Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng là bước chăm sóc trẻ rất quan trọng để bé được phát triển toàn diện và ngăn ngừa bệnh, đặc biệt chứng táo bón. Chất xơ là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu, được xem là bài thuốc hiệu quả để hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động trơn tru.
Táo bón là tình trạng khá phổ biến ở trẻ từ 1-12 tháng tuổi. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng cho trẻ, nhưng để lâu ngày thì sẽ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe khá nghiêm trọng. Một trong các nguyên nhân phổ biến chính là tình trạng thiếu chất xơ trong chế độ ăn dặm.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chất xơ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Mẹ có thể tìm thấy chất xơ có nhiều trong các loại rau củ quả như bông cải xanh, cà rốt, rau cải, bí đỏ, xoài, chuối… hỗ trợ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Đặc biệt, chất xơ có tác dụng ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Lý giải khá đơn giản là do khi vào ruột chất xơ hút nhiều nước, tăng khối lượng của phân và kích thích nhu động ruột làm tăng co bóp để đưa phân ra ngoài. Thực đơn ăn dặm có nhiều chất xơ sẽ tăng thêm hương vị màu sắc bắt mắt giúp bé ngon miệng ăn hơn.
Mẹ hãy cùng với MarryBaby vào bếp thực hiện các món ăn dặm từ rau củ quen thuộc cho bé yêu nhà mình nhé!
Cháo tôm với rau dền
Rau dền chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin B (1, 6, 12), vitamin C, vitamin PP, lysine… kích thích bé ăn ngon miệng, chống táo bón cho trẻ em. Tôm có nhiều vitamin A và D là những chất quan trọng tăng cường hỗ trợ hệ tiêu hóa và chức năng của ruột.
Cháo rau dền kết hợp với tôm sẽ bổ sung các vitamin có lợi giúp bé có hệ tiêu hóa tốt hơn, làm giảm tình trạng táo bón cho trẻ em, kích thích ngon miệng cho bé bị táo bón.
Nguyên liệu: Bột gạo, thịt tôm đồng băm nhuyễn, lá rau dền xay nhuyễn, dầu ăn cho bé
Thực hiện:
Bí đỏ nấu sữa bột
Bí đỏ là loại quả phổ biến, dễ kiếm và có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong quả bí đỏ có chất xơ, sắt, vitamin C, acid folic, magie, kali và nhiều nguyên tố vi lượng khác.
Chất sơ trong bí đỏ giúp ruột chuyển vận dễ dàng, đồng thời có một phần glucid là mannitol có tính nhuận tràng. Đặc biệt với món này mẹ có thể cho bé ăn hàng tuần, có tác dụng rất tốt cho trẻ bị táo bón cũng như tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Nguyên liệu: Bột gạo, sữa bột, bí đỏ, đường, dầu đậu nành
Thực hiện:
Khoai lang trộn sữa
Chắc hẳn mẹ đã biết, khoai lang lành tính có vị ngọt, nhuận trường rất tốt trong việc chữa táo bón và bổ sung thêm cho bé dinh dưỡng nhờ lượng tinh bột dồi dào.
Nguyên liệu: Khoai lang Nhật, sữa tươi
Thực hiện:
Chuối tiêu chín
Chuối có nhiều chất xơ giúp nhuận trường tốt. Mẹ thường xuyên cho bé ăn chuối chín vào các bữa phụ sẽ thúc đẩy khả năng tiêu hóa tốt hơn, bạn nhỏ nhà mình không còn khổ sở mỗi lần đi đại tiện.
Nguyên liệu: Chuối tiêu chín, đường trắng, vài giọt nước cốt chanh
Thực hiện:
Súp khoai tây, cà rốt, củ cải
Củ cải có vị ngọt thanh, có tác dụng giải độc cơ thể và làm thông đại tiện rất tốt cho bé. Món súp gồm các loại rau củ cải, cà rốt giúp bé tiêu hóa được tốt hơn, đặc biệt khoai tây còn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho bé.
Nguyên liệu: Cà rốt Đà Lạt, củ cải trắng, khoai tây
Thực hiện:
MarryBaby hi vọng với 5 món ăn bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng sẽ giúp trẻ đủ chất xơ để ngăn ngừa táo bón này và mẹ tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích trong quá trình chăm sóc con nhỏ.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.