Mẹ hãy cho bé dùng thực đơn hợp lý trong vòng 3-5 ngày. Nếu trong thời gian này, trẻ không bị dị ứng với thực phẩm, mẹ có thể thêm món mới cho bữa ăn dặm. Lưu ý khi có dấu hiệu con không muốn ăn nữa, mẹ nên tạm ngưng bữa ăn dặm trong 5-7 ngày, rồi tiếp tục tập cho ăn tiếp nhé.
6. Bổ sung chất sắt
Từ 6 tháng tuổi, bé sẽ bị thiếu sắt và thiếu máu nếu chỉ sử dụng sữa mẹ. Do đó, trong bữa ăn dặm, các mẹ không thể quên cung cấp lượng sắt cần thiết cho cơ thể con với các loại thực phẩm như thịt đỏ, trứng hay đậu.
Một số cột mốc quan trọng trong hành trình ăn dặm của trẻ
1. Giai đoạn ăn bột
Từ 6-7 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ăn bột lỏng khoảng 100-200 ml cho một bữa duy nhất. Còn từ 7-8 tháng tuổi, trẻ sẽ dùng 2 bữa bột đặc khoảng 200ml/ bữa.
Khi trẻ được 10-12 tháng tuổi, mẹ có thể nâng khẩu phần ăn bột đặc lên 3 bữa với 200-250ml/bữa. Mẹ có thể tự chế biến bữa ăn dặm với thực đơn thật đủ chất hoặc mua bột dinh dưỡng đóng hộp của những nhãn hàng uy tín.
2. Giai đoạn ăn cháo
Lúc trẻ được tầm 12-24 tháng tuổi, mẹ có thể tập cho bé ăn cháo với 3 bữa khoảng 250-300ml. Bữa ăn cần có đầy đủ cả xác thịt, cá, rau kèm một ít dầu ăn để con tiếp nhận đầy đủ dinh dưỡng cần thiết.
3. Giai đoạn ăn cơm
Khi con đạt tầm 24 tháng tuổi trở lên đã có thể ăn cơm cùng gia đình. Mẹ nên hướng dẫn bé cách nhai kỹ. Những món canh bí đỏ, canh súp lơ hay canh súp khoai tây, cà rốt thì mẹ cần cắt thật nhỏ rau củ để dễ nhai và tiêu hóa nhé.
Lưu ý: Với mỗi bé, tùy vào thể chất và khẩu vị có thể thời gian và số bữa ăn sẽ khác nhau.
Những sai lầm khi cho bé ăn dặm
1. Bé uống nước cam đặc
Cam giúp bổ sung vitamin C nhưng nước cam đậm đặc lại chứa các axit gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ. Vì thế, mẹ nên pha thêm nước lọc vào ly nước cam rồi mới cho con uống nhé!
2. Thực đơn thiếu dầu ăn
Dầu ăn đóng vai trò quan trọng giúp con hấp thụ vitamin trong cơ thể. Nếu thiếu vitamin, mẹ cũng hiểu trẻ sẽ dễ bị còi xương, chậm lớn. Vì thế, đừng quên thêm một ít dầu ăn (dầu oliu, dầu dừa) vào thức ăn.
3. Thức ăn quá mặn
Giai đoạn này, thận của trẻ còn yếu nên mẹ không nên thêm mắm, muối vào khẩu phần ăn dặm. Hấp thụ nhiều muối có tác hại xấu đến sức khỏe của bé sau này.
4. Hâm nồi cháo nhiều lần
Thói quen xấu này làm mất dưỡng chất và vitamin trong cháo cho bé. Do đó, mẹ nên nấu một nồi cháo trắng rồi chia ra nhiều bữa. Đến bữa ăn của trẻ, mẹ chỉ việc bổ sung thịt/cá và rau rồi nấu xôi, nhằm giữ trọn vẹn dưỡng chất trong thực phẩm. Nhờ đó, con sẽ có bữa ăn dặm thật thơm ngon và bổ dưỡng.
Những lời khuyên bổ ích trên sẽ là kim chỉ nam hướng dẫn mẹ cho trẻ ăn dặm đúng cách. Bên cạnh đó, mẹ cũng lưu ý rằng mỗi trẻ có thể trạng khác nhau. Chị em cần có sự theo dõi của gia đình trong mỗi bữa ăn dặm để thay đổi thực đơn cho bé phù hợp.