Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Trẻ sơ sinh bị sốt là tình huống khá hệ trọng nhưng lại thường xuyên xảy ra. Bởi vì bé còn nhỏ nên có hệ miễn dịch yếu.
Nhiều trường hợp trẻ mới 10 ngày tuổi đã bị sốt. Tỷ lệ trẻ 2 tháng, 4 tháng, 5 tháng hay 6 tháng tuổi bị sốt cũng rất cao. Nếu không biết bé sơ sinh bị sốt phải làm sao có thể làm trẻ gặp nguy hiểm.
Sốt là phản ứng của cơ thể trước sự xâm nhập của các loại vi khuẩn; virus gây bệnh. Thông thường, trẻ sơ sinh bị sốt khi nhiệt độ (được đo ở tai và trán trước) lớn hơn 37,5 độ.
Có 3 mức độ khi trẻ sơ sinh bị sốt:
Tuy nhiên, nếu bé sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bị sốt; cha mẹ cần đưa con đi bác sĩ ngay.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị sốt cũng có những triệu chứng khác như: bú ít, mệt mỏi, bé hay quấy khóc, cáu kỉnh.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sốt, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ trước khi chọn phương pháp điều trị phù hợp. Đồng thời mẹ cũng nhớ quan sát thêm các triệu chứng đi kèm như bé bị rét run, xuất huyết; co giật, khó thở, người tím tái, ngủ li bì,…
– Sốt phát ban
Trẻ sơ sinh bị sốt phát ban là bệnh phổ biến ở trẻ em dưới 1 tuổi. Khi bé bị sốt cơ thể bé sẽ nổi các ban đỏ hồng kèm theo sốt cao. Khoảng 95% trẻ em dưới 2 tuổi từng bị nhiễm sốt phát ban. Bệnh thường kéo dài khoảng 4 ngày.
– Sốt xuất huyết
Trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết có thể nguy hiểm đến tính mạng do sức đề kháng còn yếu. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời là cách đơn giản và hiệu quả nhất để nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
Trường hợp mẹ bị ít sữa, thiếu sữa cần bổ sung các thực phẩm lợi sữa để có đủ sữa cho con bú. Khi thấy trẻ bỏ ăn, sốt cao nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám để có biện pháp xử trí kịp thời.
– Sốt siêu vi
Trẻ sơ sinh bị sốt siêu vi là bệnh thường gặp khi chuyển mùa, nhiều nhất là vào mùa hè. Mặc dù hầu hết các trường hợp sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày nhưng cũng có nhiều trường hợp xảy ra biến chứng nguy hiểm.
– Vi khuẩn hoặc virus xâm nhập
Trẻ sơ sinh bị sốt khi mắc các bệnh do vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào có thể thông qua đường hô hấp và đường tiêu hóa như viêm họng, viêm tai giữa, viêm phế quản, bệnh tả, kiết lỵ… đều có thể khiến bé bị sốt.
Theo các chuyên gia, khi trẻ bị sốt virus, về nguyên tắc, bố mẹ chỉ cần điều trị triệu chứng, chẳng hạn khi trẻ sốt cao cho hạ nhiệt, chườm mát, uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả.
– Tiêm phòng
Trẻ bị sốt khi tiêm phòng, khi cho bé đi tiêm phòng, có thể do các thành phần của thuốc; đặc biệt là vắc xin ho gà sẽ dễ khiến bé bị sốt. Tình trạng sốt này thường sẽ tự hết sau 1-2 ngày.
– Do viêm họng hoặc mọc răng
Trẻ sơ sinh bị sốt do viêm họng không quá nguy hiểm nhưng cần được theo dõi sát sao vì có thể biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe bé.
Ngoài ra, trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và đang trong quá trình mọc răng cũng có thể bị sốt. Cách hạ sốt cho trẻ mọc răng tốt nhất là nên uống nhiều nước, massage nướu… cho bé bớt khó chịu.
>> Mẹ xem thêm: Làm sao để biết trẻ sơ sinh đang bị sốt do mọc răng?
– Thay đổi thời tiết
Đưa trẻ ra ngoài khi trời nắng nóng khiến nhiệt độ cơ thể trẻ lên cao dẫn đến sốt. Nếu đang ở ngoài trời nắng mà đưa ngay vào phòng có điều hòa nhiệt độ thấp cũng khiến trẻ sơ sinh bị sốc nhiệt rồi bị sốt.
– Mẹ quấn bé quá kín
Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi nếu quấn quá nhiều lớp khăn hoặc lớp quần áo có thể khiến trẻ bị tăng thân nhiệt, gây sốt nhẹ. Tình trạng này thường khiến trẻ bị sốt về ban đêm vì cha mẹ sợ trẻ lạnh nên bao bọc kỹ hơn.
>> Mẹ xem thêm: Dấu hiệu bé gái bị hăm vùng kín do quấn tã
– Hệ miễn dịch yếu
Khi trẻ sơ sinh bị sốt do những tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể; và hệ miễn dịch chưa tạo ra đủ các kháng thể chống lại những tác nhân này.
Quá trình này sẽ khiến nhiệt độ trong cơ thể tăng cao dẫn tới hệ thần kinh trung ương sẽ điều khiển cho nhiệt thoát ra ngoài qua da. Lúc này cha mẹ có thể thấy trẻ bị sốt và chân tay lạnh.
Thông thường khi trẻ sơ sinh bị sốt, biểu hiệu đầu tiên chính là cơ thể của con sẽ nóng lên. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên biết thêm những triệu chứng của bệnh khác cũng bắt nguồn từ sốt.
Vì sốt không phải là một loại bệnh nhưng lại là triệu chứng của một số bệnh lý nào đó. Ngoài ra, khi sốt quá cao có thể dẫn đến những cơn co giật rất nguy hiểm.
Vì vậy, mẹ nên lưu ý những dấu hiệu sau:
Như đã nêu ở trên, đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi ngay khi nhận thấy có dấu hiệu bị sốt thì mẹ nên đưa bé đi khám ngay. Bởi đây có thể là dấu hiệu của một nhiễm trùng.
Nếu trẻ sơ sinh dưới 3 tháng bị sốt, cha mẹ nên đặc biệt chú ý tới những dấu hiệu đi kèm cơn sốt của bé.
Vậy trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bị sốt nên làm gì?
Trẻ sơ sinh bị sốt thường không có dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng như trẻ lớn. Điều này rất nguy hiểm vì bé có thể bị nhiễm trùng máu hoàn toàn (nhiễm trùng huyết) mà không thể hiện các triệu chứng điển hình.
Nếu sau khi thăm khám trẻ bị sốt không do các bệnh cảm cúm, nhiễm siêu vi thông thường; bác sĩ có thể chỉ định bé làm các xét nghiệm máu và nước tiểu để xác định liệu bé bị nhiễm trùng do vi khuẩn hay không; và chọc ống sống thắt lưng để xem bé có bị viêm màng não không.
LƯU Ý: Không phải khi mẹ thấy cơ thể bé nóng hơn bình thường có nghĩa là trẻ sơ sinh bị sốt. Sau đây, mẹ sẽ biết cách đo thân nhiệt cho con và biết liệu bé có đang bị sốt hay không.
Hầu hết các bậc cha mẹ đều dựa theo quán tính để biết con mình có bị sốt hay không bằng cách sờ vào trán; hoặc vào người xem thân nhiệt có nóng không. Và hầu như mọi trường hợp đều mặc định rằng người bé trở nên nóng hơn là bé đã bị sốt.
Khi trẻ sơ sinh bị sốt, để đo thân nhiệt của con được chính xác, mẹ dùng nhiệt kế và đo ở miệng, nách, và hậu môn. Đây là những vùng cơ thể của con cho ra thân nhiệt chính xác nhất.
Sự chênh lệch nhiệt độ khi đo thân nhiệt:
Hậu môn luôn là nơi phản ánh nhiệt độ cơ thể chính xác nhất. Các bác sĩ thường khuyên bố mẹ rằng nên đo nhiệt độ ở hậu môn đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi.
Cách đo nhiệt độ ở hậu môn cho bé:
Tuy nhiên, cách này thì không phải bé nào cũng cảm thấy thoải mái, vì vậy mẹ có thể chuyển sang cách đo nhiệt độ ở nách cho bé.
Đo nhiệt độ ở nách là cách đơn giản và an toàn hơn so với đo ở hậu môn. Tuy nhiên, phương pháp này có thể làm chênh lệch nhiệt độ tới 0.5ºC; nhất là đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi.
Cách đo nhiệt độ ở nách cho bé:
Đo nhiệt độ ở miệng chỉ thích hợp sử dụng cho các bé lớn từ 4 – 5 tuổi trở lên. Vì lúc này bé mới đủ kỹ năng để giữ nhiệt kế một cách chính xác và an toàn nhất.
>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt phải làm sao?
Nhiều cha mẹ mong muốn biết làm gì khi trẻ sơ sinh bị sốt. Dưới đây là những cách xử lý khi bé bị sốt:
Khi tắm bằng nước ấm, nước sẽ bốc hơi từ làn da của bé và sẽ giúp thân nhiệt hạ xuống. Ngoài ra, tắm còn giúp bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn rất nhiều.
Mẹ cần đảm bảo nhiệt độ của nước phải ít hơn nhiệt độ của cơ thể bé khoảng 2 độ; và chỉ tắm nhanh trong 5 phút. Tuyệt đối không tắm bằng nước lạnh vì sự chênh lệch nhiệt độ cao có thể khiến bé rùng mình, ớn lạnh; tình trạng có thể trở nên xấu hơn.
Nhiều mẹ thường truyền tai nhau rằng tắm bằng rượu có tác dụng hạ sốt nhưng đây là quan niệm sai lầm cha mẹ nên tránh. Vì trẻ có thể sẽ bị ngộ độc rượu khi rượu được hấp thu qua da.
Nếu con bị sốt nhẹ thì mẹ cần tìm cách hạ sốt cho con bằng cách dùng khăn ấm lau khắp người nhất là vùng bẹn và nách của con. Đây là cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh tại nhà khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả nhanh.
Cha mẹ chỉ cần nhúng vài chiếc khăn với nước ấm sau đó vắt cho ráo nước rồi đắp lên người bé, đặc biệt nhất là ở những vùng trán, nách, chân, tay và bẹn. Liên tục thay khăn mới khi chiếc khăn cũ đã khô nước.
Mẹ ưu tiên thay cho con những bộ quần áo gọn nhẹ, thấm hút mồ hôi tốt. Bởi vì khi con bị sốt, cơ thể của con sẽ ra nhiều mồ hôi. Mồ hôi làm ướt áo sẽ khiến con cảm thấy khó chịu, ớn lạnh; thậm chí làm con bị sốt con cao.
Nhằm giúp bé cảm thấy dễ chịu và hạ sốt mẹ nên cố gắng tạo điều kiện cho phòng của bé luôn được mát mẻ, không nên để bé ở nơi quá nóng hoặc quá lạnh. Nhiệt độ phòng thích hợp cho trẻ bị sốt là từ 21-23ºC.
>> Mẹ xem thêm: Nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là an toàn, phù hợp?
Việc làm này không chỉ có tác dụng hạ sốt mà còn giúp cơ thể tránh tình trạng bị mất nước do sốt gây ra.
Mẹ có thể cho bé dùng thêm những loại thuốc hạ sốt thông thường dưới dạng gói hoặc siro để bé dễ hấp thu hơn. Tuy nhiên, khi dùng thuốc cần phải được sự hướng dẫn của bác sĩ.
>> Mẹ xem thêm: Trẻ bị trúng gió nôn nhiều phải làm sao?
Một trong những cách hạ sốt cho trẻ bằng phương pháp dân gian là mẹ có thể uống nước sắc lá tía tô giúp giãn mạch ngoài da, kích thích tiết mồ hôi.
Khi bé bú sữa mẹ có chứa các hoạt chất từ lá tía tô sẽ có tác dụng làm cơ thể ấm nóng lên rồi tiết mồ hôi thải độc tố giúp trẻ sơ sinh hạ sốt nhanh hơn.
Cách thực hiện: 10 cành tía tô, rửa sạch, để ráo nước rồi giã lấy nước cốt uống trực tiếp sau đó cho bé bú. Áp dụng cách này và cho bé bú càng nhiều càng tốt sẽ có hiệu quả khi trẻ sơ sinh bị sốt.
Tuy nhiên, mẹ không nên quá tin vào liệu pháp này vì chỉ là phương pháp từ dân gian.
Những điều mẹ không nên làm khi trẻ sơ sinh bị sốt:
>> Xem thêm: Trẻ bị sốt có nên bật quạt? 5 nguyên tắc cho bé nằm quạt
Một trong những cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị sốt đó chính là cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
Tuy nhiên, cha mẹ cần phải lưu ý:
Trẻ sơ sinh bị sốt là biểu hiện thông thường khi cơ thể sản sinh ra những kháng thể chống lại bệnh. Mẹ hãy bình tĩnh sử dụng nhiệt kế để biết chính xác bé đang bị sốt quá cao; hay chỉ dừng ở mức “hâm hấp” trước khi đưa ra hướng xử lý.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Fever (0-12 Months)
https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/fever-0-12-months/
Ngày truy cập: 19/01/2023
2. Fever in a Newborn
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=fever-in-a-newborn-90-P02662
Ngày truy cập: 19/01/2023
3. When Your Newborn Has a Fever
https://www.nationwidechildrens.org/family-resources-education/family-resources-library/when-your-newborn-has-a-fever
Ngày truy cập: 19/01/2023
4. Fever in a Newborn
https://www.chop.edu/conditions-diseases/fever-newborn
Ngày truy cập: 19/01/2023
5. Fever in babies
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/fever-in-babies
Ngày truy cập: 19/01/2023
6. Fevers in Infants Under 3 Months
https://www.yalemedicine.org/conditions/fevers-in-infants
Ngày truy cập: 19/01/2023
7. Fever in full-term newborns in the first four days of life
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/7033912/
Ngày truy cập: 19/01/2023