Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Thấu hiểu điều đó, Marrybaby mang đến cho mẹ bài viết sau đây, để mẹ có cái nhìn chi tiết hơn về lượng sữa cho trẻ sơ sinh phù hợp theo cân nặng và độ tuổi, giúp hành trình nuôi con trở nên nhẹ nhàng hơn.
Để xác định lượng sữa cho trẻ sơ sinh mỗi ngày, cha mẹ cần hiểu rõ kích thước và dung tích dạ dày của bé. Dưới đây là 4 giai đoạn phát triển thể tích dạ dày của trẻ sơ sinh:
Mỗi ngày, bé từ 5 ngày tuổi đến 3 tháng tuổi sẽ cần khoảng 150 ml sữa trên mỗi kg cân nặng. Vì vậy, công thức tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh như sau:
Ví dụ: Bé nặng 3kg thì lượng sữa mà trẻ sơ sinh cần bú mỗi ngày là 450ml.
Lưu ý: Nhu cầu sữa của trẻ sinh non cao hơn trẻ sinh đủ tháng. Trẻ sinh non thường cần khoảng 160-180 ml sữa trên mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Vậy nên, nếu mẹ có bé sinh non, thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa để được tư vấn về lượng sữa cho trẻ sơ sinh phù hợp nhé.
Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể tham khảo thêm cách tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh trong mỗi cữ bú dựa trên cân nặng của bé. Đầu tiên, cha mẹ cần tính được thể tích dạ dày của bé theo công thức sau:
Ví dụ: Bé nặng 3kg thì lượng sữa cho trẻ sơ sinh mỗi cữ ăn là ⅔ x 3 x 30 = 60ml.
Dưới đây là Bảng tham khảo lượng sữa cho trẻ sơ sinh dựa trên cân nặng đã được tính sẵn để mẹ tiện theo dõi:
Cân nặng (kg) | Lượng sữa cho trẻ sơ sinh mỗi cữ (ml) | Tần suất cho bú | Số lần bú/ngày |
4,35 | ~87 | Theo nhu cầu | Theo nhu cầu |
5,35 | ~107 | Mỗi 2-3 giờ | Theo nhu cầu |
6,1 | ~122 | Mỗi 2-3 giờ | 8-10 |
6,7 | ~134 | Mỗi 2-3 giờ | 6-10 |
7,2 | ~144 | Mỗi 2-3 giờ | 6-10 |
7,6 | ~152 | Mỗi 2-3 giờ | 6-9 |
7,95 | ~159 | Mỗi 3-4 giờ | 5-8 |
8,25 | ~165 | Mỗi 3-4 giờ | 5-8 |
8,55 | ~171 | Mỗi 3-4 giờ | 5-8 |
8,85 | ~177 | Mỗi 3-4 giờ | 4-6 |
9,05 | ~181 | Mỗi 3-4 giờ | 4-6 |
9,25 | ~185 | Mỗi 3-4 giờ | 4-6 |
Trong 30 ngày đầu đời, nhu cầu sữa của trẻ sơ sinh thay đổi hầu như mỗi ngày. Thời gian đầu bé sẽ bú khoảng 8-12 lần/ngày và giảm dần qua từng giai đoạn. Dưới đây là bảng tham khảo lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo ngày tuổi giúp mẹ dễ dàng quan sát khi cho bé bú:
Ngày tuổi | Số cữ bú/ngày | Tần suất cho bú | Lượng sữa cho trẻ sơ sinh mỗi cữ bú (ml) |
1 | 8-12 | Mỗi 2-3 giờ | 7 ml |
2 | 8-12 | Mỗi 2-3 giờ | 15 ml |
3-6 | 8-12 | Mỗi 2-3 giờ | 30 ml |
7 | 8-12 | Mỗi 2-3 giờ | 60 ml |
8-14 | 6-8 | Mỗi 2-3 giờ | 60-90 ml |
15-30 | 6-8 | Mỗi 2-3 giờ | 90-120 ml |
Mẹ không nhất thiết phải tuân thủ nghiêm ngặt theo tần suất cho bú ở bảng trên mà có thể linh hoạt cho bé bú bất cứ khi nào bé cảm thấy đói. Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) và các chuyên gia khác khuyến nghị rằng trẻ sơ sinh nên được cho bú khi bé có dấu hiệu đang đói như liếm môi, hoặc quay đầu tìm núm vú của mẹ.
Ngoài ra, nếu bé ngủ quá thời gian cần bú sữa, mẹ phải đánh thức bé dậy để cho bú nhé!
Các chuyên gia khuyến cáo nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn khoảng thời gian đầu mới sinh vì đây là nguồn dưỡng chất hoàn hảo nhất cho sự phát triển của trẻ. Sữa mẹ mang lại cho bé một hệ miễn dịch vững chắc, ngừa các bệnh nhiễm khuẩn; nhất là tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp. Bên cạnh đó, việc cho con bú còn giúp mẹ cải thiện tâm lý sau sinh.
Về cơ bản, mẹ có thể cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bú sữa bất cứ lúc nào bé thấy đói; hay hiểu theo cách khác là cho bé bú theo nhu cầu. Dưới đây là bảng ml sữa chuẩn cho bé bú theo từng tháng để mẹ tham khảo:
Độ tuổi | Số lần bú mỗi ngày | Tần suất cho bú | Lượng sữa mỗi cữ bú |
0-1 tháng | 8-12 | Mỗi 2-3 giờ | 30-60ml |
2 tháng | 8-10 | Mỗi 2-3 giờ | 60-120ml |
3-4 tháng | 6-8 | Mỗi 3-4 giờ | 120-180ml |
6 tháng | 4-5 | Mỗi 3-4 giờ | 180-240 ml |
6-12 tháng | 3-4 | Mỗi 4-6 giờ | 240 ml |
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách hút sữa mẹ hiệu quả và đúng cách để sữa về nhiều
Để biết lượng sữa cho trẻ sơ sinh như thế nào là đủ, cha mẹ có thể tham khảo các dấu hiệu bé đã bú đủ sữa mẹ:
>>> Xem thêm: Sữa về nhiều phải làm sao? Cách giải quyết khoa học cho mẹ
Làm thế nào để nhận biết lượng sữa cho trẻ sơ sinh không đủ? Bé không được bú đủ nếu có những dấu hiệu sau:
>> Mẹ có thể xem thêm: Những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh mẹ cần chú ý
Dựa trên các khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới – WHO và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc – UNICEF; mẹ cần nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Theo cập nhật mới nhất của Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), lượng sữa cho trẻ sơ sinh chính nên là từ nguồn sữa mẹ và cần được duy trì cho đến khi bé được 2 tuổi.
Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng đủ sữa hoặc có khả năng cho bé bú mẹ trong thời gian dài. Khi đó, sữa công thức là giải pháp thay thế an toàn một phần hoặc hoàn toàn cho sữa mẹ.
Khi chọn sữa công thức, độ tuổi và cân nặng là yếu tố quan trọng để mẹ cân nhắc. Trẻ nhỏ hơn thường cần sữa có thành phần dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng cơ bản; trong khi những bé lớn hơn hoặc có cân nặng vượt trội có thể cần sữa giàu năng lượng hoặc ít béo để hỗ trợ sự phát triển cân đối.
Mẹ hãy tham khảo thêm ý kiến chuyên gia để lựa chọn loại sữa phù hợp nhất cho bé nhé.
Trước tiên, mẹ cần hiểu rõ tình trạng sức khỏe của con để lựa chọn loại sữa phù hợp. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa phù hợp với từng vấn đề sức khỏe khác nhau như: sữa bột dành cho trẻ thừa cân, sữa giúp tăng cân cho bé sinh non, sữa dành cho bé không dung nạp lactose…
Mỗi vấn đề về tiêu hoá đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy mẹ cần lưu ý kỹ khi chọn sữa để đảm bảo bé nhận được những dưỡng chất cần thiết và phù hợp:
Nếu không chắc chắn với lựa chọn của mình, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ Nhi khoa để được hướng dẫn về loại sữa phù hợp cho bé nhé!
Trẻ đã quen thuộc với hương vị sữa mẹ từ khi sinh ra. Do đó, khi chọn sữa công thức không phù hợp bé sẽ khó chấp nhận và bỏ bú.
Mẹ nên dành thời gian để bé làm quen dần hoặc thử các loại sữa khác nhau để tìm ra sản phẩm phù hợp nhất cho con. Tuy nhiên, cần tránh thay đổi sữa liên tục vì điều này có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.
Đối với trẻ đã bắt đầu ăn dặm và được thử các loại thực phẩm khác nhau, mẹ có thể thử các dòng sữa có nhiều hương vị để kích thích vị giác của bé.
Dị ứng có thể đến từ nhiều nguyên nhân như di truyền từ cha mẹ hoặc cơ thể bé không dung nạp được chất đó. Sau đây là những dấu hiệu dị ứng ở trẻ mà mẹ cần biết trước khi lựa chọn sữa công thức cho bé:
Đối với trường hợp không dung nạp lactose, bé còn có thể bị đi ngoài phân chua và căng cứng bụng.
Dưới đây là cách chọn sữa công thức phù hợp cho bé theo từng loại dị ứng:
>>> Xem thêm: Review sữa Meiji HP có tốt cho trẻ bị dị ứng với sữa không?
Bé ngày càng lớn thì nhu cầu uống sữa cũng tăng theo. Vì vậy, ngoài yếu tố phù hợp với nhu cầu phát triển của bé, còn cần phải cân nhắc đến khả năng tài chính của gia đình. Điều quan trọng là đảm bảo bé nhận được nguồn dinh dưỡng đầy đủ và chất lượng, không nhất thiết phải chọn sữa đắt tiền mới là phù hợp với sức khỏe của bé.
Bé bú sữa công thức cần được đổi sữa khi xuất hiện các dấu hiệu như tiêu chảy, táo bón, phân xấu, bú ít, chậm tăng cân hoặc mắc các vấn đề về tiêu hóa. Lúc này, cha mẹ có thể cân nhắc để đổi sang một loại sữa công thức khác cho trẻ. Tuy nhiên, việc tự ý thay đổi sữa mà chưa tham khảo ý kiến bác sĩ là hoàn toàn không nên làm.
Cha mẹ thường nghĩ rằng sữa công thức là nguyên nhân khiến bé quấy khóc, đầy hơi, ọc sữa hoặc táo bón; nhưng đây thường không phải là nguyên nhân chính. Khi đó, bác sĩ là người duy nhất có thể giúp xác định nguyên nhân gây ra các tình trạng trên và đề xuất loại sữa công thức phù hợp nhất cho bé.
Cha mẹ có thể cân nhắc tìm cách đổi sữa công thức cho bé khi trẻ thường xuyên bị tiêu chảy, nôn mửa sau những cữ bú. Mẹ có thể bắt đầu tìm sữa công thức khác cho bé, trong lúc đó vẫn cho bé bú sữa cũ.
Một trong những nguyên nhân chủ quan khiến trẻ bú ít rất có thể do hương vị của sữa không phù hợp với khẩu vị của con. Tuy nhiên về mặt y khoa, bé lười bú và chậm tăng cân có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Mẹ có thể cân nhắc lựa chọn những dòng sản phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của bé, đặc biệt dành cho những bé nhẹ cân, hoặc tốt hơn hết là hỏi ý kiến bác sĩ.
Trên mỗi hộp sữa sẽ có lưu ý độ tuổi phù hợp cho trẻ.
Mẹ cũng lưu ý rằng, cách đổi sữa công thức phù hợp cho bé cũng còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bé. Vậy nên, cha mẹ cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đổi sữa cho bé đúng cách nhé.
Nếu sau khi uống sữa, bé có các dấu hiệu bất thường và những dấu hiệu này không cải thiện sau một thời gian quan sát thì cha mẹ nên đổi sữa cho con.
Khi được bác sĩ chỉ định, mẹ cần thay thế loại sữa hiện tại bằng một loại sữa phù hợp hơn với tình trạng của bé, chẳng hạn như sữa thủy phân một phần, thủy phân hoàn toàn hoặc sữa không chứa lactose. Việc đổi sữa cần được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả, đồng thời mẹ nên theo dõi sát sao phản ứng của bé trong những ngày đầu sử dụng sữa mới.
Cách đổi sữa công thức cho bé an toàn là hỏi ý kiến của bác sĩ. Vì trên thực tế, khi cha mẹ tìm cách đổi sữa cho con, ít nhiều là do sữa không hợp với bé, hoặc do bé đang gặp vấn sức khỏe đối với loại sữa hiện tại.
Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp, cha mẹ buộc phải tìm cách đổi sữa công thức cho bé vì giá thành, sữa (nhập khẩu) tạm hết hàng, hoặc những lý do cá nhân khác.
Cách đổi sữa công thức cho bé đơn giản như sau:
Khi bắt đầu đổi sữa công thức mới cho bé, cha mẹ nên cho con giai đoạn chuyển tiếp, để bé thích nghi với sữa mới, đồng thời quan sát tình trạng sức khỏe của con sau khi đổi sữa.
Khác với cách đổi sữa công thức cho bé ở trên, theo cách này, mẹ sẽ không trộn hai loại sữa lại với nhau. Thay vào đó, mẹ sẽ cho bé bú luân phiên từng loại sữa theo mỗi cữ bú; nhằm giúp bé làm quen nhanh chóng với sữa mới.
Lộ trình đổi sữa luân phiên cho bé như sau:
Ngày | Cữ bú 1 | Cữ bú 2 | Cữ bú 3 | Cữ bú 4 | Cữ bú 5 |
Ngày 1-3 | Sữa đang dùng | Sữa mới | Sữa đang dùng | Sữa đang dùng | Sữa đang dùng |
Ngày 4-6 | Sữa đang dùng | Sữa mới | Sữa mới | Sữa đang dùng | Sữa đang dùng |
Ngày 7-9 | Sữa đang dùng | Sữa mới | Sữa mới | Sữa mới | Sữa đang dùng |
Ngày 10-12 | Sữa mới | Sữa mới | Sữa mới | Sữa mới | Sữa đang dùng |
Ngày 13-15 | Sữa mới | Sữa mới | Sữa mới | Sữa mới | Sữa mới |
Tóm lại, cách đổi sữa cho bé không khó, cha mẹ nên tìm hiểu rõ ràng và thực hiện theo hướng dẫn để tránh gây ra các vấn đề sức khỏe cho bé.
Nội dung trên là những gì cha mẹ cần biết về lượng sữa cho trẻ sơ sinh và cách đổi sữa cho bé. Khoảng thời gian khi bé vừa sinh ra có thể sẽ không dễ dàng, nhưng chăm con đúng cách và chu đáo sẽ mang lại nền tảng vững chắc để bé phát triển toàn diện khoảng thời gian sau này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về lượng sữa cho trẻ sơ sinh, cha mẹ hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn chi tiết nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Breastfeeding FAQs: How Much and How Often
https://kidshealth.org/en/parents/breastfeed-often.html
Ngày truy cập: 19/3/2025
Formula Feeding FAQs: How Much and How Often
https://kidshealth.org/en/parents/formulafeed-often.html
Ngày truy cập: 19/3/2025
Formula Feeding FAQs: Some Common Concerns
https://kidshealth.org/en/parents/formulafeed-concerns.html
Ngày truy cập: 19/3/2025
Feeding Your Baby: The First Year
https://my.clevelandclinic.org/health/articles/9693-feeding-your-baby-the-first-year
Ngày truy cập: 19/3/2025
Choosing an Infant Formula
Ngày truy cập: 19/3/2025
How to switch baby formula
Ngày truy cập: 19/3/2025
How much formula newborns and babies need
https://www.babycenter.com/baby/formula-feeding/how-much-formula-your-baby-needs_9136
Ngày truy cập: 19/3/2025
How much breastmilk does my baby need in the first few days?
https://www.babycentre.co.uk/x553873/how-much-milk-does-my-baby-need-in-the-first-few-days
Ngày truy cập: 19/3/2025
Bottle feeding – nutrition and safety
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/bottle-feeding-nutrition-and-safety
Ngày truy cập: 19/3/2025
Is my baby getting enough breastmilk?
https://www.breastfeeding.asn.au/resources/baby-getting-enough-breastmilk
Ngày truy cập: 19/3/2025
Choosing an Infant Formula
https://www.cdc.gov/infant-toddler-nutrition/formula-feeding/choosing-a-formula.html
Ngày truy cập: 19/3/2025
How Often and How Much Should Your Baby Eat?
Ngày truy cập: 19/3/2025
Amount and Schedule of Baby Formula Feedings
Choosing a Baby Formula
Ngày truy cập: 19/3/2025
Is Homemade Baby Formula Safe?
Ngày truy cập: 19/3/2025
Breastfeeding: is my baby getting enough milk?
https://www.nhs.uk/conditions/baby/breastfeeding-and-bottle-feeding/bottle-feeding/types-of-formula/
Ngày truy cập: 19/3/2025
Types of formula
Ngày truy cập: 19/3/2025
Cows’ milk protein allergy vs lactose intolerance
Ngày truy cập: 19/3/2025
How do I know my baby is getting enough breastmilk?
https://www.unicef.org/eca/stories/how-do-i-know-my-baby-getting-enough-breastmilk
Ngày truy cập: 19/3/2025
Stressing about your supply? Here’s how to tell whether your baby’s getting enough breast milk
Ngày truy cập: 19/3/2025