Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Trong chế độ dinh dưỡng cho bé, đặc biệt các bé từ 0-3 tuổi; trái cây có một vai trò quan trọng, vừa giúp bé phát triển khả năng vị giác với nhiều mùi vị khác nhau, vừa giúp bổ sung một lượng vitamin tốt cho sức khỏe.
Trẻ em ở từng giai đoạn khác nhau chỉ có thể thử một số loại trái cây nhất định? Vậy trẻ mấy tháng ăn được hoa quả? Làm thế nào để cho bé ăn trái cây đúng cách? Mẹ hãy cùng MarryBaby chọn đúng loại trái cây theo độ tuổi cho con nhé!
1. Trẻ mấy tháng ăn được hoa quả?
Trẻ mấy tháng ăn được hoa quả sẽ phụ thuộc vào thời điểm ăn dặm của bé. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên đã có thể bắt đầu ăn dặm hoa quả; nên ngoài sữa, mẹ có thể cho bé ăn thêm trái cây nghiền nhuyễn; hoặc uống nước ép trái cây. Nếu chọn nước ép; mẹ có thể cho bé thử nhiều vị khác nhau; nhưng nhớ phải pha loãng trước khi cho bé uống.
Ngoài lưu ý đến việc trẻ mấy tháng ăn được hoa quả; cách mẹ cho bé ăn cũng quan trọng. Với các loại trái cây, do hệ tiêu hóa của trẻ trong giai đoạn này còn khá yếu; mẹ chỉ nên cho bé ăn các loại trái cây dễ tiêu hóa như chuối, táo, lê, bơ, đào.
Giai đoạn tập ăn dặm, mẹ nên nghiền nhuyễn các loại trái cây trước khi cho bé ăn. Khi trẻ lớn hơn một chút, mẹ có thể bắt đầu cho trẻ thử thêm nhiều loại trái cây khác nhau. Tuy nhiên, để hạn chếnguy cơ trẻ bị dị ứng, mỗi lần cho bé thử trái cây mới; mẹ nên cho bé ăn từng chút một và theo dõi phản ứng của trẻ trong 3 đến 4 ngày tiếp theo.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, cam, chanh, quýt, nho, dâu tây là những thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao. Vì vậy, mẹ chỉ nên thêm chúng vào thực đơn dinh dưỡng cho bé từ 12 tháng tuổi. Dứa, xoài, kiwi tốt nhất chỉ nên có mặt trong thực đơn của trẻ từ 2 tuổi trở lên.
Sau khi tìm được câu trả lời cho trẻ mấy tháng ăn được hoa quả, mẹ đọc tiếp để biết thời điểm cho ăn trái cây thích hợp nhất nhé!
2. Trẻ mấy tháng ăn được hoa quả? Cho bé ăn trái cây khi nào?
Ngoài tìm câu trả lời cho câu hỏi trẻ mấy tháng ăn được hoa quả, nhiều mẹ cũng thắc mắc về thời điểm cho bé ăn dặm trái cây. Mẹ hãy làm theo các bước sau:
Nên cho trẻ ăn hoa quả sau bữa chính từ 30 đến 45 phút;
Mẹ cũng có thể tách thành một bữa; cho ăn cách bữa chính khoảng từ 2 đến 3 tiếng. Bởi nếu mẹ cho trẻ ăn trái cây ngay trước bữa ăn; bé sẽ no không chịu ăn thức ăn bữa chính.
Nếu cho trẻ ăn ngay sau bữa ăn; một số chất trong hoa quả sẽ khiến bé khó tiêu, đầy bụng và có thể dẫn tới tình trạng táo bón ở trẻ.
Do trái cây thường có chứa hàm lượng fructose cao, thời điểm tốt nhất để cho bé ăn trái cây là buổi chiều; sau khi bé thức dậy hoặc khoảng thời gian giữa 2 bữa ăn chính.
Nên cho bé ăn trái cây trước bữa chính 1 tiếng hoặc sau khi ăn 2 tiếng.
Trái cây dễ được tiêu hóa và chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng qua hệ thống tiêu hóa của cơ thể; vì vậy mẹ nên cho trẻ ăn nó trước khi bạn nạp năng lượng cho trẻ như ăn trước bữa sáng hoặc trước bữa trưa.
Hơn nữa, mẹ không nên ăn trái cây cùng với bất cứ loại thực phẩm nào. Mặc dù ăn sa-lát rau quả là tốt; tuy nhiên, nếu ăn chúng với quá nhiều thực phẩm khác có thể làm chậm quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, mẹ cũng không nên pha sữa với sinh tố. Như vậy, đến đây mẹ đã biết trẻ mấy tháng ăn được hoa quả; và thời điểm tốt cho bé ăn trái cây rồi.
3. Trẻ mấy tháng ăn được hoa quả gì tốt cho việc tập ăn dặm?
Khi bé tập ăn dặm trái cây; nhiều mẹ tò mò không biết trẻ mấy tháng ăn được hoa quả gì là phù hợp? Bé 6 tháng, 8 tháng ăn được trái cây, hoa quả gì? Sau đây là gợi ý những món tốt cho việc ăn dặm:
Táo: Táo là loại quả được ưa chuộng nhất để bé có thể làm quen với việc ăn dặm. Trong táo chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, vitamin C và beta-caroten, rất tốt cho sự phát triển của bé, giúp cơ thể bé được tăng cường đề kháng, chống lại bệnh tật. Đồng thời, các chất kali, photpho, canxi trong táo cũng rất cần cho sự tăng trưởng của bé, giúp bé có một hệ tim mạch khỏe mạnh.
Lê: Đây là một loại quả rất giàu vitamin và chất xơ. Hương vị thơm ngon, dễ chế biến thành nhiều món ngon nên cũng được nhiều mẹ lựa chọn làm loại hoa quả cho bé ăn dặm.
Bơ: Bơ được coi là loại hoa quả ăn dặm tốt nhất cho trẻ nhỏ. Trong bơ chứa một hàm lượng lớn chất xơ, vitamin, kali, sắt và nhiều loại khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Bơ cũng là một loại quả mềm, dễ chế biến, có thể dễ dàng kết hợp với nhiều loại rau củ, trái cây, ngũ cốc, là lựa chọn số 1 trong thực đơn ăn dặm của bé.
Đu đủ: Đu đủ chứa nhiều chất xơ, enzym papain, vô cùng tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Lượng beta-caroten, vitamin C, folate,… phong phú trong loại quả này cũng rất tốt cho việc tăng đề kháng, phát triển thị giác của trẻ nhỏ. Đu đủ cũng là một loại quả mềm, dễ kết hợp, dễ nuốt, là thức ăn lý tưởng cho bé ăn dặm.
Xoài: Trong xoài chứa nhiều vitamin A, vitamin B, vitamin C, sắt, kali, protein và chất xơ; nên sẽ thật thiếu sót khi mẹ không bổ sung loại quả nhiệt đới này vào khẩu phần ăn dặm của bé. Hương vị thơm ngọt của xoài cũng rất kích thích vị giác, là thực phẩm yêu thích của nhiều em bé từ 6 tháng tuổi.
3. Cách làm trái cây cho bé ăn dặm theo từng thời kỳ
Sau khi đã có thông tin trẻ mấy tháng ăn được hoa quả; cũng như thời điểm tốt cho bé ăn trái cây. Mẹ xem thêm hướng dẫn cho bé ăn trái cây đúng cách ở nội dung tiếp theo.
3.1 Cách làm trái cây ăn dặm đúng cách cho bé 6-8 tháng tuổi
Từ 6 tháng tuổi trở lên là thời điểm tốt nhất để cho bé ăn hoa quả. Ở giai đoạn 4 tháng tuổi, trẻ chưa mới tập làm quen với thức ăn rắn và chưa mọc đủ răng, nên mẹ cần phải chế biến trái cây thành dạng lỏng để trẻ nuốt được. Mẹ hãy hấp chín trái cây, sau đó nghiền mịn rồi lọc qua túi lọc và trộn với sữa.
Cho trẻ ăn 2 đến 3 bữa mỗi ngày cùng với sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Ban đầu hãy bổ sung trái cây và rau quả cứng. Thêm trái cây nghiền hoặc thái nhỏ và rau nấu chín sau đó.
Chỉ cho ăn một loại trái cây hoặc rau mới sau mỗi 3 đến 4 ngày.
Nếu cho bé ăn sữa chua, hãy chọn hương vị như chuối và vani. Không có quả mọng.
Trẻ sơ sinh không thường xuyên cần nước. Cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức sau và giữa các bữa ăn.
Cho trẻ ăn 3 bữa ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức mỗi ngày.
Cho ăn chung với ngũ cốc ít đường, ít muối.
Mẹ có thể cho phô mai nửa mềm thành từng miếng nhỏ.
Chờ đến ngày sinh nhật đầu tiên của trẻ mới được cho ăn trứng.
Mẹ hãy kiên nhẫn. Trẻ sơ sinh thường làm bừa bộn khi chúng tự xúc ăn.
Luôn nếm thử thức ăn đã được làm nóng trước khi cho bé ăn.
Thử cho trẻ ăn kèm những miếng rau nhỏ nấu chín mềm.
Đến 10 tháng, một số trẻ bỏ ăn dặm.
3.4 Cho bé 12-24 tháng ăn trái cây đúng cách
Thêm sữa nguyên chất ngay bây giờ. Trừ trường hợp bé bịdị ứng sữa bò.
Cho trẻ ăn từng phần nhỏ và không bao giờ ép trẻ.
Tôn trọng những điều trẻ thích và không thích.
Làm cho bữa ăn trở nên vui vẻ và thú vị.
Cho bé ăn các loại thức ăn có màu sắc giòn, mịn hoặc nóng.
Cho trẻ ăn ít nhất 3 bữa ăn nhẹ lành mạnh mỗi ngày.
Mẹ đã biết được trẻ mấy tháng ăn được hoa quả & các mẹ đã có thể an tâm bổ sung thêm trái cây vào thực đơn ăn dặm mỗi khi nghiên cứu về các chế độ dinh dưỡng cho bé hàng ngày với những chia sẻ bên trên của MarryBaby.
4. Cách chế biến trái cây ăn dặm cho bé
Trẻ mấy tháng ăn được hoa quả mẹ đã biết là 6 tháng rồi. Vậy cách chế biến như thế nào? Dưới đây là một số cách chế biến trái cây ăn dặm cho bé một cách an toàn và dễ dàng:
Nấu hấp: Hấp trái cây để giữ lại hương vị và dưỡng chất. Mẹ có thể sử dụng nồi hấp hoặc máy hấp thực phẩm để làm các món như táo hấp, lê hấp siêu ngon cho bé.
Xay sinh tố: Mẹ có thể dùng trái cây làm thành sinh tố hoặc sữa trái cây cho bé. Đảm bảo loại bỏ hết hạt và vỏ trái cây trước khi xay.
Nghiền nhuyễn: Một cách khác là nghiền nhuyễn trái cây để tạo thành một loại phô mai mềm mịn mà bé có thể dễ dàng nuốt.
Nấu chín: Nấu trái cây như chuối hoặc lê để làm mềm và dễ tiêu hóa cho bé.
Rắc thêm vào thực phẩm khác: Mẹ cũng có thể rắc những miếng trái cây nhỏ hoặc nghiền nhuyễn chúng để thêm vào các loại thực phẩm khác như yến mạch, sữa chua, hoặc ngũ cốc.
Số lượng: Từ 6 tháng tuổi, các bé có thể ăn khoảng 60g trái cây nghiền mỗi ngày. Khi được 1 tuổi, khẩu phần này có thể tăng thêm, trung bình khoảng 100g trái cây mỗi ngày. Từ 2 đến 6 tuổi, bé có thể ăn khoảng 200g đến 300g trái cây mỗi ngày.
Thể trạng bé: Khi chọn trái cây cho bé, mẹ nên chú ý đến tình trạng sức khỏe của con. Những bé có vấn đề dạ dày yếu không nên ăn quá nhiều dưa hấu và chuối. Trẻ đang bị cảm nên ăn nhiều cam.
Tránh nghẹn: Sau khitrẻ mọc răng, mẹ nên cho bé ăn trái cây được cắt thành miếng để giúp bé rèn luyện khả năng nhai, nuốt. Tuy nhiên, để tránh gây nghẹn cho bé, mẹ không nên cắt trái cây miếng quá lớn.
Bổ sung rau: Mặc dù cũng chứa nhiều muối khoáng và vitamin tương tự rau xanh, nhưng trái cây không thể thay thế hoàn toàn rau xanh được. Vì vậy, song song với việc cho trẻ ăn trái cây, mẹ vẫn phải duy trì khối lượng rau củ trong thực đơn dinh dưỡng cho bé mỗi ngày.
Hiểu rằng ai làm mẹ cũng muốn đảm bảo cho con chế độ dinh dưỡng tốt nhất; và MarryBaby sẽ đồng hành cùng các mẹ trên hành trình chăm sóc con mình. Hy vọng qua bài viết mẹ đã có đủ thông tin về trẻ mấy tháng ăn được hoa quả; và cho bé ăn trái cây đúng cách.
Hình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?
Khi chăm sóc trẻ, cha mẹ thường có xu hướng đánh giá sức khoẻ bé thông qua màu sắc, đặc điểm của phân của trẻ. Tuy nhiên, tính chất phân của mỗi em bé là không giống nhau, mỗi một kiểu hình ảnh phân đều có sắc thái riêng và nguyên nhân kèm theo. Vậy tình trạng phân như thế nào là tốt? Công cụ này của MarryBaby nhằm hỗ trợ cung cấp thông tin cần thiết cho ba mẹ trong quá trình chăm sóc trẻ.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.