Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Thông tin mới được truyền thông chia sẻ gần đây không phải xuất phát từ Việt Nam mà là từ Nhật Bản – nơi được coi là có phương pháp nuôi dạy trẻ hàng đầu thế giới. Một bé trai 6 tháng tuổi đã tử vong sau khi được gia đình cho trẻ uống mật ong. Điều đáng tiếc là các thành viên trong gia đình không hề biết đây là việc không được làm đối với trẻ sơ sinh.
Cụ thể, theo The Japan Times, bé trai sống ở quận Adachi, thủ đô Tokyo được gia đình cho uống mật ong trộn cùng nước ép trái cây 2 lần/ngày, kéo dài trong khoảng 1 tháng. Thành viên trong nhà chia sẻ: “Chúng tôi trộn mật ong nước ép hoa quả mua ở tiệm rồi cho bé uống bởi chúng tôi đều nghĩ, làm vậy là tốt cho cơ thể bé“.
Khi phát hiện bé bị co giật và khó thở, người nhà lập tức đưa bé vào viện cấp cứu. Xét nghiệm cho thấy, bé đã hấp thụ loại mật ong bị nhiễm loại vi khuẩn có tên Clostridium botulinum – loại vi khuẩn gram dương, sinh độc tố thần kinh, là nguyên nhân liệt cơ. Đây là trường hợp rõ ràng của bệnh bại liệt do ngộ độc. Bé trai qua đời 1 tháng sau đó.
Tuy chứa nhiều chất dinh dưỡng cho bé nhưng trong thành phần mật ong cũng có bào tử clostridium botulinum gây nhiễm độc botulism. Theo thống kê, mỗi năm ở Mỹ có khoảng 145 ca nhiễm độc botulism và có khoảng 65% trường hợp xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Ở nhiều nền văn hóa, việc cho trẻ uống mật ong đã trở nên quá quen thuộc, thậm chí, có mẹ còn cho trẻ uống mật ong ngay từ khi mới chào đời. Mặc dù đã có nhiều thông tin cần lưu ý và nguy cơ tiềm tàng khi sử dụng mật ong cho bé nhưng vẫn có không ít người cho rằng, những nghiên cứu này quá bảo thủ và chỉ nghiêm trọng hóa mọi việc lên.
Ngoài ra, các bào tử clostridium botulinum có mặt ở khắp mọi nơi trong môi trường. Chúng có trong bụi, chất bẩn và thậm chí trong không khí. Vì thế, khi bé còn nhỏ cha mẹ nên tránh cho trẻ tiếp xúc với đất hoặc bụi có nguy cơ nhiễm khuẩn. Vì vậy, bạn cần vệ sinh nhà cửa và phòng ngủ của bé sạch sẽ.
Cho trẻ uống mật ong khi bé dưới 1 tuổi, thậm chí cho vào thực đơn cho bé 10 tháng tuổi, độ tuổi lớn xấp xỉ 12 tháng tuổi cũng chính là hại con. Lời cảnh tỉnh này không nói quá mà là sự thật. Mẹ cần lưu ý nhắc nhở các thành viên gia đình, những người trực tiếp chăm sóc bé đế tránh lặp lại sai lầm không đáng có này.
Trẻ sơ sinh bị nhiễm độc botulism sẽ có những triệu chứng sau:
Khi thấy trẻ có các dấu hiệu sau, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được cấp cứu ngay. Chú ý mang theo mẫu thực phẩm mà bé đã ăn để đi xét nghiệm. Thông thường, những triệu chứng này sẽ xuất hiện trong vòng 12-36 giờ sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp xảy ra sớm sau một vài giờ, hoặc xảy ra muộn hơn, sau khoảng 10 -14 ngày.
Ngay cả khi đã được tiệt trùng, mật ong vẫn có thể còn tồn đọng bào tử clostridium botulism và với hệ tiêu hóa còn non nớt. Trẻ dưới 1 tuổi rất khó có thể vô hiệu hóa những bào tử này. Do đó, dù nấu chín hoặc nướng ở nhiệt độ cao, mẹ cũng không thể loại bỏ hoàn toàn các bào tử clostridium botulism được. Vì vậy, việc cho trẻ ăn dặm mật ong dưới 12 tháng tuổi, dù đã nấu hoặc nướng chung với thực phẩm khác cũng đều không an toàn.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ nên đặc biệt cẩn thận khi cho trẻ dưới 12 tháng tuổi sử dụng si-rô bắp và mật mía, bởi giống mật ong, chúng cũng chứa bào tử clostridium botulism. Tốt nhất, nếu muốn cho trẻ dùng bất kỳ loại si-rô nào, mẹ nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ, nhất là với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.