Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hương Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 3 tuần trước

Phân trẻ sơ sinh có mùi chua là bình thường hay bất thường?

Phân trẻ sơ sinh có mùi chua là bình thường hay bất thường?
Phân trẻ sơ sinh có mùi chua có thể là bình thường nhưng trong một số trường hợp là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về sức khỏe. Vậy trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua, khi nào là bình thường và khi nào đáng lo ngại?

Lần đầu có em bé, mẹ không khỏi lo lắng trước những thay đổi xảy ra với con. Đặc biệt, những khác lạ trong phân trẻ sơ sinh như phân trẻ sơ sinh có mùi chua cũng có thể làm mẹ bất an. Nhưng mẹ cần hiểu rằng không phải lúc nào sự thay đổi ở con cũng là dấu hiệu bất thường. Bài viết này sẽ giúp mẹ giải đáp hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua.

Khi nào phân trẻ sơ sinh có mùi chua là dấu hiệu bình thường?

Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua không phải lúc nào cũng đáng lo ngại. Trường hợp phân có mùi chua nhẹ và không kèm theo bất kỳ triệu chứng nào khác thì đây là dấu hiệu bình thường.

Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa còn non yếu của con chưa thể hấp thụ hết chất dinh dưỡng dẫn đến phân trẻ sơ sinh có mùi chua.

Khi nào phân trẻ sơ sinh có mùi chua là dấu hiệu bất thường?

Trường hợp trẻ đi ngoài có mùi chua kèm theo các triệu chứng sau là dấu hiệu nghiêm trọng, mẹ nên cho con đi khám bác sĩ:

Đặc biệt khi nhận thấy trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy, bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan. Vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa của con đang không khỏe.

Khi nào phân trẻ sơ sinh có mùi chua là dấu hiệu bất thường?
Trẻ đi ngoài có mùi chua kèm theo các triệu chứng gì là dấu hiệu nghiêm trọng?

Một số nguyên nhân khiến phân trẻ sơ sinh có mùi chua

Nếu một ngày thay tã và phát hiện phân trẻ sơ sinh có mùi chua, mẹ cần tìm hiểu xem con có thuộc trường hợp nào dưới đây không nhé.

1. Do hấp thu dinh dưỡng kém

Khi hệ tiêu hóa của trẻ không thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng từ thức ăn, phân của trẻ sơ sinh có mùi chua. Nguyên nhân là chất dinh dưỡng dư thừa gây kích ứng dạ dày, tạo điều kiện để vi sinh vật trong đường ruột phát triển và gây mùi.

Với trẻ trong giai đoạn ăn dặm, chiếc bụng nhỏ xíu của con với hệ tiêu hóa còn non nớt gặp khó khăn khi lượng tinh bột đưa vào quá nhiều. Hoặc nó không thể “xử lý” một số loại thực phẩm khó tiêu hóa như các loại hạt, trứng, đậu nành. Điều đó dẫn đến trẻ đi ngoài có mùi chua.

Việc hấp thu kém còn có thể do trẻ mắc các bệnh lý như nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng, rối loạn tiêu hóa.

Tình trạng kém hấp thu cần tìm ra nguyên nhân và can thiệp kịp thời. Vì không chỉ phân có mùi chua, bé còn có thể thường xuyên bị tiêu chảy. Đáng nói, việc kém hấp thu dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, gây sụt cân, chậm phát triển.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối tưởng bình thường mà lại bất thường

2. Không dung nạp đường lactose

Một nguyên nhân khiến phân trẻ sơ sinh có mùi chua là do dạ dày nhạy cảm với đường lactose có trong sữa hoặc các sản phẩm từ sữa. Lactose có trong thực phẩm cũng có thể theo sữa mẹ đi vào cơ thể của bé.

Trường hợp bé không thể dung nạp lactose, mẹ cần theo dõi thêm vì thường có các triệu chứng khác đi kèm như đầy hơi, trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt hoặc bị tiêu chảy.

3. Hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng

Hiện tượng phân trẻ sơ sinh có mùi chua hay xảy ra ở trẻ phải điều trị bằng thuốc kháng sinh. Vì kháng sinh tiêu diệt cả hại khuẩn lẫn lợi khuẩn có trong đường ruột.

Ngoài ra, với trẻ sinh mổ, do không có cơ hội nhận lợi khuẩn tại ngả sinh âm đạo như trẻ sinh thường nên hệ vi sinh đường ruột của con dễ mất cân bằng. Điều này cũng giải thích tại sao trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua.

Một số nguyên nhân khiến phân trẻ sơ sinh có mùi chua?
Phân trẻ sơ sinh có mùi chua hay xảy ra ở trẻ phải điều trị bằng thuốc kháng sinh

4. Mọc răng

Mọc răng là một giai đoạn dường như khó chịu với tất cả các bé. Mặc dù có rất ít hoặc thậm chí chưa có bằng chứng khoa học cho thấy mối liên hệ giữa trẻ đi ngoài có mùi chua với tình trạng mọc răng. Song nhiều mẹ thấy rằng phân của con thường có mùi chua như giấm trong giai đoạn bé mọc răng.

5. Bệnh Crohn

Bệnh Crohn là một “thủ phạm” khác khiến phân trẻ sơ sinh có mùi chua. Đây là căn bệnh viêm ruột đặc thù mãn tính ở trẻ. Các triệu chứng gồm đi ngoài phân lỏng, bé quấy khóc, mệt mỏi, bỏ bú, sốt. Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy cũng là một trong các triệu chứng của bệnh Crohn.

6. Bệnh xơ nang

Căn bệnh di truyền này rất nguy hiểm vì có thể làm tắc nghẽn đường tiêu hóa và phổi, làm cho dịch tiêu hóa cũng như chất nhầy trở nên đặc, dính. Từ đó khiến các enzym tiêu hóa không thể đến ruột non để phân hủy và hấp thụ các chất dinh dưỡng. Kết quả là phân trẻ đi ngoài có mùi chua.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt có đáng lo ngại?

Lưu ý khác cho mẹ

Nếu thấy phân trẻ sơ sinh có mùi chua, mẹ nên:

– Theo dõi tình trạng đi ngoài của con để xem có những bất thường nào khác hay không.

– Nếu đang cho con bú, mẹ nên lưu ý những thực phẩm mình ăn, đặc biệt là các sản phẩm từ sữa. Nếu nghi ngờ bất kỳ thực phẩm nào khiến bé đi ngoài có mùi chua, mẹ cần loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn của mẹ. Tương tự, với trẻ ăn dặm, mẹ hãy ngưng cho con ăn các thực phẩm làm con đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, đi phân có mùi chua, hôi.

– Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến để ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa ở trẻ ăn dặm lẫn trẻ bú mẹ.

– Theo dõi số lần đi ngoài có mùi chua của con. Nếu chỉ là một hoặc hai lần thì không cần phải lo lắng.

– Nhiều mẹ cũng thắc mắc trẻ sơ sinh đi tướt là gì? Đây là tình trạng trẻ đi ngoài có phân màu vàng pha xanh, gần giống như màu của hoa cải. Khác với tiêu chảy, trẻ đi tướt thì phân không bị nhầy và sủi bọt.

Lưu ý khác cho mẹ khi trẻ đi ngoài có mùi chua

Đoán bệnh qua màu sắc phân trẻ sơ sinh

Ngoài mùi, màu sắc phân trẻ sơ sinh cũng có thể “dự báo” tình hình sức khỏe của bé. Phân của trẻ có nhiều màu sắc khác nhau, đặc biệt là trong năm đầu đời khi bé trải qua nhiều thay đổi trong ăn uống. Dưới đây là danh sách màu phân giúp mẹ dự đoán phần nào tình trạng sức khỏe của con.

  • Màu xanh đen: Đây chính là phân su, thải ra trong những ngày đầu tiên bé chào đời và là hiện tượng bình thường.
  • Màu vàng mù tạt: Xảy ra ở trẻ sơ sinh bú sữa mẹ. Điều này là bình thường.
  • Màu vàng tươi: Gặp ở trẻ sơ sinh bú sữa mẹ. Nếu phân có nhiều nước, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiêu chảy.
  • Màu cam: Gặp ở cả trẻ bú mẹ và sữa công thức. Điều này là bình thường.
  • Màu đỏ: Lý do có thể bé dung nạp các thực phẩm màu đỏ. Nếu gần đây bé không ăn thực phẩm màu đỏ thì mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ. Hoặc nếu màu phân không trở lại bình thường trong lần đi ngoài tiếp theo, hãy gọi cho bác sĩ.
  • Màu xanh rêu nhạt: Xuất hiện ở trẻ bú sữa công thức. Điều này là bình thường.
  • Màu xanh lá cây đậm: Gặp ở trẻ ăn thức ăn đặc có màu xanh lá cây hoặc uống bổ sung sắt. Điều này là bình thường.
  • Màu trắng: Đây có thể là dấu hiệu gan có vấn đề. Mẹ nên đưa con đi khám nhi.
  • Màu xám: Đây là dấu hiệu hệ tiêu hóa bé có vấn đề và cần được kiểm tra sức khỏe.
  • >>> Mẹ có thể xem thêm: Màu phân của trẻ sơ sinh nói lên điều gì? Thông điệp sức khỏe bé muốn gửi gắm

    Mong rằng bài viết đã cung cấp cho mẹ những thông tin quan trọng về tình trạng phân trẻ sơ sinh có mùi chua. Đừng quên thường xuyên truy cập MarryBaby để tìm hiểu thêm những mẹo hay chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ nhé.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo
    x