Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hà Trần
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 02/08/2021

Trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không?

Trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không?
Hẹp bao quy đầu ở trẻ ngày càng phổ biến, khoảng 90% bé trai phải đối diện với tình trạng này. Trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không và mẹ cần xử lý thế nào để tốt nhất cho con?
Trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không
Theo mẹ, trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không?

Hẹp bao quy đầu ở trẻ là tình trạng phổ biến ở hơn 90% bé trai sơ sinh. Theo đó, bao quy đầu không thể tuột hoàn toàn khỏi quy đầu mà phải có sự tác động bên ngoài như dùng tay. Vậy trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không?

Bao quy đầu là bao da mỏng bọc phía ngoài của quy đầu dương vật, gồm hai lớp da. Bên trong 2 lớp da này, các mô liên kết gồm nhiều sợi chun giãn, đàn hồi giúp bao quy đầu lộn ra, lộn vào một cách dễ dàng. Để trả lời cho câu hỏi trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không, mẹ đừng bỏ qua những thông tin sau nhé.

1. Nguyên nhân hẹp bao quy đầu ở bé trai

Dựa vào nguyên nhân, hẹp bao quy đầu ở trẻ được chia thành 2 loại: hẹp bao quy đầu sinh lý và hẹp bao quy đầu bệnh lý.

Muốn biết trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không, mẹ cần biết thế nào là hẹp bao quy đầu sinh lý và hẹp bao quy đầu bệnh lý.

– Hẹp bao quy đầu sinh lý

Hẹp bao quy đầu sinh lý thường xuất hiện ở hơn 90% bé trai có bao quy đầu không kéo tụt xuống được do các kết dính bẩm sinh giữa bao quy đầu và quy đầu. Khi trẻ lớn lên, bao sẽ tách dần khỏi quy đầu, thông thường quá trình này sẽ hoàn chỉnh khi trẻ lên 5 tuổi.

– Hẹp bao quy đầu bệnh lý

Hẹp bao quy đầu bệnh lý thường ít gặp hơn. Bao quy đầu bị dính là do tình trạng viêm nhiễm, gây sẹo xơ hóa.

Vậy trẻ bị hẹp bao quy đầu bệnh lý có nguy hiểm không? Trong trường hợp này thì chắc chắn bé sẽ được chỉ định cắt bao quy đầu.

2. Dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Cách nhận biết hẹp bao quy đầu ở trẻ em dựa vào các triệu chứng sau:

  • Bao quy đầu không tuột khỏi quy đầu, không để lộ quy đầu khi dương vật cương cứng hoặc khi tiểu tiện.
  • Bao quy đầu của trẻ không thể kéo lên đến cổ dương vật hoặc bị phồng lên khi trẻ đi tiểu.
  • Khi đi tiểu, trẻ hay rặn. Tia nước tiểu yếu. Bé đau, khóc khi tiểu.
  • Chất cặn bã tích lại nhiều có thể dẫn đến viêm bao quy đầu ở trẻ em, quy đầu bị sưng tấy, ngứa, chảy mủ gây đau đớn cho bé, thậm chí có thể có kèm theo sốt
  • Trẻ bị nhiễm trùng tiểu tái phát.

3. Trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không?

Trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không? Trường hợp hẹp bao quy đầu ở trẻ mà không gây ra bất kỳ triệu chứng gì thì không nguy hiểm và không cần điều trị. Nhưng nếu bé có một số dấu hiệu như sốt, đau khóc khi tiểu, viêm, sưng tấy quy đầu… thì mẹ cần cho con đi gặp bác sĩ sớm nhất có thể để được can thiệp kịp thời.

Trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không? Nếu để lâu, hẹp bao quy đầu không chỉ làm bé đau khi dương vật cương cứng mà còn gây ra nhiều hậu quả như:

– Nước tiểu đọng lại ở quy đầu tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, thường xuyên gây viêm nhiễm quy đầu.

– Hơn nữa, vi khuẩn có thể di chuyển ngược dòng dẫn đến viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang hoặc ảnh hưởng đến thận.

– Trường hợp khác không kém nguy hiểm là da quy đầu có thể kéo tuột ra sau nhưng không kéo phủ trở lại được sẽ gây nghẹt bao quy đầu, cản trở máu lưu thông, dẫn đến hoại tử dương vật.

Như vậy, mẹ đã biết trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không và nguy hiểm như thế nào rồi phải không?

4. Cách chữa hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Cách chữa hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Bên cạnh thắc mắc trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không, điều mẹ cần biết là trẻ bị hẹp bao quy đầu phải làm sao? Hiện nay có 4 phương pháp trị hẹp bao quy đầu ở trẻ thường được áp dụng gồm:

  • Kéo da quy đầu.
  • Dùng thuốc bôi.
  • Nong bao quy đầu.
  • Cắt bao quy đầu.

Hai biện pháp đầu tương đối nhẹ nhàng, ít làm trẻ đau đớn. Trái lại, 2 phương pháp điều trị sau có thể gây đau đớn và đi kèm biến chứng.

Trẻ bị hẹp bao quy đầu thường được chỉ định kéo da quy đầu hoặc dùng thuốc thoa tại chỗ. Nếu điều trị không thành công, các triệu chứng hẹp bao quy đầu không hết thậm chí nặng hơn, bác sĩ sẽ chuyển sang phương pháp nong hoặc cắt bao quy đầu.

5. Khi nào cắt bao quy đầu cho trẻ?

Bác sĩ thường chỉ định cắt bao quy đầu cho trẻ trong các trường hợp sau:

– Tình trạng viêm nhiễm quy đầu nặng hơn, điều trị bằng thuốc bôi không cải thiện.

– Nghẹt bao quy đầu.

– Hẹp bao quy đầu bệnh lý.

– Nhiễm trùng tiểu tái đi tái lại do hẹp bao quy đầu.

Thời điểm chọn cắt bao quy đầu cho trẻ là khi bé hoàn toàn khỏe mạnh và không gặp bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Mẹ đừng quá lo lắng khi nghe đến phẫu thuật. Nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật, việc cắt bao quy đầu trở nên đơn giản hơn, thời gian thực hiện khoảng 15-20 phút, không gây chảy máu, ít đau, chỉ cần gây tê tại chỗ. Sau tiểu phẫu không cần cắt chỉ, không cần nhập viện. Khoảng một tuần là vết thương lành.

5. Chăm sóc trẻ sau cắt bao quy đầu

Trẻ cắt bao quy đầu cần được theo dõi và chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường sau thì cần cho trẻ trở lại bệnh viện để kiểm tra vết thương và tình trạng sức khỏe.

  • Không đi tiểu được sau 8 giờ.
  • Trẻ sốt, mệt mỏi, quấy khóc, rên đau.
  • Vết thương chảy máu kéo dài, khó cầm.
  • Vùng bao quy đầu tiết dịch có mùi hôi hoặc phù nề, sưng tấy, lở loét.

Theo dõi tình trạng trẻ sau cắt bao quy đầu hay tìm câu trả lời cho thắc mắc trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không đều cần thiết khi chăm sóc trẻ.

Chăm sóc trẻ sau cắt bao quy đầu

6. Lời khuyên dành cho mẹ khi chăm sóc bé trai

Sau khi đã biết trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không, việc của mẹ là phải biết cách chăm sóc bé trai, đặc biệt là khâu vệ sinh vùng kín cho bé.

– Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ chú ý thay tã thường xuyên, tránh để con bị hăm tã vì thường xuyên hăm tã có thể dẫn đến tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ.

– Khi tắm cho trẻ, mẹ nhớ lộn và rửa bao quy đầu cho con để vệ sinh sạch sẽ, ngăn các cặn thừa tích tụ. Tuy nhiên, mẹ nên làm nhẹ nhàng, tránh tuột mạnh bao quy đầu của trẻ vì nguy cơ rách, chảy máu sẽ gây xơ hóa sau này dẫn đến hẹp bao quy đầu bệnh lý.

– Sau khi vệ sinh xong “cậu nhỏ” cho bé, mẹ nhớ kéo bao quy đầu trở lại bình thường (phủ lên đầu dương vật) để tránh trường hợp nghẹt bao quy đầu. Nếu trẻ bị nghẹt bao quy đầu, hãy đưa trẻ đến bệnh viện cáng sớm càng tốt.

– Nếu thấy bé hay gãi bộ phận sinh dục, kêu đau khi đi tiểu, dương vật sưng đỏ… mẹ nên đưa bé đi thăm khám để điều trị kịp thời.

– Xử lý hẹp bao quy đầu ở trẻ càng sớm càng tốt, muộn nhất là trước tuổi dậy thì.

– Khi trẻ đã biết tự vệ sinh cá nhân, hãy hướng dẫn trẻ cách chăm sóc “cậu nhỏ” đúng cách. Giúp trẻ hiểu rằng giống như các bộ phận khác, “cậu nhỏ” phải được tắm rửa bằng xà bông mỗi ngày.

Trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không? Nếu mẹ làm được những điều trên thì hẹp bao quy đầu ở bé chỉ là “chuyện nhỏ”.

Lời khuyên dành cho mẹ khi chăm sóc bé trai

Bên cạnh những dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ hay, mẹ lưu ý nếu thấy con trai trên 5 tuổi mà bao quy đầu vẫn không thể tự tuột xuống (giữ nguyên trạng thái bọc kín dương vật) thì cần phải cho con đi khám để can thiệp sớm theo chỉ định của bác sĩ.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ hiểu rõ trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không và cách xử trí khi con gặp phải tình trạng này.

HL

Nguồn

1. Tight foreskin (phimosis and paraphimosis)

https://www.nhs.uk/conditions/phimosis/

Ngày truy cập: 27/7/2021.

2. Phimosis in Children

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3329654/

Ngày truy cập: 27/7/2021.

3. The penis and foreskin

https://www.rch.org.au/clinicalguide/guideline_index/The_penis_and_foreskin/

Ngày truy cập: 27/7/2021.

4. I’m not planning to have my newborn circumcised. How should I care for his uncircumcised penis?

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/expert-answers/uncircumcised-penis/faq-20058327

Ngày truy cập: 27/7/2021.

5. A to Z: Phimosis

https://kidshealth.org/ChildrensMercy/en/parents/az-phimosis.html

Ngày truy cập: 27/7/2021.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x