Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Măng tây có thể chế biến thành nhiều món ăn giàu dinh dưỡng nhưng cũng như các loại thực phẩm khác, mẹ cần biết trẻ mấy tháng ăn được măng tây để kịp thời bổ sung vào thực đơn cho bé.
Sau 6 tháng, trẻ bắt đầu ăn dặm để bắt kịp đà tăng trưởng. Lúc này, việc chọn thực phẩm cho con ăn dặm thường làm mẹ đau đầu. Nhiều loại tuy bổ dưỡng nhưng hoàn toàn không phù hợp với hệ tiêu hóa còn non yếu của bé. Vì vậy, dù măng tây được xem là “rau hoàng đế”, có giá trị dinh dưỡng cao nhưng trẻ mấy tháng ăn được măng tây vẫn là điều nhiều mẹ băn khoăn.
Đầu tiên, bạn cần tìm hiểu lợi ích của măng tây với trẻ nhỏ trước khi qua phần trẻ mấy tháng ăn được măng tây.
Măng tây là một loại cây có tên khoa học là asparagus officinalis thuộc họ lily (loa kèn). Với 3 màu xanh, trắng và tím, các món ngon từ măng tây nghe đến thôi đã thấy hấp dẫn như măng tây xào thịt bò, măng tây xào nấm, canh sườn măng tây…
Trên thực tế, chỉ 90g măng tây nấu chín chứa hàm lượng các thành phần dinh dưỡng sau:
(*) RDI: Reference Daily Intake – nhu cầu khuyến nghị hàng ngày
Với hàm lượng calo thấp nhưng chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, măng tây mang lại 4 lợi ích lớn cho sức khỏe của bé.
Chất xơ hòa tan prebiotic nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột và theo đó giữ cho đường ruột khỏe mạnh.
Như mẹ đã biết, sức khỏe đường ruột và hệ thống miễn dịch của chúng ta có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Khoảng 70-80% hệ thống miễn dịch của chúng ta nằm ở ruột. Do đó, giữ cho hệ tiêu hóa cân bằng khỏe mạnh chính là cách hiệu quả để tăng sức đề kháng của cơ thể.
Măng tây chứa lượng chất xơ dồi dào, đặc biệt là inulin, một loại chất xơ tan trong nước, có tác dụng kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa tình trạng táo bón thường gặp ở trẻ. Vì vậy, cho măng tây vào thực đơn của bé là cách đơn giản để bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hấp thu chất dinh dưỡng tốt, tiền đề cho một hệ miễn dịch hoàn hảo.
Bên cạnh đó, măng tây giàu các chất chống oxy hóa như vitamin A, C, E. Việc bổ sung chất chống oxy hóa sẽ ngăn ngừa tác hại do các gốc tự do gây ra cho các tế bào cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch, giúp cơ thể tăng khả năng chống chịu trước các vi khuẩn, virus gây bệnh.
Măng tây giàu folate (tên gọi khác của axit folic, vitamin B9). Đây là một loại vitamin đóng vai trò quan trọng trong việc tạo hồng cầu, giúp hệ thần kinh và hệ miễn dịch hoạt động tốt.
Không chỉ phụ nữ mang thai mới cần bổ sung axit folic để có một thai kỳ khỏe mạnh, ngừa các khiếm khuyết ở ống thần kinh của thai nhi mà trẻ em cũng rất cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất này.
Đặc biệt, nghiên cứu còn cho thấy việc bổ sung đầy đủ axit folic cho trẻ sẽ làm giảm khả năng phát triển chậm về mặt ngôn ngữ.
Bên cạnh măng tây thì cải bó xôi, đậu Hà Lan và bông cải xanh cũng là nguồn bổ sung axit folic tuyệt vời.
Măng tây chứa một lượng đáng kể vitamin A nên chắc chắn là loại thực phẩm cần thiết cho mắt của bé.
Việc bổ sung vitamin A đầy đủ đối với cơ thể là cách đơn giản để bé có đôi mắt sáng vì đây là dưỡng chất giúp tạo ra những sắc tố trong võng mạc của mắt, thúc đẩy tầm nhìn của bé tốt hơn trong ánh sáng yếu.
Thêm nữa, vitamin A còn góp phần ngăn ngừa các bệnh về mắt và chứng quáng gà.
100g măng tây chứa 20,7mg canxi. Mặc dù canxi đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của xương nhưng các vitamin và khoáng chất bao gồm phốt pho, vitamin K, kẽm cũng rất quan trọng.
Đáng chú ý, không chỉ đóng vai trò quan trọng với quá trình đông máu, vitamin K (có rất nhiều trong măng tây) còn là một chất keo giúp xương chắc khỏe. Vitamin K có khả năng hoạt hóa osteocalcin giúp ngăn ngừa loãng xương và cải thiện mật độ xương của cơ thể, giúp bé có hệ xương chắc khỏe.
Cũng giống như bông cải, măng tây giàu chất xơ nên gây khó tiêu, đầy hơi cho trẻ mới bắt đầu ăn dặm. Tốt nhất, mẹ hãy cho bé tập ăn măng tây khi bé được khoảng 8-10 tháng.
Măng tây nấu gì ngon cho bé? Mẹ có thể nấu cháo măng tây với thịt bò, tôm hoặc cua cho bé.
Bây giờ thì mẹ đã biết trẻ mấy tháng ăn được măng tây rồi phải không. Với tài chế biến món ăn của mẹ, chắc chắn sẽ có thêm một số món ngon cho bé ăn dặm từ măng tây.
Hương Lê
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.