Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Bích Trâm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 13/12/2013

Cách phát hiện và phòng ngừa thiếu máu ở trẻ sơ sinh

Cách phát hiện và phòng ngừa thiếu máu ở trẻ sơ sinh
Là một căn bệnh phát triển âm thầm và ít biểu hiện ra ngoài, khi trẻ mới bị thiếu máu giai đoạn đầu, mẹ rất dễ bỏ qua những triệu chứng của bệnh thiếu máu ở trẻ nếu không quan sát cẩn thận.

Bệnh thiếu máu là gì?

Thiếu máu là tình trạng xảy ra khi những tế bào hồng cầu của cơ thể chứa lượng hemoglobin (huyết sắc tố mang oxy đến các mô và chuyển đi các chất thải, khí CO2) ít hơn bình thường.

Thiếu máu có nhiều nguyên nhân, có thể do thiếu hụt dinh dưỡng, rối loạn gen di truyền, điều trị thuốc, nhiễm trùng hay các bệnh mãn tính. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra thiếu máu ở trẻ nhỏ là sự thiếu hụt chất sắt do chế độ ăn thiếu sắt của bé, hoặc bé không có khả năng hấp thu sắt đầy đủ từ thực phẩm, hoặc bé bị mất máu liên tục (ví dụ như khi bị bệnh đường ruột). Một vài dạng thiếu máu do di truyền như bệnh hồng cầu hình liềm gây ra do hemoglobin bất thường.

Bên cạnh đó, trẻ sinh non thường bị thiếu máu từ khi sinh ra, còn trẻ sinh đủ tháng có sẵn chất sắt dự trữ. Qua sáu tháng đầu đời, lượng sắt trong cơ thể bé sẽ giảm và phải được bổ sung. Trong khoảng 9 đến 13 tháng tuổi, bé sẽ được kiểm tra lượng hemoglobin để xem có bị thiếu máu hay không.

Cách phát hiện và phòng ngừa thiếu máu ở trẻ sơ sinh
Chú ý đến thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé để giảm nguy cơ trẻ bị thiếu máu.

Làm sao phát hiện nếu bé bị thiếu máu?

Triệu chứng thiếu máu thường gặp bao gồm mệt mỏi, cáu gắt, mất cảm giác thèm ăn, môi và da nhợt nhạt, mắt, môi và dưới ngón tay đóng màng. Những ảnh hưởng nặng hơn gồm khó thở, có vấn đề về tim, vấn đề về thể chất và tinh thần vĩnh viễn và nhạy cảm cao với nhiễm độc chì.

Nếu kết quả kiểm tra máu xác định hàm lượng sắt trong cơ thể bé quá thấp, bác sĩ có thể đề nghị thay đổi chế độ ăn hoặc thêm chất bổ sung sắt. Bạn nên cất những thức uống bổ sung sắt cẩn thận và làm theo hướng dẫn của bác sĩ vì dùng quá liều sắt là rất nguy hiểm.

Có cách nào phòng ngừa thiếu máu cho bé?

Bạn có thể ngừa hoặc điều trị thiếu máu do thiếu sắt bằng cách đảm bảo bé được cung cấp đủ sắt. Một số cách bạn có thể làm là:

• Xác định bé có nguy cơ thiếu máu cao hay không. Những yếu tố nguy cơ gồm sinh non, sinh nhẹ cân, khẩu phần ăn thiếu sắt của bạn trong khi cho con bú, các loại sữa công thức của bé không được bổ sung đủ lượng sắt. Nếu bạn lo lắng, nên hỏi bác sĩ xem có cần điều chỉnh chế độ ăn của bé hoặc cho bé dùng thêm thực phẩm bổ sung hay không.

• Cho bé bú sữa mẹ càng lâu càng tốt. Sữa mẹ có chứa dạng sắt đặc biệt dễ dàng hấp thu sắt hơn trong các loại thức ăn khác.

• Không cho bé dùng sữa bò trước 1 tuổi. Sữa bò có lượng sắt thấp và có thể gây kích ứng niêm mạc ruột của bé, dẫn đến sự mất sắt từ từ theo thời gian

• Cho bé ăn ngũ cốc bổ sung sắt, từ khoảng 8 tháng tuổi bắt đầu thêm các thức ăn giàu chất sắt khác như các loại đậu, rau bina, lòng đỏ trứng và thịt nạc, gia cầm và cá.

• Cho bé ăn thức ăn giàu vitamin C để giúp hấp thu sắt. Một vài lựa chọn cho bạn như ớt chuông đỏ, đu đủ, dưa vàng, bông cải xanh, dâu tây và cam.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x