Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Đảm bảo lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là việc làm rất quan trọng và hữu ích nhằm giúp trẻ có kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Việc trẻ không được tiêm ngừa không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân trẻ mà còn cho cả những đứa trẻ khác xung quanh.
Vì trẻ không tiêm phòng có nguy cơ cao bị mắc bệnh. Khi mắc bệnh, bé sẽ là nguồn lây nhiễm bệnh ra bên ngoài. Mẹ nắm rõ lịch tiêm phòng cho trẻ để biết bé yêu cần tiêm ngừa vắc xin gì, ở độ tuổi nào và cách tiêm ngừa ra sao.
Bài viết dưới đây MarryBaby sẽ giúp mẹ cập nhật chi tiết lịch tiêm chủng cho trẻ mới nhất hàng năm của Bộ Y Tế, mẹ cùng theo dõi sau đây nhé.
Để hiểu tầm quan trọng của lịch tiêm phòng cho trẻ, mẹ cần hiểu một chút về đề kháng của trẻ.
Dưới 5 tuổi, sức đề kháng của trẻ còn rất non yếu, đặc biệt đối với trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng,… Trong khi đó, điều kiện môi trường phức tạp, thời tiết, khí hậu, nhiệt độ diễn biến bất thường… tạo điều kiện cho nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm phát triển. Dịch bệnh tấn công là một trong những nguy cơ tiềm ẩn luôn thường trực đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Chưa kể trước khi vắc xin ra đời, nhiều trẻ bị các bệnh như: bại liệt, lao, ho gà, thương hàn, viêm não… mà không có thuốc điều trị; gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc ngay cả khi đã được điều trị kịp thời vẫn có thể tử vong hoặc để lại những di chứng nặng nề.
Do đó, Bộ Y tế đã ra Thông tư 38/2017/TT-BYT, “Quy định danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc”, có hiệu lực từ 1/1/2018. Thông tư quy định trẻ em dưới 5 tuổi cần bắt buộc tiêm chủng đầy đủ 10 bệnh truyền nhiễm hàng đầu: viêm gan virus B, lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp b; bệnh sởi, viêm não Nhật bản B, Rubella.
Lợi ích của theo sát lịch tiêm phòng cho trẻ chính là giúp cơ thể trẻ tạo ra kháng nguyên, kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể. Kháng thể được hình thành có nhiệm vụ tiêu diệt vi rút, vi khuẩn và tồn tại trong máu để bảo vệ cơ thể chống các tác nhân gây bệnh ở những lần xâm nhập sau. Dưới đây là lịch tiêm phòng cho trẻ đầy đủ cho trẻ theo chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ theo từng độ tuổi của con yêu.
Cha mẹ nhất định phải ghi nhớ hoặc lưu lại để đảm bảo bé được chích đủ mũi, đúng thời gian và đúng phác đồ, đảm bảo nền tảng sức khỏe cho sự phát triển toàn diện của bé sau này.
>> Mẹ có thể xem thêm: Danh mục vắc-xin tiêm chủng mở rộng cho trẻ
Ngoài việc cho trẻ tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch theo lịch tiêm phòng cho trẻ trong chương trình tiêm chủng mở rộng của quốc gia, mẹ cần lưu ý các loại vắc xin chủng ngừa các bệnh truyền nhiễm khác để tiêm phòng cho bé đầy đủ, chi tiết là:
>> Mẹ có thể xem thêm: Cách uống tía tô trước khi tiêm phòng cho bé cha mẹ cần biết
Trước khi đi theo lịch tiêm phòng cho trẻ, bố mẹ luôn được hướng dẫn đưa trẻ đi khám sàng lọc để phát hiện những bất thường. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra những chỉ định phù hợp. Dưới đây là những trường hợp trẻ không được tiêm phòng:
Để phát hiện những trường hợp trẻ không được tiêm phòng theo lịch tiêm phòng của trẻ, các bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá tình trạng sức khỏe của bé thông qua đo thân nhiệt, đánh giá tri giác, quan sát nhịp thở, nghe tim để phát hiện các bất thường.
>> Mẹ có thể xem thêm: Khi nào trẻ không được tiêm phòng? Các trường hợp tạm hoãn vắc-xin
An toàn tiêm chủng là vấn đề được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Đó không chỉ là việc đảm bảo nguồn gốc, chất lượng vắc xin, mà còn phụ thuộc vào quá trình chăm sóc và theo dõi trẻ sau tiêm chủng của bố mẹ.
Ngoài việc tuân thủ theo lịch tiêm phòng cho trẻ hàng tháng; việc chăm sóc và theo dõi con sau đó mẹ đừng nên bỏ qua nhé.
Bài viết trên hi vọng mẹ đã nắm rõ lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ theo từng độ tuổi. Dẫu biết, mẹ có thể có lúc mệt mỏi và chán chường vì con hay ốm vặt trong suốt quá trình con lớn. Tuy nhiên, mẹ hãy cố gắng mạnh mẽ hơn để bảo vệ con yêu một cách tốt nhất, mẹ nhé. Vì con yêu cần có mẹ!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Child and Adolescent Immunization Schedule
https://www.cdc.gov/vaccines/schedules/hcp/imz/child-adolescent.html
Ngày truy cập: 19.04.2022
2. Recommended Vaccinations for Infants and Children, Parent-Friendly Version
https://www.cdc.gov/vaccines/schedules/easy-to-read/child-easyread.html
Ngày truy cập: 19.04.2022
3. Immunization Schedule
https://kidshealth.org/en/parents/immunization-chart.html
Ngày truy cập: 19.04.2022
4. Vaccination Schedule for Children
https://vnvc.vn/en/vaccination-schedule-children/
Ngày truy cập: 19.04.2022
5. NHS vaccinations and when to have them
https://www.nhs.uk/conditions/vaccinations/nhs-vaccinations-and-when-to-have-them/
Ngày truy cập: 19.04.2022