Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Vậy có những cách hạ sốt nhanh cho trẻ nào mà vẫn an toàn, hiệu quả, có thể áp dụng tại nhà? Dưới đây là hướng dẫn toàn diện kèm những lưu ý quan trọng, giúp cha mẹ bảo vệ sức khỏe con yêu một cách tốt nhất.
Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc virus, do trẻ mọc răng, sau tiêm vắc xin,… Do vậy, có thể nói, nguyên nhân gây sốt ở trẻ rất đa dạng. Trong đó, các lý do phổ biến bao gồm:
Về cơ chế, thông thường, khi hệ miễn dịch nhận diện mầm bệnh, não bộ sẽ điều chỉnh nhiệt độ cơ thể tăng lên để “tiêu diệt” những tác nhân lạ [5]. Nghe có vẻ đáng lo ngại, nhưng cơ chế này thực sự mang tính bảo vệ. Dù vậy, nếu sốt quá cao hoặc kéo dài, trẻ sẽ có nguy cơ mất nước, rối loạn điện giải và thậm chí co giật do sốt [3].
Điều quan trọng là phụ huynh cần nắm bắt đầy đủ nguyên nhân gây sốt để xác định được phương án xử lý phù hợp, cũng như lựa chọn cách hạ sốt nhanh cho trẻ an toàn tại nhà. Nếu nghi ngờ con bị sốt do cúm, sốt xuất huyết hay bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng điều trị và chăm sóc đúng cách [2].
Không phải bất cứ cơn sốt nào cũng rõ ràng ngay từ đầu. Có những trường hợp trẻ chỉ hơi ấm và tỏ ra khó chịu, quấy khóc. Tuy nhiên, dưới đây là các dấu hiệu thường gặp mà bạn cần chú ý để nhận biết tình trạng sốt ở trẻ [3]:
Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, trẻ có thể bị phát ban, nổi mẩn, hoặc có triệu chứng ho, sổ mũi, đau họng (nếu do nhiễm trùng hô hấp) [1].
Khi con bị sốt, phần lớn phụ huynh thường lo lắng về việc làm sao để giúp đỡ con em mình giảm nhiệt độ cơ thể một cách nhanh chóng mà không gây hại. Tuy nhiên, thay vì vội vàng sử dụng nhiều phương pháp truyền miệng hoặc tự ý dùng thuốc như một cách nhằm hạ sốt nhanh cho trẻ, bạn nên nắm vững hướng dẫn cơ bản về chăm sóc trẻ bị sốt. Sau đây là một số điểm chính cần lưu ý:
Trước hết, sốt không phải lúc nào cũng là một biểu hiện tiêu cực. Đối với nhiều trẻ, hiện tượng sốt chính là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang “chiến đấu” để bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn hoặc virus [5]. Tuy vậy, sốt cao quá mức hoặc kéo dài có thể khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi và làm tăng nguy cơ mất nước. Vì vậy, việc hạ sốt an toàn đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Dưới đây là 7 cách hạ sốt cho trẻ khá an toàn mà bạn có thể tham khảo trong quá trình chăm sóc bé tại nhà.
Quá nhiều lớp quần áo có thể khiến thân nhiệt trẻ tăng, thậm chí gây khó thở, kích ứng da. Vì vậy, khi trẻ sốt, hãy mặc cho trẻ những bộ đồ mỏng, nhẹ, thấm hút mồ hôi tốt. Lựa chọn loại vải có khả năng thấm hút như cotton, không đắp chăn hay quấn ủ trẻ có thể hỗ trợ giảm thân nhiệt cho trẻ.
Tình trạng sốt thường khiến trẻ bị mất nước. Do đó, cách hạ sốt nhanh cho trẻ khá hữu hiệu là cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước trái cây tươi (đối với trẻ đã ăn dặm), sữa mẹ (cho bé dưới 6 tháng) hoặc dung dịch bù điện giải (oresol) với liều lượng phù hợp [4]. Trong quá trình bù nước, bạn có thể kiểm tra tã (với trẻ nhỏ) hoặc số lần đi tiểu (trẻ lớn) để bảo đảm trẻ không bị thiếu hụt chất lỏng.
Nếu phương pháp cởi bỏ bớt quần áo không phát huy hiệu quả, hãy thử lau mát cho trẻ. Đây là giải pháp tương đối đơn giản nhưng hiệu quả. Chuẩn bị nước ấm khoảng 35–37°C, sau đó dùng khăn mềm nhúng nước và lau khắp cơ thể trẻ, đặc biệt tập trung ở vùng trán, nách, bẹn. Nên lau cho trẻ trong khoảng 5-10 phút để nước ấm bốc hơi sẽ lấy đi nhiệt trên da, làm giảm thân nhiệt trẻ. Lưu ý tránh dùng nước lạnh vì chênh lệch nhiệt độ lớn có thể gây co mạch ngoại vi, làm trẻ ớn lạnh nặng hơn.
Đôi khi, sự tiếp xúc da với da kèm tinh dầu thiên nhiên có thể giúp trẻ thư giãn. Việc này giúp trẻ đổ mồ hôi, từ đó cơ thể thoát bớt nhiệt ra bên ngoài. Một số loại tinh dầu có thể sử dụng như tinh dầu bạc hà, tinh dầu bạch đàn, tinh dầu tràm, tinh dầu lavender [13]. Nhưng do một số tinh dầu có chứa chất bảo quản, nên để chắc chắn loại tinh dầu phù hợp cho làn da mỏng manh của bé, ba mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên gia [13].
Khi trẻ bị sốt, việc được nghỉ ngơi nhiều hơn cũng là một cách hỗ trợ trẻ hạ sốt vì giấc ngủ giúp cơ thể phục hồi năng lượng [4]. Bạn hãy giữ phòng thông thoáng, độ ẩm vừa phải, tránh gió lùa mạnh khi bé nghỉ ngơi nhé.
Miếng dán hạ sốt với thành phần chủ yếu là gel lạnh có thể giúp giảm nhiệt độ cơ thể và từ đó giúp bé hạ sốt nhanh chóng. Ba mẹ có thể sử dụng để tăng hiệu quả hạ sốt cho con. Nhưng lưu ý cách này không mang lại hiệu quả lâu dài và dứt điểm vì trẻ có thể sốt trở lại.
Trong một số trường hợp, khi cơn sốt của trẻ ở mức cao (trên 38,5°C) và khiến trẻ rất khó chịu, việc sử dụng thuốc hạ sốt được xem là cần thiết. Đây cũng là cách hạ sốt cho trẻ hiệu quả. Tuy nhiên, việc dùng thuốc phải hết sức thận trọng, tuân theo chỉ định của bác sĩ hoặc hướng dẫn sử dụng in trên bao bì. Các loại thuốc hạ sốt thông dụng hiện nay là paracetamol (acetaminophen) và ibuprofen [4].
Khi dùng thuốc, cần đảm bảo rằng trẻ không dị ứng với bất kỳ thành phần nào. Không nên kết hợp paracetamol với ibuprofen nếu chưa có chỉ định của bác sĩ, vì có thể gây quá liều. Thêm vào đó, chú ý đọc kỹ hướng dẫn in trên nhãn các loại thuốc hạ sốt phổ biến như Mexcold, Tydol Women, hay Momentact Analgesico, v.v… để tránh nhầm lẫn [4],[10],[11].
Một lưu ý đặc biệt khác là không được dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ sơ sinh vì có thể dẫn tới Hội chứng Reye gây đột tử ở trẻ [4].
Nếu trẻ sốt không đáp ứng với liều thuốc an toàn hoặc xuất hiện dấu hiệu dị ứng (phát ban, sưng môi, khó thở), hãy dừng thuốc và đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, cha mẹ cần tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc “đúng thuốc, đúng liều, đúng thời gian” để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm [2].
Sốt nhiều khi tưởng chừng chỉ là một hiện tượng tạm thời, nhưng có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu phụ huynh không theo dõi sát sao. Dưới đây là những độ tuổi của trẻ cũng như thời điểm cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ hoặc bệnh viện, thay vì chỉ chăm sóc tại nhà [4]:
Bên cạnh hạ sốt, việc chăm sóc trẻ toàn diện và theo dõi sát diễn biến bệnh cũng vô cùng quan trọng. Dưới đây là những biện pháp hỗ trợ thường được các bác sĩ khuyến khích [3]:
Khi trẻ sốt, có không ít “mẹo dân gian” hoặc thông tin trôi nổi chưa được kiểm chứng. Áp dụng sai cách có thể khiến tình trạng của trẻ nặng hơn. Dưới đây là những điều bạn tuyệt đối nên tránh:
Tránh các sai lầm trên sẽ giảm nguy cơ biến chứng và giúp trẻ mau chóng hồi phục. Hãy luôn ưu tiên các biện pháp khoa học, đồng thời lắng nghe tư vấn từ nhân viên y tế để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh cũng là kim chỉ nam cho mọi gia đình. Ngoài việc nắm các cách hạ sốt nhanh cho trẻ, ba mẹ cũng nên biết cách phòng ngừa hiệu quả. Dưới đây là các cách giúp giảm nguy cơ trẻ bị sốt, đặc biệt trong giai đoạn giao mùa, dịch bệnh:
Bằng cách áp dụng các biện pháp phòng ngừa, bố mẹ không chỉ giúp con tránh được nhiều loại bệnh gây sốt mà còn tạo điều kiện cho con phát triển toàn diện. Thêm vào đó, khi trẻ được tiêm vắc xin tốt, dinh dưỡng đầy đủ và sinh hoạt khoa học, bạn sẽ yên tâm hơn khi mùa dịch đến.
Mẹ cần đưa con đến bệnh viện ngay nếu con bị sốt và thuộc một trong những trường hợp sau đây:
Mặc dù mọc răng có thể khiến trẻ bị sốt nhẹ, nhưng chỉ nhiệt độ chỉ tối đa 38,5°C. Đồng thời, bé cũng sẽ có các dấu hiệu như: chảy nước dãi, ngứa nướu, nhai núm vú và quấy khóc.
Nếu bé sốt cao hơn mức này, kèm theo tiêu chảy hoặc phát ban thì mẹ phải tham khảo ý kiến bác sĩ, đề phòng trường hợp bé mắc phải các bệnh đáng lo ngại khác.
Nếu trẻ sốt trên 39 độ, đặc biệt là trẻ dưới 3 tháng tuổi, mẹ không được chủ quan hay tự xử lý tại nhà mà phải đưa bé đến bệnh viện. Bởi sốt cao có thể là dấu hiệu đầu tiên của các loại bệnh nghiêm trọng hơn như: viêm màng nào, sốt rét, sốt xuất huyết…
Hiện nay trên thị trường có 2 loại thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh phổ biến là Paracetamol (hay gọi là Acetaminophen) và Ibuprofen.
Trên thực tế, miếng dán hạ sốt chỉ là một giải pháp tại chỗ và tạm thời nhằm giúp bé thoải mái hơn. Nó không có tác dụng thay thế các loại thuốc chữa bệnh, nhưng mẹ nên dùng miếng dán hạ sốt nếu cảm thấy bé quá khó chịu.
Tuy nhiên, mẹ lưu ý không tiếp tục dùng miếng dán hạ sốt nếu bé có dấu hiệu kích ứng, nhiệt độ cơ thể hạ đột ngột hoặc trường hợp trẻ sốt do dị ứng, phát ban và viêm phổi.
Việc chăm sóc trẻ khoa học, kết hợp theo dõi sát sao giúp bạn dễ dàng chăm sóc trẻ và có cách hạ sốt nhanh cho trẻ phù hợp với tình trạng sốt của trẻ. Nên nhớ, nếu tình trạng sốt của trẻ không thuyên giảm hoặc trẻ quấy khóc liên tục, hãy đưa bé đi khám. Chăm sóc chủ động và kịp thời là chìa khóa đảm bảo con khỏe mạnh, mau chóng phục hồi sau cơn sốt.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
[1] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279455/ Overview: Fever in children. Ngày truy cập: 2/4/2025
[2] https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/fever/symptoms-causes/syc-20352759 Fever. Ngày truy cập: 2/4/2025
[3] https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/fever/Pages/Fever-and-Your-Baby.aspx Fever and Your Baby. Ngày truy cập: 2/4/2025
[4] https://www.nationwidechildrens.org/conditions/fever Fever: Home treating and when to see a doctor. Ngày truy cập: 2/4/2025
[5] https://www.scripps.org/news_items/5787-what-are-common-causes-of-fever-in-infants What are Common Causes of Fever in Infants?. Ngày truy cập: 2/4/2025
[6] https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/immunization-reactions/ Immunization Reactions. Ngày truy cập: 2/4/2025
[7] https://health.clevelandclinic.org/teething-signs-and-symptoms Teething Doesn’t Cause Fevers — and Other Myths To Sink Your Teeth Into. Ngày truy cập: 2/4/2025
[8] https://www.who.int/vietnam/vi/news/feature-stories/detail/dengue—questions-and-answers Hỏi đáp về bệnh sốt xuất huyết Dengue. Ngày truy cập: 2/4/2025
[9] https://www.nhs.uk/conditions/dengue/#:~:text=Dengue%2C%20also%20known%20as%20dengue,dengue%2C%20but%20this%20is%20rare. Dengue. Ngày truy cập: 2/4/2025
[10] https://www.mims.com/vietnam/drug/info/mexcold?type=vidal Mexcold: Liều lượng và thành phần. Ngày truy cập: 2/4/2025
[11] https://www.mims.com/vietnam/drug/info/tydol%20women?type=vidal Tydol: Liều lượng và thành phần. Ngày truy cập: 2/4/2025
[12] https://www.who.int/vietnam/vi/news/detail/13-12-2011-malaria-deaths-are-down-but-progress-remains-fragile Số ca tử vong do sốt rét giảm song tiến bộ còn rất mong manh. Ngày truy cập: 2/4/2025
[13] https://www.healthline.com/health/essential-oils-for-fever#essential-oils-for-fever Essential oils for fever: Benefits, Side effects, When to see a doctor. Ngày truy cập: 2/4/2025
[14] https://www.who.int/health-topics/breastfeeding#tab=tab_1 Breastfeeding. Ngày truy cập: 2/4/2025