Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ sau khi sinh không hiếm gặp. Cùng với việc tìm cách chữa nghẹt mũi mũi cho trẻ sơ sinh mẹ cũng nên tìm hiểu các nguyên nhân gây bệnh để có cách phòng tránh kịp thời.
Nghẹt mũi là tình trạng mũi của trẻ bị nghẹt, tắc, làm ảnh hưởng đến luồng khí hô hấp. Khi trẻ bị nghẹt mũi nhẹ, có thể kèm theo sổ mũi, thở khò khè và quấy khóc.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng trẻ sơ sinh thường xuyên bị nghẹt mũi, phổ biến nhất là do 4 tác nhân sau:
Cảm lạnh: Vào những ngày trời trở lạnh trong năm, trẻ nhỏ cũng dễ gặp phải tình trạng ngạt mũi. Nếu không đi kèm những dấu hiệu như nóng sốt, đau họng, thường xuyên hắt hơi, bạn có thể hoàn toàn an tâm rằng đây chỉ là phản ứng bình thường của các thiên thân nhỏ khi thời tiết thay đổi.
Dị ứng: Những dấu hiệu đặc trưng là sổ mũi, ngạt mũi, ngứa, hắt hơi và kèm theo tình trạng đỏ mắt hay đầu mũi.
Cảm cúm: Loại bệnh này sẽ xuất hiện khi các thiên thần nhỏ bị các vi-rút và vi khuẩn tấn công. Lúc này, bạn sẽ thấy bé có dấu hiệu mệt mỏi, lạnh run, chán ăn, chóng mặt, đau ê các cơ, khó thở…
Dị vật trong mũi: Nếu bé yêu chơi rồi vô tình làm vướng những vật nhỏ trong mũi cũng là thủ phạm gây ra tình trạng ngạt mũi. Đây là trường hợp vô cùng nguy hiểm mà các mẹ cần lưu ý vì có thể gây khó thở, chảy nước và máu ở mũi , đau rát niêm mạc cho bé cưng.
Chắc chắn mẹ đã từng nghe hoặc đã từng thực hiện một trong 6 cách trị ngạt mũi dưới đây. Bổ sung thêm vào cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh thêm các cách mới mẹ nhé!
1. Nhỏ nước muối sinh lý
Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, đây là cách đơn giản nhưng hiệu quả giúp điều trị chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, nước mũi khô. Mẹ có thể chủ động vệ sinh mũi hằng ngày bằng cách này để phòng ngừa tình trạng sổ mũi.
Cách làm như sau: Nhẹ nhàng đặt bé nằm trong lòng mẹ, đầu hơi ngả về phía sau. Nhỏ khoảng 2-3 giọt nước muối vào lỗ mũi của bé. Giữ tư thế này khoảng 1-2 phút su đó nâng đầu bé dậy và hỗ trợ lấy nước mũi ra cho trẻ bằng dụng cụ bút mũi.
2. Hút mũi
Dưới 24 tháng tuổi, rất ít trẻ biết cách tự xì mũi chứ chưa nói đến việc tự làm sạch mũi cho bản thân. Lúc này, các tốt nhất là mẹ cần hỗ trợ hút dịch mũi bằng dụng cụ hút mũi.
Cách thực hiện: Cho bé nằm trong lòng mẹ, nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ. Bóp nhẹ bầu ống hút mũi để tạo chân không, sau đó nhẹ hàng đưa đầu bút vào một bên mũi bé. Từ từ thả bầu bút để chất dịch nhẹ nhàng hút ra ngoài.
3. Thoa tinh dầu
Việc thoa tinh dầu vào lòng bàn chân cũng mang lại những hiệu quả bất ngờ khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi. Để giúp khí huyết của các thiên thần nhỏ lưu thông tốt hơn và cải thiện tình trạng ngạt mũi, mẹ có thể xoa và day nhẹ tinh dầu vào huyệt dũng tuyền của bé. Đồng thời, bạn cũng nên thoa một ít tinh dầu lên khu vực ngực và lưng của bé. Cách này sẽ giúp phát huy công dụng trị ngạt mũi cho con yêu một cách nhanh chóng và an toàn.
4. Ngửi hương tinh dầu bạc hà
Tinh dầu bạc hà từ lâu đã nổi tiếng với công dụng kích thích các mạch máu dãn ra, làm cho không khí đi vào và giúp các bé dễ thở hơn.
Cách thực hiện: Mẹ có thể đốt tinh dầu bạc hà trong phòng để tạo hương thơm nhẹ nhàng. Lưu ý vị trí đặt tinh dầu cách xa bé và chú ý xem phản ứng của bé. Nếu mùi hương quá mạnh, bé thở khò khè nhiều hơn cần ngưng sử dụng.
5. Cho bé ăn súp gà
Với những bé đã ăn dặm, mẹ có thể sử dụng phương pháp dân gian này. Đây là một mẹo phổ biến để trị cảm lạnh, nghẹt mũi cho bé. Tùy thuộc vào từng độ tuổi mà chế biến sao cho phù hợp. Mẹ có thể xay nhuyễn cháo gà, bổ sung thêm các loại rau gia vị.
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh để có cách phòng tránh ngạt mũi cho trẻ hiệu quar nhất. Đầu tiên mẹ nên giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh, kế đến không nên cho bé đến những nơi nhiều bụi bẩn, không khí ô nhiễm.
Khi ngủ các mẹ có thể kê thêm gối cho bé, bế bé ở tư thế thẳng. Tắm cho bé trong phòng ấm hoặc sử dụng máy tạp độ ẩm trong phòng của bé.
Trong trường hợp nếu đã áp dụng các cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh mà tình trạng bệnh không bớt, bạn nên đưa bé đi khám, tránh biến chứng nguy hiểm.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.