Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 15/08/2020

Điểm danh 19 thực phẩm giàu sắt cho bé

Điểm danh 19 thực phẩm giàu sắt cho bé
Mẹ ơi, đừng bỏ sót những thực phẩm giàu chất sắt cho bé. Những loại thực phẩm này sẽ giúp bé ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu và giúp con phát triển khỏe mạnh.

Thiếu chất sắt, bé cưng có thể bị thiếu máu do thiếu sắt. Tình trạng này ảnh hưởng đến mức năng lượng của bé, khiến con luôn uể oải, mệt mỏi. Ngoài ra, thiếu máu do thiếu sắt sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và hành vi ứng xử của con. Cách hữu hiệu nhất để phòng thiếu máu do thiếu sắt là bổ sung những thực phẩm giàu sắt cho bé. Muốn như vậy, trong thực đơn của bé nên thường xuyên có mặt những loại thực phẩm sau.

Lợi ích của sắt đối với sức khỏe trẻ em

thực phẩm giàu chất sắt giúp trẻ khỏe mạnh

Trước khi tìm hiểu những thực phẩm giàu chất sắt, bạn cần rõ hơn về tác dụng của khoáng chất này với sức khỏe con trẻ:

  • Sắt đóng vai trò hình thành nên một loại protein gọi là huyết sắc tố. Nó đóng vai trò mang oxy đến các cơ quan khác nhau trong cơ thể. Do vậy mà thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu. Vấn đề này thường gặp ở các bé dưới 24 tháng tuổi và phụ nữ mang thai.
  • Việc bổ sung đủ sắt có liên quan đến sự phát triển nhận thức ở trẻ đang lớn. Phần lớn quá trình này diễn ra trong vòng 6 năm đầu đời, đó là lý do vì sao trẻ trong độ tuổi này cần được cung cấp đủ sắt.
  • Sắt giúp phòng ngừa nguy cơ rụng tóc ở trẻ và giữ cho làn da của trẻ luôn khỏe mạnh, tươi tắn.
  • Sắt cung cấp oxy đến các tế bào và mô, nhờ vậy mà quá trình sửa chữa thương tổn được thúc đẩy nhanh hơn.
  • Khoáng chất này cũng cải thiện cơn thèm ăn, chống lại sự mệt mỏi và giữ cho trẻ tràn đầy năng lượng suốt cả ngày.
  • Sắt đóng vai trò phát triển và củng cố hệ miễn dịch trong cơ thể để chống lại bệnh tật.

Nhu cầu về sắt ở trẻ theo từng giai đoạn

Lượng sắt của trẻ phụ thuộc vào lứa tuổi. Việc nắm bắt được điều này sẽ hỗ trợ mẹ trong vấn đề chọn lựa thực phẩm giàu chất sắt sao cho hợp lý. Dưới đây là nhu cầu về sắt cho trẻ ở từng độ tuổi:

  • Trẻ từ 0 – 6 tháng: 0,27 mg/ngày
  • Trẻ từ 7 – 12 tháng: 11 mg/ngày
  • Trẻ mới biết đi từ 1 – 3 tuổi: 7 mg/ngày
  • Trẻ lớn hơn từ 4 – 8 tuổi: 10 mg/ngày

Thực phẩm giàu chất sắt tốt nhất dành cho bé

1. Các loại thịt đỏ

Thịt là nguồn cung cấp chất sắt dồi dào nhất. Ngay từ khi bé được 7 tháng, mẹ đã có thể thêm thịt vào thực đơn ăn dặm cho bé. Những loại thịt có màu đỏ như thịt bò, heo được xem là nhóm thực phẩm giàu sắt mà bé nên thường xuyên được thưởng thức. Thịt còn cung cấp chất đạm và chất béo cho bé, thế nên mẹ đừng bỏ qua những nguyên liệu này khi chế biến thức ăn cho con nhé. Có đủ chất sắt, bé sẽ hồng hào, khỏe mạnh hơn.

Thực phẩm giàu sắt cho bé
Những món thịt thơm ngon khiến bé thích mê

2. Trứng

Lòng đỏ trứng cũng là một thực phẩm giàu chất sắt. Mẹ chỉ cần cho con khởi đầu ngày mới bằng một quả trứng luộc hoặc chiên, cùng với đó là ly nước cam giúp cung cấp vitamin C hỗ trợ tiêu hóa chất sắt trong trứng. Mẹ nhớ một điều, đó là nấu trứng chín để diệt hết các vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, các món trứng chỉ dùng được trong lần nấu đầu tiên và không hâm lại vì sẽ có hại cho sức khỏe, mẹ nhé.

3. Đậu hũ

Với 6mg sắt/ 100g đậu hũ, đây là một nguồn cung cấp chất sắt khá tốt cho bé. Đây là món tập ăn bốc tuyệt vời cho các bé mới tập ăn dặm và có thể chế biến thành nhiều món tuyệt vời cho các bé lớn hơn.

4. Thịt ức gà

Thịt ức gà là một nguồn cung cấp chất sắt tuyệt vời. Trong 100 gram thịt ức gà chứa 0,7 miligram sắt. Bạn có thể chế biến thit ức gà theo nhiều cách khác nhau để cho trẻ dùng.

5. Khoai lang

Khoai lang là một thực phẩm vừa cung cấp sắt, vừa chứa vitamin C giúp hỗ trợ tiêu thụ sắt trong cơ thể. Mẹ có thể nấu khoai lang cùng với các loại thịt để tăng lượng chất sắt trong khẩu phần của bé.

Thực phẩm giàu sắt cho bé
Khoai lang là lựa chọn tuyệt vời cho các bữa phụ của bé

6. Các loại hoa quả sấy khô

Nho khô, quả chà là hay quả mơ khô đều chứa nhiều chất sắt. Vì vậy, hãy bổ sung những món ăn vặt này cho bé mỗi ngày mẹ nhé. Vì các loại trái cây khô thường chứa nhiều đường, mẹ nên giới hạn một lượng vừa phải trong mỗi lần ăn. Một vốc tay của bé là đủ rồi, mẹ nhé.

7. Các loại ngũ cốc

Ngũ cốc nguyên hạt, nguyên cám là nguồn cung cấp chất sắt lý tưởng cho bé. Những thực phẩm giàu sắt này còn mang đến nguồn năng lượng chính cho bữa ăn hàng ngày của bé cưng. Mẹ cũng có thể cho con thưởng thức bữa sáng với bột ngũ cốc pha sẵn bổ sung chất sắt nếu bé mới bắt đầu ăn dặm.

8. Các loại đậu và đậu lăng

Các loại đậu chứa nhiều chất sắt non-heme nên mẹ có thể bổ sung thường xuyên vào chế đô ăn của bé.Theo thống kê, một nửa cốc đậu chứa đến 4 mg sắt hay một nửa chén đậu lăng cung cấp 3 mg khoáng chất này. Tuy nhiên, vì chất sắt non-heme khó tiêu hóa nên phải đi kèm trợ thủ không thể thiếu là các thực phẩm giàu vitamin C.

9. Gan và pâté

Nếu muốn tìm một thực phẩm giàu sắt cho bé, mẹ đừng bỏ qua các loại gan nhé. Những món gan không chỉ mềm, béo và dễ ăn mà còn cung cấp lượng sắt đáng kể cho bé. Tuy nhiên, gan là bộ phận dễ tích tụ các chất độc hại từ thức ăn mà động vật tiêu hóa, nên tốt nhất mẹ chỉ nên cho bé ăn gan khi biết chắc chắn nguồn gốc và độ an toàn của món ăn. Tương tự với những loại pâté làm từ gan.

Thực phẩm giàu sắt cho bé
Mẹ nên cho bé dùng loại pate tự làm tại nhà nhé

10. Cải bó xôi

Không riêng gì cải bó xôi, cải xoăn và bông cải xanh cũng là những loại rau cung cấp sắt không ở dạng heme cho trẻ. Ngoài luộc, nấu canh hay nấu món hầm, bạn có thể chế biến các loại rau trên thành món salad, dùng làm nhân sandwich hay nhân cho món trứng cuộn thơm ngon.

Ngoài ra, có một mẹo để “lén” đưa rau vào thực đơn của trẻ là làm nước ép với các loại trái cây khác.

11. Hạt bí ngô

Hạt bí ngô là loại hạt giàu chất sắt phù hợp với trẻ. Khi cho bé ăn, mẹ cần lưu ý tách vỏ thật sạch và đừng rời mắt khỏi bé để tránh tình trạng trẻ bị nghẹn hoặc khó nuốt.

Bạn có thể cho trẻ ăn hỗn hợp các loại hạt gồm hạt bí ngô, nho khô, mận hoặc làm món sữa hạt bí ngô cho trẻ đổi vị.

12. Nước ép mận

nước ép mận

Tuy chứa hàm lượng đường tương đối cao nhưng nước ép mận là một nguồn cung tuyệt vời sắt không heme. Tuy nhiên, bạn cần hạn chế cho trẻ dùng không quá 90 đến 180 ml mỗi ngày. Theo các chuyên gia, một cốc nước ép mận chứa khoảng 3 mg sắt. Điều này sẽ giúp giải quyết tốt vấn đề táo bón ở trẻ.

13. Bánh mì bơ đậu phộng

Bạn có thể cho bé ăn bữa nhẹ vào buổi tối bằng bánh mì được làm từ lúa mì nguyên chất chung với bơ đậu phộng. Một khẩu phần như vậy thôi cũng đã đáp ứng nhu cầu sắt hằng ngày của trẻ. Lựa chọn khác, bạn có thể làm bánh quy bơ đậu phộng từ bột mì hoặc bột yến mạch.

14. Nho khô

thực phẩm giàu chất sắt nho khô

Trẻ em khá thích ăn vặt và cách tốt nhất để đáp ứng nhu cầu sắt hằng ngày của chúng là cho bé ăn một phần tư chén nho khô mỗi ngày. Bữa ăn nhẹ này không chỉ cung cấp cho cơ thể trẻ 1 mg sắt mà còn giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

15. Khoai tây

Khoai tây là thực phẩm giàu chất sắt không heme và đồng thời cũng bổ sung vitamin C. Sự kết hợp thêm vitamin C sẽ giúp cơ thể trẻ hấp thu chất sắt tốt hơn. Mẹ có thể kết hợp khoai tây với các loại thịt ở trên để cân đối lượng sắt trong khẩu phần ăn.

16. Hàu

Có thể bạn chưa biết, hầu hết các loại động vật có vỏ như nghêu, hàu đều rất giàu sắt và kẽm.Thịt hàu còn được biết đến là có công dụng giúp điều chỉnh nồng độ cholesterol máu. Theo thống kê một khẩu phần hàu khoảng 90 gram sẽ mang đến 5,9 mg sắt ở dạng heme.

Ngoài ra, các loại sò, ốc như sò huyết, ngao, trai… là những loại hải sản có ích trong việc giúp phòng tránh thiếu sắt, thiếu máu ở trẻ nhỏ. Sáu con hàu cỡ vừa cung cấp khoảng 5mg sắt, trai cỡ vừa chứa khoảng 3mg…

Có rất nhiều cách để bạn đưa chúng vào thực đơn của trẻ, ví dụ nấu cháo, súp hoặc luộc, hấp ăn với nước chấm, nước sốt hay kết hợp thêm với các loại hải sản khác để chế biến cho thêm phần hấp dẫn.

17. Tôm, cua và mực

Tôm chứa tương đối nhiều sắt, khoảng 1,3mg trong tám con tôm lớn. Tôm hùm và cua cũng chứa nhiều chất sắt, với 0,5mg trong 1 chén tôm hùm nấu chín và 0,7mg trong 180g thịt cua hấp. Thơm ngon và bổ dưỡng, mực cũng không nằm ngoài danh sách các loại hải sản có thể cung cấp chất sắt cho cơ thể.

18. Rong biển

Rong biển không chỉ làm thức ăn thêm đẹp mắt mà còn là một nguồn thực phẩm chứa nhiều sắt. Có thể dùng rong biển để trộn salad, trộn với cơm hoặc chế biến các món ăn khác như súp… Rong biển chứa khoảng 0,5mg chất sắt trong một khẩu phần ăn trung bình. Spirulina, một loại rong biển thường được sử dụng ở dạng khô, có 0,3mg sắt trong 1 thìa súp.

19. Cá ngừ

thực phẩm giàu chất sắt cá ngừ

Nếu con bạn không bị dị ứng hải sản, hãy cho bé dùng thử món cá ngừ. Loại thực phẩm này không chỉ chứa lượng calo vừa phải mà còn khá ít chất béo gây hại. Hơn nữa, đây lại là nguồn cung cấp sắt lý tưởng, nhất là khi ăn kèm với rau hoặc bánh mì.

Món ăn bổ máu từ hải sản

Thực phẩm chứa nhiều sắt từ hải sản có thể dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn, giúp bổ khí huyết cho trẻ nhỏ.

1. Cháo tôm nấu rong biển

cháo tôm

Nguyên liệu: Tôm, rong biển khô hoặc tươi, gạo thơm, gia vị.

Cách thực hiện:

  • Tôm lột vỏ, bỏ gân đen ở sống lưng, rửa sạch rồi băm nhỏ
  • Nếu là rong biển khô thì ngâm nước ấm khoảng 15 phút cho nở. Vớt ra để ráo nước rồi băm nhỏ
  • Phi thơm hành khô băm nguyễn với một chút dầu ô-liu, cho tôm vào đảo đều đến khi chín săn lại
  • Dùng gạo nấu thành cháo
  • Cho tôm đã xào vào cháo khuấy đều
  • Chờ sôi liu riu cho tiếp rong biển vào
  • Đảo đều, nêm nếm vừa miệng
  • Cho trẻ dùng khi còn ấm nóng để tránh mùi tanh

2. Súp cua măng tây

súp cua bổ máu

Nguyên liệu: Cua, măng tây, trứng gà, bột năng, gia vị

Cách thực hiện:

  • Cua sơ chế, luộc chín sau đó lấy thịt, gạch cua
  • Măng tây cắt bỏ phần già, tước sơ, rửa sạch, thái khúc ngắn chéo mỏng
  • Phi thơm hành và cho cua vào đảo đều, đổ ít nước sạch vào, nêm gia vị và đun sôi
  • Tiếp tục cho măng tây vào đun tiếp trong 3 phút
  • Hòa bột năng cùng nước lạnh
  • Trứng đánh tan
  • Từ từ đổ hai hỗn hợp này vào nồi súp, đảo đều tới khi sánh mịn
  • Nêm gia vị, tắt bếp

3. Mì spaghetti hải sản

Mì spaghetti

Nguyên liệu: Mì spaghetti, nghêu, tôm, râu mực, dầu olive, 1 hộp xốt cà chua, tỏi, lá húng quế, gia vị

Cách thực hiện:

  • Luộc mì trong nước sôi với chút muối và dầu ô-liu cho chín, vớt ra để ráo
  • Tôm rửa sạch, lột vỏ, bỏ đầu và chỉ đen, xắt hạt lựu. Làm tương tự với râu mực.
  • Hành và tỏi lột sạch vỏ, băm nhuyễn đựng trong hai chén nhỏ
  • Nghêu rửa sạch, luộc đến khi mở miệng thì bắc xuống
  • Làm nóng chảo với ít dầu ô-liu rồi cho hành tỏi vào phi thơm
  • Cho tiếp sốt cà chua vào chảo, lần lượt thêm tôm, nghêu vào xào chung sau đó cho tiếp râu mực
  • Đảo thêm 30 giây hoặc tới khi râu mực vừa chín
  • Nêm nếm gia vị cho vừa miệng
  • Cho tiếp mì vào chảo, trộn đều để ngấm gia vị
  • Gắp mì ra đĩa, rắc lên lá húng quế băm nhỏ là hoàn tất. Món này cho trẻ thưởng thức khi còn nóng

4. Giò heo nấu mực, đậu

Nguyên liệu: Giò heo, mực tươi, đậu phộng, gừng, gia vị

Cách thực hiện:

  • Giò heo nhổ lông, cạo rửa sạch sẽ, chặt thành khoanh
  • Luộc sơ với nước rồi vớt ra đĩa để ráo
  • Mực làm sạch, đem ngâm nuớc muối độ 10 phút
  • Đậu phộng ngâm nước rửa sạch
  • Bắc nồi nước vừa phải, cho giò heo vào rồi nấu cho sôi
  • Cho mực và đậu phộng vào rồi để lửa riu riu nấu thêm 2 tiếng cho giò heo mềm
  • Cho gia vị nêm nếm vừa ăn. Món này ăn nóng với cơm mới ngon.

[remove_img id=18475]

Lời khuyên trong vấn đề bổ sung sắt cho bé từ thực phẩm

1. Sử dụng kèm với thực phẩm giàu vitamin C

bổ sung vitamin c

Các loại hoa quả họ cam quýt, ổi, sơ ri, rau xanh, khoai lang, ớt chuông và quả mọng đều là những thực phẩm giàu vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn.

Bất cứ khi nào bạn có kế hoạch cho trẻ ăn thịt, hãy nhớ kèm theo khoai lang hoặc rau củ để có một bữa ăn hoàn chỉnh nhé!

2. Hỏi ý kiến bác sĩ

Cơ thể trẻ em phản ứng khác nhau với các loại thực phẩm. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi dùng. Ngoài ra, tuyệt đối không nên tự ý dùng thực phẩm bổ sung cho trẻ nếu chưa được chỉ định.

Hy vọng bài viết giúp bạn phần nào hiểu được lợi ích của sắt đối với sức khỏe của trẻ. Những loại thực phẩm giàu sắt trên đây sẽ là những gợi ý tốt để bạn có thể đáp ứng nhu cầu về khoáng chất này cho con qua mỗi bữa ăn hằng ngày.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x