Trẻ lớn có thể thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt còn trẻ nhỏ không chịu chơi, quấy khóc kéo dài. Trẻ bị thiếu máu kéo dài thường kém ăn, ăn không ngon, thậm chí gây chậm phát triển trí tuệ và thể lực.
Cha mẹ có thể nhận biết trẻ thiếu kẽm nếu thấy bé chậm phát triển hoặc ăn không ngon miệng, tiêu chảy, rụng tóc, viêm da, móng tay có đốm, rối loạn giấc ngủ hoặc dễ nhiễm cúm do suy giảm miễn dịch.
Nếu bé xuất hiện những dấu hiệu này, mẹ nên đưa đi thăm khám để tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục kịp thời cho trẻ thấy ngon miệng hơn.
5. Thực đơn nhàm chán, ít thay đổi
Trẻ phải ăn một món kéo dài trong nhiều ngày, thường xuyên lặp lại hoặc mẹ chỉ chế biến các món ăn một cách đơn điệu. Như vậy sẽ không kích thích được vị giác và làm con có cảm giác nhàm chán khi ăn.
Mẹ nên thường xuyên thay đổi loại thực phẩm, món ăn, xen kẽ giữa thức ăn mới và thức ăn cũ mà trẻ thích. Biện pháp này vừa giúp trẻ ăn ngon vừa cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng cho bé theo độ tuổi.
Ngoài ra mẹ cần đa dạng cách chế biến, trang trí món ăn theo dạng tạo hình bắt mắt. Như vậy sẽ kích thích trẻ “hào hứng” hơn với các bữa ăn.
6. Chế độ ăn không phù hợp
Ngoài ra, nhiều cha mẹ Việt quan niệm trong thực đơn hàng ngày của trẻ phải ăn nhiều rau. Ăn một lượng rau vừa phải sẽ thúc đẩy nhu động đường ruột và đi tiêu. Tuy nhiên, ăn quá nhiều có thể dẫn đến chứng khó tiêu, gây cản trở sự hấp thu canxi và kẽm trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự phát triển trí thông minh và xương.
Bên cạnh đó, ít ăn hoa quả, thiếu vitamin C, B cũng là một trong những nguyên nhân ít ai ngờ gây biếng ăn ở trẻ. Nguyên nhân do trẻ bị sưng lợi, dễ chảy máu, vòm miệng và lưỡi có nhiều mụn nhiệt, dễ ốm vặt. Trẻ hay mệt mỏi khi hoạt động. Bé còn phù nề, dễ mọc mụn nhiệt quanh vòm miệng, da tay chân nóng và dễ viêm, dễ rối loạn tiêu hóa, hay nôn, chán ăn, tinh thần không phấn chấn.
7. Hệ tiêu hóa bất ổn
Các triệu chứng rối loạn sự co bóp dạ dày và loạn khuẩn đường ruột sẽ khiến trẻ buồn nôn, đau bụng, đầy bụng, táo bón, tiêu chảy thường xuyên trực tiếp gây ra tình trạng bé lười ăn dặm.
8. Cho con bú không đúng cách
Sau 2 tuổi trẻ vẫn bú mẹ thì nguyên nhân có thể do trẻ bú quá lâu nên chán ngán, biếng ăn. Trước đó nếu mẹ cho bé bú không đúng nhu cầu của trẻ cũng vậy, không nên cứ thấy bé khóc là cho bú. Khoảng 2-3 tiếng mới nên cho bé bú lại. Đối với trẻ quen bú mẹ, bạn không nên ép trẻ bú bình hay tạo không khí căng thẳng khi trẻ bú.
9. Lạm dụng thuốc
Sử dụng quá nhiều kháng sinh hoặc thuốc kích thích ăn cũng sẽ gia tăng nguy cơ trẻ biếng ăn. Cần tuyệt đối tránh hòa thuốc và sữa cho trẻ uống vì rất dễ tạo ám ảnh và gây tình trạng sợ bú ở trẻ dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ sơ sinh.