Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Nói đến đôi mắt sáng khỏe thì không thể quên nhắc tới vitamin A. Chưa kể, loại vitamin này còn rất cần thiết cho nhiều hoạt động thiết yếu khác của cơ thể. Thiếu hụt hay dư thừa vitamin A đều không tốt cho sự phát triển bình thường của bé và sức khỏe của mẹ.
Vitamin A là một loại vitamin hòa tan trong chất béo, rất quan trọng đối với thị lực, làn da, xương và các mô khác trong cơ thể. Vitamin đóng vai trò như một chất chống oxy hóa, chiến đấu chống lại sự phá hủy tế bào, hỗ trợ sự hình thành và duy trì hoạt động của tim, phổi, thận cũng như các cơ quan trọng yếu khác.
Có 2 loại vitamin A phổ biến:
– Retinol: Là vitamin A từ động vật, có nhiều trong trứng, sữa, thịt, phô mai, gan, dầu cá bơn.
– Beta-carotene: Là vitamin A từ thực vật, chứa nhiều trong dưa lưới, bưởi hồng, quả mơ, cà rốt, bí đỏ, khoai lang, bông cải xanh, rau lá xanh, rau lá thẫm.
>>Mẹ có thể quan tâm: Sau sinh ăn súp lơ được không? Khi chế biến mẹ cần lưu ý những gì?
Tuy nhiên, quá thừa vitamin A ở phụ nữ mang thai cũng có thể dẫn tới dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Do đó, mẹ mang thai nên tránh những thực phẩm quá đậm đặc vitamin A như pate, gan và các viên uống vitamin A.
>>Mẹ có thể quan tâm: “Điểm mặt” 5 loại thuốc bổ cho mẹ sau sinh & đang cho con bú phổ biến hiện nay
Theo một báo cáo, hàng năm có từ 250.000-500.000 trẻ em bị thiếu hụt vitamin A, một nửa số này tử vong trong vòng 12 tháng sau khi mất thị lực.
Các triệu chứng của thiếu hụt vitamin A bao gồm quáng gà, mắt khô, tiêu chảy và các bệnh về da. Thiếu hụt vitamin A khiến hệ miễn dịch yếu kém, trẻ dễ bị nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh như sởi, viêm tai, viêm đường hô hấp, tiêu chảy…
Trẻ mới sinh và mẹ nuôi con bú đều được bác sĩ hướng dẫn uống bổ sung vitamin A. Trẻ dưới 5 tuổi được nhà nước khuyến cáo cho đi uống vitamin A hai đợt mỗi năm. Bạn có thể tìm hiểu thông tin này tại các trạm y tế phường xã. Hàm lượng vitamin A phụ thuộc vào việc trẻ có bú mẹ hay không, độ tuổi của trẻ… Do đó, bạn hãy tuân theo khuyến cáo của bác sĩ, không cần nạp vitamin A nhiều hơn hay ít đi.
Do vitamin A tan trong chất béo nên việc đào thải lượng dư thừa sẽ khó hơn so với các vitamin tan trong nước. Tuy nhiên, người bình thường sẽ hiếm khi nào bị dư thừa vitamin A qua đường thức ăn, trừ khi họ uống thuốc bổ sung vitamin A liều cao. Các triệu chứng quá liều vitamin A bao gồm:
Hàm lượng vitamin A cần bổ sung hàng ngày đối với nam là 900microgram, nữ là 700microgram, 300-600microgram đối với trẻ dưới 19 tuổi.
Bạn hãy căn cứ vào lượng microgram (mcg) vitamin A có trong 100g các thực phẩm giàu vitamin A sau để bổ sung hợp lý cho cả nhà nhé:
>>Mẹ có thể quan tâm: Phụ nữ sau sinh ăn trứng vịt lộn được không?
Ngoài ra, bạn có thể bổ sung provitamin A (chất sẽ biến đổi thành vitamin A khi vào cơ thể) từ các loại hoa quả như: xoài, dưa lưới, bưởi hồng hoặc bưởi đỏ, dưa hấu, đu đủ, quả mơ, quýt, quả xuân đào, quả ổi, chanh dây.
>>Mẹ có thể quan tâm: Mẹ cho con bú nên ăn trái cây gì để sữa mát, con lên cân đều đều?
Vitamin A là chìa khóa cho đôi mắt và hệ miễn dịch khỏe mạnh, đồng thời rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, vitamin A dư thừa khó bị đào thải khỏi cơ thể, do đó bạn phải tiết chế khi ăn các thực phẩm giàu vitamin A quá nhiều, đặc biệt là gan động vật và dầu gan cá, pate gan.
Hy vọng các thông tin trên đã giúp mẹ nắm rõ các thực phẩm giàu vitamin A để bổ sung cho bé và gia đình nhé.
Xuân Thảo
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Vitamins and Minerals
https://www.nutrition.gov/topics/whats-food/vitamins-and-minerals
Truy cập ngày 15/11/2022
2. Vitamin A and Carotenoids
https://ods.od.nih.gov/factsheets/VitaminA-HealthProfessional/
Truy cập ngày 15/11/2022
3. Vitamin A
Truy cập ngày 15/11/2022
4. What is vitamin A and why do we need it?
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3936685/
Truy cập ngày 15/11/2022
5. Statement on the potential risks from high levels of vitamin A in the infant diet
https://cot.food.gov.uk/sites/default/files/cot/cotstavita.pdf
Truy cập ngày 15/11/2022