Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Bích Trâm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 17/09/2020

Bé bị cảm lạnh và những điều mẹ cần biết

Bé bị cảm lạnh và những điều mẹ cần biết
Làm thế nào để chắc chắn được con yêu chỉ đang bị cảm lạnh thông thường hay là dấu hiệu của một chứng bệnh nghiêm trọng nào đó?

Bé bị cảm lạnh rất phổ biến, đặc biệt là vào mùa đông. Mặc dù tình trạng này không gây nguy hiểm nhưng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch khiến bé dễ mắc phải các căn bệnh khác về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi rất nguy hiểm.bé bị cảm lạnh

Các triệu chứng của viêm phế quản, viêm phổi có nhiều điểm giống với khi bé bị cảm lạnh thông thường, vì thế rất khó để xác định. Mẹ nên nắm bắt rõ để không chủ quan, lơ là trong việc chữa trị cho bé nhé.

3 dấu hiệu bé bị cảm lạnh mẹ nên kiểm tra ngay

1. Bé phản ứng như thế nào?

Bé rất buồn ngủ hoặc cáu kỉnh là dấu hiệu xấu. Thông thường trẻ nhỏ sẽ buồn ngủ và cáu kỉnh khi bé không khỏe, nhưng nếu bé phản ứng quá mức thì mẹ nên đưa đến bệnh viện để thăm khám và phát hiện bệnh sớm nhé.

2. Bé gặp khó khăn khi thở

Mẹ hãy quan sát xem nhịp thở của bé có gì khác thường không, ví dụ như bé bị khó thở hoặc thở nhanh. Bạn có thể dùng đồng hồ đếm giây và đếm xem bé thở bao nhiêu nhịp trong 10 giây, từ đó bạn có thể suy ra bé thở bao nhiêu lần một phút.

Đối với trẻ sơ sinh, số nhịp thở của bé khoảng 50-60 lần trong một phút. Bạn cũng nên quan sát lồng ngực bé khi con thở. Nếu bạn thấy xương sườn nhô lên và ngực trông có vẻ như hóp vào khi bé hít thở thì cần đưa con đến bệnh viện để thăm khám.

3. Bé có uống nước không?

Mặc dù lúc bị bệnh bé sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống nhưng mẹ nên cố gắng bổ sung nhiều nước cho con để tránh bị mất nước nhé. Trung bình trong vòng 24 tiếng đồng hồ, bé cần khoảng 100ml nước trên 1kg trọng lượng cơ thể. Ví dụ như bé nặng 4,5kg sẽ cần ít nhất 450ml nước một ngày và bé nặng 9kg thì cần khoảng 900ml nước một ngày. Nếu bé không chịu uống nước hoặc gặp khó khăn khi nuốt chất lỏng trong vòng vài giờ thì mẹ nên đưa con đến bệnh viện để kiểm tra.

Làm gì khi bé bị cảm lạnh?

Mẹ có thể áp dụng các cách sau để điều trị cho bé bị cảm lạnh sổ mũi để giúp con dễ chịu và nhanh chóng hồi phục:

1. Điều trị cảm lạnh tại nhà cho bé

  • Để bé nghỉ ngơi nhiều. Bé có thể cần ngủ trưa nhiều hơn bình thường hoặc ngủ thêm giấc.
  • Đặt một vài cái khăn hoặc chêm thêm tấm lót dưới đệm, giúp bé nằm cao đầu để dễ thở.
  • Cho con tắm bằng nước ấm.
  • Bổ sung nước cho bé bằng sữa mẹ, sữa công thức hoặc nước lọc.
  • Dùng nước muối sinh lý và một ống hút mũi bằng cao su để làm lỏng và hút dịch trong mũi của con.
  • Đặt máy tạo ẩm hoặc phun sương trong phòng hoặc đưa bé vào phòng tắm hơi nước khoảng 15 phút để giúp thông đường thở.Bé bị cảm lạnh

2. Chữa bé bị cảm lạnh, sốt cao bằng khoai tây

Dùng một củ khoai tây cắt thành các lát rồi cho vào tất của bé để qua đêm. Cách này sẽ giúp con hạ sốt và giảm nghẹt mũi.

Khoai tây không chỉ giúp chữa cảm lạnh mà còn có thể giúp hạ sốt. Theo WebMD thì vỏ khoai tây cũng có đặc tính chống vi khuẩn. Khoai tây sống giúp làm giảm các triệu chứng của viêm khớp, nhiễm trùng, bỏng và đau mắt.

Nhà nghiên cứu y khoa Jenny Hills cũng từng đề cao khoai tây trong một bài báo trên Healthy and Nutural World: “Khoai tây từ lâu đã được biết đến với khả năng chống độc có thể tiêu diệt vi khuẩn và virus. Kiến thức này có từ thời cổ đại Trung Quốc và Ai Cập”.

Thực tế, một bà mẹ ở California, Mỹ, có tên Debbie Vigan đã chia sẻ trên trang cá nhân về việc cô đã áp dụng “liệu pháp khoai tây” để chữa cảm lạnh cho bé Deairres của mình.

Debbie Vigan chia sẻ: “Khi Deairres có dấu hiệu cảm lạnh nhẹ, tôi đã đặt khoai tây vào tất của con từ lúc 8-9 giờ tối. Thật kỳ diệu, thằng bé không bị ốm nặng thêm nữa. Thằng bé không bị chảy nước mũi hay ngạt mũi như mọi khi và đã ngủ ngon suốt 12 tiếng. Buổi sáng hôm sau khi tôi lấy khoai tây ra khỏi tất của con thì khoai tây đã chuyển sang màu đen”.

Debbie Vigan cho biết cô đã học được cách này từ một bài báo. Sau khi chia sẻ lên trang cá nhân, bài viết của cô đã nhận được 300.000 lượt chia sẻ nhanh chóng. Cách chữa trị lạ lùng này cũng được một số bà mẹ học theo. Thậm chí, một số bà mẹ khẳng định khoai tây không chỉ có tác dụng điều trị cảm lạnh mà còn giúp hạ sốt cho trẻ.

Tuy vậy, cho dù biện pháp điều trị bé bị cảm lạnh ở nhà bằng khoai tây hoặc bằng các biện pháp dân gian khác có đơn giản như thế nào đi nữa thì mẹ cũng nên theo dõi kỹ tình trạng sức khỏe của con và đưa đến bệnh viện ngay khi bé có các dấu hiệu nặng hơn như:

  • Mệt li bì
  • Sốt cao từ 38ºC
  • Thở khó
  • Bú kém hoặc bỏ bú
  • Bé bị cảm lạnh, nôn trớ từ 3 ngày trở lên
  • Da xanh xao, nhợt nhạt
  • Ít hoạt động

khoai tây

Bé bị cảm lạnh tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, viêm phổi, sốt cao mất nước. Vì vậy mẹ không nên chủ quan với các triệu chứng con gặp phải. Mẹ hãy đưa con đến ngay bệnh viện thăm khám và điều trị khi thấy con có các dấu hiệu trở nặng nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x