary feeding for food insecure, vulnerable and malnourished populations – an overview of systematic reviews – PubMed (nih.gov)
    Ngày truy cập: 07/03/2023

    3. Feeding your baby: 1–2 years
    Feeding your baby: 1–2 years | UNICEF Parenting
    Ngày truy cập: 07/03/2023

    4. What Is the Evidence for Use of a Supplemental Feeding Tube Device as an Alternative Supplemental Feeding Method for Breastfed Infants?
    What Is the Evidence for Use of a Supplemental Feeding Tube Device as an Alternative Supplemental Feeding Method for Breastfed Infants? – PubMed (nih.gov)
    Ngày truy cập: 07/03/2023

    5. Feeding your baby: When to start with solid foods
    https://www.unicef.org/parenting/food-nutrition/feeding-your-baby-when-to-start-solid-foods
    Ngày truy cập: 07/03/2023

    6. Feeding Your 4- to 7-Month-Old
    https://kidshealth.org/en/parents/feed47m.html
    Ngày truy cập: 07/03/2023

    x