Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hương Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 24/11/2021

Mẹ có nên dùng túi nhai ăn dặm cho bé?

Mẹ có nên dùng túi nhai ăn dặm cho bé?
Túi nhai ăn dặm hỗ trợ bé ăn các thức ăn thô ở giai đoạn mới tập ăn dặm mà không bị hóc. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng việc lạm dụng túi nhai sẽ hạn chế trẻ phát triển một số kỹ năng quan trọng.

Ở giai đoạn tập cho bé ăn dặm, sẽ có những thực phẩm cứng hoặc khó cầm nắm, gây khó khăn cho bé trong việc thưởng thức. Khi đó, túi nhai ăn dặm thật sự như một giải pháp cần thiết, giúp mẹ gỡ rối vấn đề này. Nhưng có lẽ dụng cụ này vẫn còn xa lạ với nhiều mẹ. Vậy túi nhai cho bé ăn dặm là gì?

>>> Mẹ có thể xem thêm: Mấy tháng cho trẻ ăn dặm là lý tưởng nhất mẹ biết chưa?

Túi nhai ăn dặm là gì?

Túi nhai ăn dặm là một túi nhỏ bằng silicon có nhiều lỗ hoặc là túi lưới có tay cầm bằng nhựa để trẻ dễ cầm nắm. Mẹ sẽ cho quả mọng hoặc xắt nhỏ thức ăn dạng mềm cho vào túi để bé cầm nhai từ từ.

Có thể nói, nhiều bé tỏ ra thích thú với túi nhai ăn dặm vì bên cạnh là chiếc túi cung cấp thức ăn, nó giống như món đồ chơi để bé thỏa thích khám phá bằng tay và miệng.

Túi nhai ăn dặm hay túi ăn dặm cho bé là gì?

Những lợi ích của túi nhai ăn dặm

Nhìn chung, túi ăn dặm có các ưu điểm sau:

1. Tập cho trẻ làm quen với nhiều hương vị khác nhau

Khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm, túi nhai là dụng cụ hỗ trợ đắc lực của mẹ trong việc cho bé làm quen với đa dạng hương vị thức ăn, đặc biệt là các loại trái cây giàu vitamin, khoáng chất.

2. Không lo trẻ nghẹn, hóc thức ăn

Nhờ túi nhai ăn dặm (hay túi nhai hoa quả) mà mẹ không lo con bị nghẹn, hóc thức ăn vì nho dâu, chuối, táo, xoài… tất cả đều được xắt nhỏ. Thiết kế núm nhai có nhiều lỗ nhỏ, giúp loại bỏ hạt, chất xơ trong thức ăn. Nhờ đó mà đảm bảo an toàn cho trẻ trong ăn uống.

>> Mẹ có thể xem thêm: Cho bé ăn trái cây thế nào mới đúng?

3. Phát triển kỹ năng vận động tinh

Thông qua việc chủ động cầm, nắm thức ăn cho vào miệng, bé có thể phát triển kỹ năng vận động tinh cùng khả năng phối hợp tay mắt. Điều này sẽ có lợi cho bé trong việc dùng thìa hoặc ăn bốc sau này.

4. Tập nhai cho bé

Lưỡi bé làm việc linh hoạt để đưa thức ăn vào bên trong, nhờ đó phản xạ nhai và nuốt tốt hơn.

Những lợi ích của túi nhai ăn dặm

5. Tự chơi, không quấy khóc

Túi nhai ăn dặm giữ cho bé luôn bận rộn bằng cách khám phá hương vị thức ăn đựng trong túi. Vì vậy, nếu mẹ bận làm việc nhà, hãy cho con một ít thức ăn có hương vi con thích vào túi nhai. Đảm bảo bé sẽ mải mê nhai mà không làm phiền mẹ.

6. Giảm khó chịu khi mọc răng nhờ túi nhai cho bé

Dụng cụ này còn giúp hỗ trợ bé giảm cảm giác khó chịu trong thời gian mọc răng, sưng nướu bằng cách cho đồ ăn lạnh vào túi đễ bé nhai.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Mẹo giúp bé bớt khó chịu khi mọc răng

7. Con ăn vui vẻ

Do ăn một cách chủ động nên trẻ luôn cảm thấy thích thú khi ăn, không có cảm giác sợ ăn hay chán ăn. Điều này rất có lợi cho hệ tiêu hóa, nhờ đó mà trẻ hấp thu chất dinh dưỡng trọn vẹn hơn.

Những mặt hạn chế của túi nhai

1. Không cảm nhận được kết cấu đồ ăn

Thực phẩm được xắt nhỏ nên làm bé không tiếp cận với thức ăn một cách toàn diện, không cảm nhận được nguyên bản món ăn từ hình dạng đến kết cấu. Theo đó, khả năng nhận biết, phân biệt các loại thức ăn bị hạn chế. Chẳng hạn với bé, nhai táo hay nhai cà rốt cũng như nhau.

2. Túi nhai cho bé ăn dặm khó vệ sinh

Túi nhai có lưới và nhiều lỗ nhỏ nên gây khó khăn cho mẹ trong việc vệ sinh.

3. Hạn chế phát triển các kỹ năng khác trong ăn dặm

Túi nhai chỉ phù hợp giai đoạn mới bắt đầu ăn dặm, không phù hợp ở những giai đoạn sau khi bé cần thêm nhiều kỹ năng phục vụ cho việc ăn uống. Ví dụ, bé cần tự xúc ăn và nhai các thực phẩm cứng mà không lo bị hóc, nghẹn.

Kinh nghiệm chọn mua túi ăn dặm

– Nên chọn sản phẩm từ các thương hiệu uy tín, ưu tiên các sản phẩm đạt tiêu chuẩn FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ), được làm từ chất liệu an toàn, không chứa chất gây hại như chì, BPA, PVC…

– Phần chốt phải to hơn miệng để bé không nuốt phải.

– Màu sắc bắt mắt, kích thích bé ăn ngon miệng.

– Nên chọn size tương ứng với tuổi của bé.

Bé mấy tháng dùng túi nhai được?

Khi con bắt đầu tập ăn dặm, mẹ có thể dùng túi nhai để cho con làm quen các loại trái cây mềm như dâu, chuối… Độ tuổi ăn dặm thường được khuyến cáo là từ 6 tháng trở đi nhưng còn tùy theo hoàn cảnh và tình trạng sức khỏe của mỗi bé. Có bé 4-5 tháng đã bắt đầu được mẹ tập ăn dặm.

Đây cũng là giai đoạn con thích khám phá mọi thứ nên chắc chắn con rất hào hứng với túi nhai.

Một số thực phẩm có thể dùng với túi nhai

Mẹ lưu ý, túi ăn dặm chỉ là dụng cụ hỗ trợ, tập cho bé quen dần với nhiều loại thức ăn. Mẹ vẫn phải đảm bảo những cữ ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng cho bé.

Sau đây là một số thực phẩm có thể tập cho bé ăn dặm bằng túi ăn dặm: Cà rốt hấp mềm, chuối chín, quả mâm xôi, dâu tây, dưa lưới, thanh long, dưa hấu, táo, nho, khoai lang nướng, bí đỏ nướng, lê, xoài..

Ngoài ra, ăn dặm bằng túi không thể thay thế cho phương pháp ăn dặm tự chỉ huy, hay còn gọi là phương pháp BLW (Baby Led Weaning). Bởi dù con có thể tự cầm nắm thức ăn nhưng trẻ không thể chọn và ăn những gì bé thích.

Một số thực phẩm có thể dùng túi nhai cho bé

Hướng dẫn cách vệ sinh túi ăn dặm cho bé

  • Sau khi cho bé ăn, mẹ nên vệ sinh túi nhai ngay, tránh để lâu sẽ khó làm sạch.
  • Mẹ có thể dùng dụng cụ vệ sinh bình sữa và nước rửa bình sữa để vệ sinh túi lưới, túi đựng đồ ăn.
  • Sau đó, rửa túi nhai dưới vòi nước chảy rồi sấy khô (hoặc phơi khô).
  • Cất túi nhai ở nơi khô ráo, sạch sẽ.
  • Trước khi sử dụng, nên khử trùng túi nhai bằng hơi nước hoặc nước sôi để tiêu diệt mầm bệnh.

Mẹ có bao giờ cho bé dùng túi nhai ăn dặm? Nếu có, hãy bình luận bên dưới ý kiến của mẹ về dụng cụ này nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Feeding Guide for the First Year
https://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/feeding-guide-for-the-first-year

Ngày truy cập: 23/1/12021.

2. Heavy metals in baby food? What parents should know and do
https://www.health.harvard.edu/blog/heavy-metals-in-baby-food-what-parents-should-know-and-do-2021030522088

Ngày truy cập: 23/1/12021.

3. Feeding Your Baby: The First Year
https://my.clevelandclinic.org/health/articles/9693-feeding-your-baby-the-first-year

Ngày truy cập: 23/1/12021.

4. Baby-Led Weaning: What You Need to Know
https://health.clevelandclinic.org/baby-led-weaning/

Ngày truy cập: 23/1/12021.

5. Feeding Your Infant: How to Prepare and Store Baby Formula
https://health.clevelandclinic.org/feeding-your-infant-how-to-prepare-and-store-baby-formula/

Ngày truy cập: 23/1/12021.

6. Baby weaning – should you use a mess feeder?
https://the-gentle-touch.com/weaning-should-you-use-mesh-feeder/

Ngày truy cập: 23/1/12021.

7. A Guide to Using Baby Food Feeders and the Best Picks
https://www.parents.com/baby/feeding/nutrition/a-guide-to-baby-food-feeders/

Ngày truy cập: 23/1/12021.

x