Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Thông tin kiểm chứng bởi Vũ Thị Tuyết Hoa
Cập nhật 26/12/2023

Bé bị rôm sảy tắm lá gì? 12 loại lá tắm an toàn hiệu quả cho trẻ

Bé bị rôm sảy tắm lá gì? 12 loại lá tắm an toàn hiệu quả cho trẻ
Rôm sảy là một dạng viêm da do tắc nghẽn lỗ chân lông, khiến mồ hôi không thoát ra ngoài được. Tắm nước lá có tác dụng làm mát da, giảm ngứa, sưng đỏ và giúp lỗ chân lông thông thoáng hơn, từ đó giúp giảm tình trạng rôm sảy.

Vậy bé bị rôm sảy tắm lá gì? Dưới đây là 12 cách hỗ trợ chữa rôm sảy cho bé bằng lá tắm và cách nấu nước tắm trị rôm sảy cho trẻ.

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy?

Rôm sảy là một bệnh lý da liễu thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh thường xuất hiện ở những vùng da dễ đổ mồ hôi như cổ, nách, lưng, bụng, mông. Rôm sảy gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ, ảnh hưởng đến giấc ngủ và ăn uống của trẻ. Nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy thường gặp là do:

  • Thời tiết nóng bức: Khi thời tiết nóng bức, cơ thể trẻ tiết ra nhiều mồ hôi để làm mát cơ thể. Tuy nhiên, do tuyến mồ hôi của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên mồ hôi không thoát ra ngoài được, gây tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành rôm sảy.
  • Mặc quần áo quá dày, quá chật: Quần áo quá dày, quá chật sẽ khiến cơ thể trẻ khó thoát nhiệt, làm tăng tiết mồ hôi và gây rôm sảy.
  • Trẻ vận động nhiều: Khi trẻ vận động nhiều, cơ thể sẽ tiết ra nhiều mồ hôi. Nếu trẻ không được vệ sinh sạch sẽ sau khi vận động thì cũng dễ bị rôm sảy.
  • Trẻ bị sốt cao: Khi trẻ bị sốt cao, thân nhiệt tăng cao khiến cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi. Nếu không được hạ sốt kịp thời thì cũng có thể dẫn đến rôm sảy.
  • Trẻ bị dị ứng với sữa tắm, bột giặt: Một số trẻ có thể bị dị ứng với thành phần hóa học có trong sữa tắm, bột giặt. Khi sử dụng các sản phẩm này, trẻ có thể bị nổi rôm sảy.

2. Bé bị rôm sảy tắm lá gì?

Dưới đây là một số loại lá thường được dùng để tắm cho trẻ bị rôm sảy.

2.1 Tắm nước lá chè xanh

Lá chè xanh là một lựa chọn hữu ích cho mẹ nào chưa biết bé bị rôm sảy nên tắm lá gì. Chè xanh giúp hỗ trợ trị rôm sảy do chúng chứa nhiều phenol, một chất có đặc tính chống viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn và vi trùng có hại trên da. Ngoài ra, hoạt chất EGCG trong trà xanh còn có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, hỗ trợ kích thích tái tạo tế bào và tăng cường khả năng tự vệ của da.

Cách sử dụng lá chè xanh trị rôm sảy cho bé:

  • Chuẩn bị 100g lá chè xanh tươi, 1 muỗng cà phê muối.
  • Rửa sạch lá chè xanh.
  • Đun sôi 2 lít nước, cho lá chè xanh vào nấu thêm 10 phút.
  • Thêm muối vào, khuấy đều, sau đó tắt bếp.
  • Lọc lấy nước, pha loãng với nước sạch tắm cho bé.

Lá chè xanh cũng có tác dụng trị sởi hiệu quả. Mẹ có thể tham khảo Cách chữa sởi ở trẻ bằng lá chè xanh và các loại thảo dược khác.

Bé bị rôm sảy tắm lá gì? Tắm lá chè xanh
Bé bị rôm sảy tắm lá gì? Tắm lá chè xanh

2.2 Lá sài đất

Lá sài đất là một loại thảo dược tự nhiên có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, trong đó có khả năng trị rôm sảy. Trong Đông y, sài đất có tính mát, vị ngọt, có tác dụng làm mát da, giải độc, chống rôm sảy, mụn nhọt, ho, viêm họng. Các thành phần như tannin, saponin, flavonoid, chất béo và tinh dầu hòa tan trong lá sài đất có tác dụng giảm nhiễm trùng, cải thiện tình trạng viêm da.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị 200 gam lá sài đất tươi hoặc 100 gam lá khô.
  • Rửa sạch lá sài đất với nước nhiều lần và vò nát.
  • Đun sôi lá sài đất đã vò nát với 2 lít nước.
  • Vớt bỏ lá sài đất, pha loãng nước sài đất với nước sạch để được nước tắm hơi ấm ấm.
  • Tắm cho bé bằng nước này 3 lần/tuần.
Bé bị rôm sảy tắm lá gì?
Bé bị rôm sảy tắm lá gì? Tắm lá sài đất

2.3 Tắm lá kinh giới

Lá kinh giới chứa nhiều thành phần kháng sinh tự nhiên, có công dụng trị một số bệnh về da như mụn nhọt, rôm sảy, mẩn ngứa. Chính vì thế, nếu mẹ nào còn băn khoăn bé bị rôm sảy tắm lá gì thì tắm nước lá kinh giới là một lựa chọn tuyệt vời.

Cách sử dụng:

  • Dùng 1 nắm lá kinh giới tươi cả thân và lá.
  • Rửa sạch các nguyên liệu đã sơ chế cho hết cát, bẩn rồi ngâm với nước muối pha loãng 15 phút.
  • Đun sôi lá kinh giới với lượng nước vừa đủ để tắm.
  • Khi nước nguội bớt và còn âm ấm, dùng khăn mềm nhúng vào nước lau người và tắm cho bé.
  • Tắm cho bé bằng nước này 3 lần/tuần.
Bé bị rôm sảy tắm lá gì?
Bé bị rôm sảy tắm lá gì? Tắm lá kinh giới

2.4 Tắm nước lá khế

Lá khế là một loại thảo dược tự nhiên có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, trong đó có khả năng trị rôm sảy. Lá khế có vị chua, tính mát, có tác dụng kháng khuẩn, thanh nhiệt, chống dị ứng.

Cách sử dụng lá khế trị rôm sảy:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi (khoảng 20-30 lá) và rửa sạch
  • Cho lá khế vào cối giã nát, thêm một chút muối.
  • Vắt lấy nước cốt.
  • Pha loãng nước cốt lá khế với nước ấm để được nước tắm.
  • Tắm cho bé bằng nước này hàng ngày.
lá khế
Bé bị rôm sảy tắm lá gì? Tắm lá khế

2.5 Tắm lá trầu không

Lá trầu không chứa nhiều vitamin C, riboflavin, niacin và các khoáng chất giúp cân bằng độ ẩm, làm dịu da và giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu khi bị rôm. Ngoài ra, thành phần lá trầu không còn có tác dụng kháng khuẩn, giúp ngăn chặn nhiễm trùng do rôm sảy gây ra. Hãy sử dụng lá trầu không nếu mẹ chưa biết bé bị rôm sảy tắm lá gì.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không tươi (khoảng 20-30 lá) và rửa sạch.
  • Cắt lá trầu không thành từng miếng nhỏ.
  • Cho lá trầu không vào nồi đun sôi với 2 lít nước.
  • Vớt lá trầu không ra, pha loãng nước lá trầu không với nước ấm để được nước tắm.
  • Tắm cho bé bằng nước này 3-4 lần/tuần.

Ngoài ra, lá trầu không cũng là thần dược cho trẻ sơ sinh. Mẹ có thể xem thêm Tác dụng của lá trầu không với trẻ sơ sinh? Có nên hơ lá trầu cho bé?

Bé bị rôm sảy tắm lá gì? Tắm lá trầu
Bé bị rôm sảy tắm lá gì? Tắm lá trầu

2.6 Tắm lá cây bôm bốp

Cây bôm bốp hay tầm bóp, thù lù là một loại cây mọc dại ở nhiều nơi, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Theo kinh nghiệm dân gian, cây bôm bốp có tác dụng làm mát và làm sạch da, giúp cải thiện tình trạng rôm sảy ở trẻ nhỏ.

Cách nấu nước tắm trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh khá đơn giản. Mẹ cắt cả thân cả lá, rửa sạch nấu nước tắm cho con trong vài ngày thì tình trạng rôm sảy của bé sẽ được cải thiện đáng kể.

Bé bị rôm sảy tắm lá gì? Tắm lá và cây bôm bốp (thù lù)
Bé bị rôm sảy tắm lá gì? Tắm lá cây bôm bốp (thù lù)

2.7 Tắm nước lá diếp cá

Lá diếp cá nấu nước là một phương thuốc quý chữa rôm sảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Với tính mát, vị cay, khả năng giải độc, thanh nhiệt và tiêu sưng nên rau diếp cá được sử dụng trong các bài thuốc trị rôm sảy, mụn nhọt.

Cách nấu nước tắm trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh tương tự như các loại lá trên.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ bị lột da tay, bong tróc da đầu ngón tay là thiếu chất gì?

Bé bị rôm sảy tắm lá gì
Bé bị rôm sảy tắm lá gì? Tắm lá diếp cá

2.8 Tắm lá dâu tằm

Lá dâu tằm chứa nhiều vitamin C, B1, D, axit amin tự do, axit hữu cơ, tanin… Những thành phần này có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, làm sạch và nuôi dưỡng làn da. Với những tác dụng như vậy, các mẹ thường tắm lá dâu tằm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để hỗ trợ điều trị rôm sảy, mẩn ngứa, phát ban…

Để điều trị rôm sảy được hiệu quả hơn, mẹ có thể lấy đậu xanh còn nguyên hạt đem tán mịn rồi thoa lên vùng da bị nổi rôm của bé sau khi con tắm nước lá dâu tằm.

Lá dâu tằm
Bé bị rôm sảy tắm lá gì? Tắm lá dâu tằm

2.9 Tắm nước lá ngải cứu

Trong lá ngải cứu có chứa các thành phần như glucose, axit malic, chlorophyll, vitamin B và vitamin C có tác dụng loại bỏ vi khuẩn còn bám trên bề mặt da, giúp ngăn ngừa các bệnh về da như phát ban, rôm sảy,…

Đối với mẹ nào chưa biết bé bị rôm sảy tắm lá gì thì chỉ cần lấy một nắm lá ngải cứu, rửa sạch, đun sôi với nước rồi pha nước tắm cho bé.

Bé bị rôm sảy tắm lá gì
Bé bị rôm sảy tắm lá gì? Tắm lá ngải cứu

2.10 Tắm nước lá rau sam

Rau sam là 1 loại rau dại mọc nhiều ở các vùng quê Việt, nó lành tính, nhưng lại có tính sát trùng, diệt khuẩn, thanh nhiệt giải độc nên cũng giúp trị rôm sảy tốt.

Để dùng rau sam trị rôm sảy, mẹ hái rau về, rửa sạch, giã nát rồi ép lấy nước cốt pha với nước ấm để tắm cho trẻ đến khi hết rôm sảy thì ngừng.

Rau sam
Bé bị rôm sảy tắm lá gì? Tắm lá rau sam

2.11 Tắm nước cỏ mần trầu

Cỏ mần trầu rất lành tính, có công dụng hiệu quả trong trị vàng da, rôm sảy, nổi ban đỏ ngứa, ghẻ lở ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn.

Nếu mẹ chưa biết bé bị rôm sảy tắm lá gì thì chỉ cần nấu cỏ mần trầu kết hợp với hương nhu, lá sả, hay sài đất đun với nước để tắm cho trẻ, sẽ giúp mát da, hết rôm sảy.

Bé bị rôm sảy tắm lá gì
Bé bị rôm sảy tắm lá gì? Tắm lá cỏ mần trầu

2.12 Tắm nước lá tía tô

Lá tía tô chứa hàm lượng tinh dầu có tính sát khuẩn mạnh, giảm cảm giác ngứa do rôm sảy. Mẹ có thể đem lá tía tô đi rửa sạch, giã nhuyễn rồi lấy nước ép thấm lên người bé.

Bé bị rôm sảy tắm lá gì? Tắm lá tía tô
Bé bị rôm sảy tắm lá gì? Tắm lá tía tô

3. Lưu ý khi sử dụng nước các loại lá để trị rôm sảy:

  • Chỉ nên dùng lá tươi, không dùng lá khô.
  • Lá rửa sạch, loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Vớt lá ra, pha loãng nước lá với nước ấm sau khi nấu xong để tắm cho trẻ.
  • Tắm cho trẻ bằng nước lá ấm, không quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Không nên tắm nước lá cho trẻ quá lâu, chỉ nên tắm khoảng 10-15 phút.
  • Đun sôi lá với nước trong khoảng 15 phút để các hoạt chất trong lá tiết ra hết.
  • Nước lá chỉ là phương pháp dân gian không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Nếu bé có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, mẹ cần đưa đến bác sĩ ngay.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì trong hiệu quả “trong nháy mắt”?

4. Cách phòng ngừa rôm sảy ở trẻ

Để phòng ngừa rôm sảy ở trẻ, cần lưu ý những điều sau:

  • Giữ cho trẻ ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gay gắt.
  • Mặc quần áo cho trẻ vừa vặn, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
  • Tắm cho trẻ bằng nước ấm, không nên tắm quá lâu.
  • Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ sau khi vận động.
  • Cân nhắc sử dụng các sản phẩm sữa tắm, bột giặt an toàn dành riêng cho trẻ em.
  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.

Với những thông tin trên, hy vọng mẹ đã biết bé bị rôm sảy tắm lá gì và có thể lựa chọn được phương pháp tắm lá phù hợp cho bé bị rôm sảy. Tắm lá có tác dụng làm mát da, giảm ngứa, sưng đỏ và giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Một số loại lá có tác dụng trị rôm sảy hiệu quả như lá khế, lá sài đất, lá chè xanh, lá trầu không, lá cây bôm bốp,…

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Miliaria
https://dermnetnz.org/topics/miliaria
Ngày truy cập: 22/12/2023

2. Heat Rash
https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/heat-rash/
Ngày truy cập: 22/12/2023

3. Heat rash or prickly heat: babies & kids | Raising Children Network
https://raisingchildren.net.au/guides/a-z-health-reference/heat-rash
Ngày truy cập: 22/12/2023

4. Newborn Skin: Part I. Common Rashes
https://www.aafp.org/pubs/afp/issues/2008/0101/p47.html
Ngày truy cập: 22/12/2023

5. Heat rash (prickly heat)
https://www.nhs.uk/conditions/heat-rash-prickly-heat/
Ngày truy cập: 22/12/2023

x