Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Không giống như giai đoạn khởi động, thực đơn cho bé ăn dặm trong giai đoạn 8-10 tháng tuổi sẽ đa dạng hơn về số lượng thực phẩm. Bé có thể ăn thêm nhiều loại rau xanh và trái cây, cũng như bổ sung thêm đạm từ các loại thịt cá. Ngoài ra, so với các bé 6-7 tháng tuổi, thức ăn của bé giờ đây sẽ đặc và lợn cợn hơn để bé có thể phát triển kỹ năng nhai của mình. Với những bé đã biết nhai và không còn phản xạ le lưỡi ra ngoài, mẹ có thể tập cho bé ăn thực phẩm ở dạng viên cục. Tuy nhiên, mẹ nên cẩn thận khi cho bé ăn dạng thực phẩm này để tránh làm bé bị nghẹn. Thức ăn dặm chế biến sẵn cũng có thể là “ứng viên sáng giá” cho các bé trong độ tuổi này.
Chế biến món ăn dặm cho bé, lưu ý điều gì?
– Với những thực phẩm như nui mỳ hoặc rau quả, mẹ nên nấu chín mềm trước khi xay nhuyễn. Một số loại trái cây mẹ có thể cho bé ăn sông ở giai đoạn này như xoài, chuối, bơ…
– Thực phẩm giàu protein như lòng đỏ trứng, thịt, cá … cần phải nấu chín mềm trước khi xay và cắt từng miếng nhỏ. Với các chế phẩm từ sữa, mẹ chỉ nên chọn những loại nào dễ tiêu.
Một số món MarryBaby gợi ý cho thực đơn của bé từ 8-10 tháng tuổi:
Cháo gạo lứt
Nguyên liệu:
– ¼ cốc gạo lức
– Hương vani
– 1 cốc sữa hạnh nhân có đường
– ¼ cốc nho khô
Cách làm:
Bước 1: Cho sữa, gạo lức và nho khô vào nồi
Bước 2: Nấu sôi và liên tục khuấy đều cho đến khi gạo hút nước, hơi nở
Bước 3: Tắt bếp và đậy nắp lại
Bước 4: Bật bếp lần 2, để sôi liu riu trong khoảng 20-30 phút
Nếu muốn, mẹ có thể thêm vài lát chuối, dâu tây, việt quất, hoặc đào vào cháo.
Bánh pudding gạo
Nguyên liệu:
– ½ cốc gạo lức hoặc gạo ăn thường ngày trong gia đình
– 2 cốc nước
– ¼ cốc táo cắt miếng hay hột lựu nhỏ
– ¼ cốc nho khô
– 1/8 cốc đường nâu
– 2 muỗng cà phê quế
Cách làm:
Bước 1: Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào một cái nồi nhỏ
Bước 2: Nấu trên lửa vừa khoảng 30 phút hoặc cho đến khi gạo nở mềm, thơm và hơi lỏng bỏng
Bước 3: Đổ thêm 1/8 cốc sữa tươi vào nồi và đun tiếp trong 10 phút. Lưu ý, không nên để hỗn hợp quá đặc
Bước 4: Tiếp tục khuấy đều để hỗn hợp không bị dính đáy nồi. Có thể thêm sữa hoặc nước nếu cảm thấy cần
Bước 5: Cho bé ăn khi còn ấm. Nếu dư, mẹ có thể để nguội và cất lên ngăn đá
Sự kết hợp giữa nui và chuối
Nguyên liệu:
– 2 muỗng nui, có thể lựa loại nui có hình sao, hình sò…
– 1 quả chuối chín
Cách làm:
Bước 1: Luộc nui theo hướng dẫn ghi trên bao bì
Bước 2: Chuối dằm nhuyễn, sau đó trộn đều với nui. Có thể cho thêm sữa nếu muốn
Bước 3: Đổ hỗn hợp ra chén và cho bé ăn khi còn ấm
Tuy có một số tài liệu khuyến cáo chỉ nên cho bé sau 1-2 tuổi ăn những chế phẩm từ bột mì, nhưng phần lớn lại cho rằng, các bé từ 8 – 9 tháng tuổi đã có thể thưởng thức các món ăn này. Để yên tâm hơn, mẹ nên quan sát phản ứng của bé khi ăn hoặc tham khảo thêm ý kiến bác sĩ trước khi cho bé thử.
Trái cây thập cẩm
Không giống các bé từ 6-7 tháng tuổi cần ăn từng món riêng lẻ để làm quen với mùi vị thức ăn. Các bé từ 8-10 tháng tuổi đã có thể ăn hỗn hợp các loại trái cây, rau xanh trộn lẫn với nhau. Thậm chí, mẹ có thể trộn trái cây với sữa chua để cho bé ăn. MarryBaby mách mẹ một vài gợi ý cho “bộ đôi hoàn hảo”:
– Đào và Khoai lang
-Táo và Cà rốt
– Việt quất, Táo và Nước sốt lê
– Lê và Chuối
– Chuối và Việt quất
– Chuối, Việt quất và Lê
– Táo và Mận
– Việt quất và Táo
– Lê, Đào và Táo
Táo nướng
Bước 1: Gọt vỏ và bỏ lõi táo
Bước 2: Để một viên bơ nhỏ vào bên trong quả táo. Với những bé có thể ăn quế, mẹ cũng có thể thêm vào một ít
Bước 3: Đổ nước vừa ngập mặt táo và cho vào lò nướng 400 độ nướng trong vòng 30 phút cho đến khi táo mềm. Thời gian nướng táo có thể phụ thuộc vào từng loại lò nướng khác nhau.
Bước 4: Sau khi nướng xong, mẹ có thể nghiền nhuyễn hoặc cắt thành từng miếng để bé tự bốc ăn.
Việt quất
Nguyên liệu:
– 500gr việt quất tươi hay đông lạnh
– ½ cốc nước
Cách làm:
Bước 1: Đun sôi nước, sau đó cho việt quất vào. Để sôi liu riu trong vòng 15 phút đến khi việt quất mềm
Bước 2: Với việt quất ra, dằm bằng tay hoặc xay nhuyễn bằng máy. Có thể pha loãng để bé dễ ăn hơn. Ngược lại, nếu muốn cho bé ăn đặc, mẹ có thể thêm bột ngũ cốc.
Sữa chua Chuối và việt quất
Nguyên liệu:
– 1 cốc việt quất
– 1 trái chuối
– 1 cốc sữa chua
Cách làm:
– Xay nhuyễn việt quất hoặc cho vào lò vi sóng cho đến khi chảy nước (khoảng 30 giây). Cho thêm chuối, sữa chua vào máy xay cho đến khi có hỗn hợp mềm, mịn.
Các loại dưa (dưa lưới, dưa hấu, dưa bở)
Bước 1: Lấy ¼ cốc dưa đã được gọt vỏ, loại bỏ tì vết, bỏ hạt, chín mềm và cắt nhỏ. Mẹ có thể hấp hơi cho đến khi thịt dưa mềm rồi xay nhuyễn. Điều này sẽ không làm ảnh hưởng đến chất lượng món ăn.
Bước 2: Dùng nĩa dằm nát rồi thêm ngũ cốc vào để làm cho hỗn hợp đặc lại và mềm mịn hơn (nếu cầu)
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.