Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trúc Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 09/12/2013

Sữa đậu nành: Giải pháp cho trẻ không dung nạp lactose

Sữa đậu nành: Giải pháp cho trẻ không dung nạp lactose
Mặc dù sữa đậu nành có nguồn gốc từ thực vật nhưng hàm lượng dinh dưỡng của nó tương tự như sữa bò. Sữa đậu nành không chỉ là một thay thế tốt cho sữa bò, nó còn tốt cho bạn.

Thế nào là không dung nạp lactose?

Trẻ em không dung nạp lactose là không có khả năng tiêu hóa lactose, một loại đường được tìm thấy trong sữa bò. Ruột non sản xuất một loại enzyme tiêu hóa được gọi là lactase. Lactase phá vỡ lactose, lactose được tạo thành gồm hai phân tử được gọi là glucose và galactose liên kết với nhau mà cơ thể của bạn sau đó có thể hấp thụ và biến thành năng lượng.

Trẻ em không dung nạp lactose không sản xuất đủ lactase, nên khi bé tiêu thụ thực phẩm có chứa lactose, thì lactose vẫn không tiêu hóa cho đến khi nó được thông qua vào ruột già. Sau đó nó bắt đầu lên men bên trong đại tràng. Điều này có thể gây ra các triệu chứng tiêu hóa bao gồm đầy hơi, đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy.

Những đứa trẻ không dung nạp lactose đôi khi có thể ăn một lượng nhỏ lactose, nhưng nó phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng thiếu lactase của trẻ. Cách tốt nhất cho trẻ em không dung nạp lactose là tránh các sản phẩm sữa. Tuy nhiên, khi làm như vậy, cha mẹ có thể bỏ qua các chất dinh dưỡng quan trọng được tìm thấy trong sữa như calcium. Calcium đặc biệt quan trọng đối với trẻ em khi đang phát triển và cần calcium cho xương chắc khỏe.

Sữa đậu nành: Giải pháp cho trẻ không dung nạp lactose
Sữa đậu nành rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé

Cần calcium trong sữa, nhưng lại không thể uống sữa. Bạn sẽ làm gì? Một giải pháp tuyệt vời là sữa đậu nành. Hầu hết các loại sữa đậu nành được bổ sung calcium và cũng được đóng gói với các vitamin quan trọng khác cho trẻ em đang phát triển.

Sữa đậu nành được làm từ đậu tương đã được ngâm, nghiền và trộn với nước. Một khi đậu nành không đến từ một nguồn động vật, thì không có cholesterol và chất béo rất ít. Mặc dù sữa đậu nành có nguồn gốc từ thực vật nhưng hàm lượng dinh dưỡng của nó tương tự như sữa bò. Chúng có hàm lượng protein, vitamin A, D, Riboflavin, và B12 tương tự sữa bò. Sữa đậu nành không chỉ là một thay thế tốt cho sữa bò, nó còn tốt cho bạn.

Uống sữa đậu nành có rất nhiều lợi ích sức khỏe cho trẻ em và gia đình, như bao gồm hạ cholesterol, bảo vệ chống lại chứng loãng xương, và một số loại bệnh ung thư. Việc chuyển sang sữa đậu nành rất dễ dàng. Hầu hết trẻ em thích mùi vị của sữa đậu nành. Bạn có thể bắt đầu bằng cách cho thêm hương vani hoặc thêm sô-cô-la vào sữa hoặc uống sữa với ngũ cốc. Bạn cũng có thể làm sinh tố sữa đậu nành, làm đông lạnh, dùng với sô-cô-la nóng, hoặc thậm chí nấu ăn với nó.

Mẹo nhỏ khác để chuyển sang sữa đậu nành

  • Như với bất kỳ thức ăn mới, con của bạn có thể cần thử uống sữa đậu nành một vài lần trước khi quyết định đổi hẳn.
  • Hãy thử sữa đậu nành pha trộn với những thứ bé thích. Ví dụ, nếu bé thích chuối thử làm sinh tố chuối với sữa đậu nành.
  • Cho bé quyền được lựa chọn. Hãy dắt bé đi mua sữa cùng với bạn, chỉ cho bé tất cả loại sữa đậu nành và cho bé chọn loại bé muốn thử.
  • Hãy tích cực nếu lỡ con bạn không thích. Bởi có trẻ sẽ vui mừng vì tiếp tục được uống sữa, nhưng một số trẻ em khác lại có vấn đề khi thực phẩm bị hạn chế bởi chế độ ăn uống của bé.
  • Cả nhà nên uống sữa đậu nành cùng bé.
  • NAPHASINTHU

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x