Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh đa phần là do sự tấn công của các loại vi khuẩn như vi khuẩn que ruột già, vi khuẩn que biến hình, khuẩn que khuẩn xanh, vi khuẩn cầu biến hình. Không chỉ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm về hệ tuần hoàn máu và não của trẻ, những trường hợp nhiễm trùng máu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thậm chí có thể gây tử vong cho trẻ.
Theo thống kê, nhiễm trùng máu là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ sơ sinh, chỉ xếp sau chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh.
♦ Những trường hợp nhiễm trùng máu trước khi sinh thường là do trong thời gian mang thai, mẹ bầu mắc các bệnh như rubella, toxoplasmosis, nhiễm trùng đường tiết niệu. Những vi khuẩn gây bệnh này sẽ thông qua nhau thai và gây ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn máu của trẻ.
♦ Những trường hợp vỡ ối sớm sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn trong hệ sinh dục xâm nhập vào màng ối, làm nhiễm khuẩn nước ối. Nếu thai nhi nuốt phần nước ối bị “ô nhiễm” này, nguy cơ viêm phổi, viêm dạ dày và phát triển thành nhiễm trùng máu sẽ rất cao.
♦ Nhiễm trùng máu sau khi sinh là do vi khuẩn xâm nhập vào máu thông qua niêm mạc da, đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường tiết niệu. Đặc biệt, nguy cơ nhiễm trùng do cuống rốn của bé không được chăm sóc kỹ càng cũng khá cao.
Tùy thuộc vào từng loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé mà các biểu hiện có thể thay đổi khác nhau. Chẳng hạn, trẻ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B sẽ xuất hiện những biểu hiện của bệnh viêm phổi, viêm màng não như ngừng thở, hạ huyết áp. Nhiễm trùng máu do tụ cầu khuẩn thường biểu hiện ở xương và da, phổ biến nhất là tình trạng viêm da nhiễm trùng.
Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng máu ở trẻ có thể rất đa dạng, và dễ bị “nhận nhầm” với nhiều căn bệnh khác. Tuy nhiên, đa số các trường hợp, trẻ sẽ có những biểu hiện sau đây. Mẹ lưu ý nhé!
♦ Với đa số các trường hợp, bác sĩ cần thực hiện một số xét nghiệm đặc thù tìm ra loại vi khuẩn tấn công để điều trị hợp lý nhất. Song song với quá trình điều trị nhiễm trùng máu, bác sĩ cũng sẽ “khắc phục hậu quả” của tình trạng mất nước, nôn ói, và co giật.
♦ Bảo vệ con từ khi còn nằm trong bụng mẹ: Nâng cao tinh thần cảnh giác bảo vệ bản thân khỏi những nguy cơ viêm nhiễm, hoặc những bệnh phụ khoa trong thời gian mang thai.
♦ Sau khi sinh, mẹ nên thường xuyên theo dõi biểu hiện của trẻ để có thể kịp thời phát hiện bệnh, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm cho bé.
♦ Khi chăm sóc trẻ, nhất và khi vệ sinh rốn cho bé, mẹ nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn.
Để ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này ngay từ khi mang thai, bạn nên chú ý chăm sóc sức khỏe thai kỳ và vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. Đồng thời, chị em cần khám thai định kỳ để đảm bảo thai phát triển tốt và không có nguy cơ nhiễm khuẩn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào đường máu.
Trong vài tuần đầu sau khi sinh, bạn nên chú ý những biểu hiện bên ngoài của con để kịp thời phát hiện bệnh. Thông thường những biểu hiện bên ngoài của bệnh khiến bạn dễ nhầm lẫn với sự thay đổi môi trường sống từ bào thai ra bên ngoài. Phát hiện sớm sẽ giúp bé tránh được các nguy cơ gây bệnh.
Trường hợp của bé Tiến Đạt (2 tuổi, ở ngoại thành Hà Nội) là một ví dụ. Bé bị sốt cao liên tục, tri giác lờ mờ. Gia đình phải đưa con vào bệnh viện huyện cấp cứu, nhưng tình trạng ngày càng nặng hơn, bé rơi vào hôn mê và được chuyển lên bệnh viện tuyến trên.
Tại Bệnh viện, bé Đạt vẫn liên tục sốt cao, các bác sĩ chụp phổi và nghi ngờ sốt do vi khuẩn nhưng chưa tìm được vi khuẩn nào. Khi cấy máu thì phát hiện đó là vi khuẩn tụ cầu vàng kháng thuốc. Đây là vi khuẩn sống trên da người nhưng có thể xâm nhập vào đường máu gây nhiễm trùng máu cho trẻ và có thể dẫn đến tử vong.
Chị Hoa (mẹ bé Đạt) chia sẻ: “Đạt rất ngoan, gia đình cũng chăm con cẩn thận, không để con bị trầy xước da nghiêm trọng nào, mình không biết con bị mắc bệnh từ đâu”.
Hay như trường hợp của bé Nguyễn Kim Ng. 5 tuổi ở Bình Dương cũng tương tự. Bé Ng. được mẹ cho đi công viên chơi. Về nhà thấy con có một vết xước nhỏ trên tay do bị muỗi đốt, con ngứa quá nên gãi. Nghĩ cũng như các vết muỗi bình thường khác nên chị chủ quan. Nhưng rồi sưng đỏ chẳng lặn mà ngày một tấy hơn có mụn đầu đinh khiến bé sốt cao, quấy khóc suốt.
Mẹ bé Ng cho biết: “Bé sốt li bì nên mình cho con nhập viện, qua các xét nghiệm cấy máu, bác sĩ nhận định con bị nhiễm trùng máu do tụ cầu vàng, cần điều trị các loại thuốc kháng sinh thế hệ thứ 3 mới có thể tiêu diệt được vi khuẩn. Phải mất một thời gian điều trị kết hợp cùng thuốc kháng sinh, tình trạng bệnh của con mới dần cải thiện. Không ai nghĩ được rằng, chỉ vì nốt muỗi đốt nhỏ trên da mà lại ảnh hưởng lớn đến vậy”.
Các chuyên gia y tế cảnh báo, trong giai đoạn từ tháng 6 tới tháng 9, thời tiết nóng bức, kèm mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển. Chúng không chỉ đốt người mà còn là vật trung gian truyền nhiều loại bệnh dịch như sốt rét, sốt xuất huyết. Vết đốt ban đầu chỉ là vết thương rất nhỏ nhưng sau đó sẽ sưng to do phản ứng miễn dịch của cơ thể. Đối với trẻ em, tình trạng này sẽ ngày càng nguy hiểm hơn khi mắc phải nhiễm trùng máu và dễ để lại biến chứng.
Để phòng tránh và hạn chế sự phát triển của muỗi, TS.BS Nguyễn Như Lan – Nguyên trưởng khoa Laser Phẫu thuật, Viện Da liễu Trung ương khuyến cáo cha mẹ khi cho con đi ngủ cần mắc màn, kể cả ban ngày. Khu vực nhà ở, giường ngủ cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm để loại bỏ nơi trú ngụ của muỗi.
Khi bị muỗi đốt hay côn trùng cắn, cha mẹ không nên chủ quan mà cần rửa ngay vết đốt, cắn bằng nước sạch để loại bớt vi khuẩn và các chất tiết của côn trùng, tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
Để trị muỗi đốt cũng như giảm sưng, ngứa, mẩn đỏ, mẹ có thể dùng sản phẩm chuyên biệt cho da bé chứa thành phần tự nhiên như Kem EmBé. Chỉ cần bôi lên vùng da bị tổn thương 2-3 lần mỗi ngày, chất kem mát cùng mùi hương dịu nhẹ sẽ giúp đẩy lùi các triệu chứng sưng, ngứa, đỏ do vết muỗi, côn trùng cắn. Kem Em Bé chứa bộ đôi Nano Curcumin và tinh chất Cúc La Mã có tác động toàn diện trong việc chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa, tạo màng bảo vệ và ngăn ngừa thâm sẹo hiệu quả.
Bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ em rất nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao, vì vậy mẹ nên chủ động phòng ngừa cho bé để tránh xảy ra các hậu quả đáng tiếc nhé.
MarryBaby
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.