Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 17/10/2020

Cân nặng của trẻ sơ sinh thay đổi thế nào khi bú mẹ?

Cân nặng của trẻ sơ sinh thay đổi thế nào khi bú mẹ?
Cân nặng của trẻ sơ sinh bú mẹ không phải là chỉ báo về việc bé được nuôi dưỡng tốt hay không tốt. Tuy nhiên, việc bé tăng cân tốt quả là một sự tưởng thưởng cho nỗ lực nuôi con bằng sữa mẹ. Một số thông tin dưới đây sẽ giúp mẹ có được cái nhìn toàn diện hơn về mức độ tăng cân của các bé khi được bú mẹ.
Cân nặng của trẻ sơ sinh khi bú mẹ
Cân nặng của trẻ sơ sinh bú mẹ có thể tăng một cách nhảy vọt trong những tháng đầu, nhưng nhiều bé chỉ tăng ở mức trung bình

Mức tăng cân nặng của trẻ sơ sinh trong những tháng đầu tiên

Theo các chuyên gia, trong các tháng đầu tiên cân nặng của trẻ sơ sinh bú mẹ thường gia tăng theo mức sau:

  • Bé tăng từ 112 đến 200g mỗi tuần trong tháng đầu tiên.
  • Trung bình, bé tăng từ 1/2 đến 1kg trong 6 tháng đầu tiên và khoảng 500g/ tháng trong các tháng sau đó đến khi tròn 1 tuổi.
  • Trong 6 tháng đầu, bé tăng khoảng 2,5cm mỗi tháng và trong các tháng tiếp theo, trung bình bé tăng khoảng 1,25cm mỗi tháng.
  • Mức độ tăng cân nặng của trẻ sơ sinh không chỉ phụ thuộc vào lượng dinh dưỡng mà còn vào đặc điêm riêng của từng bé. Chẳng hạn, kiểu dáng người của bé cũng nói lên khá nhiều về chuyện tăng cân.

    Các bé có thân hình dài và ốm thì dễ tăng trưởng chiều cao hơn là cân nặng và bé thường ở mức khá cao trong biểu đồ tăng trưởng về chiều cao nhưng lại ở mức thấp trong biểu đồ tăng trưởng cân nặng. Ngược lại, các bé có thân hình tròn trịa (dáng người quả lê) thì ít tăng chiều cao mà lại có khuynh hướng gia tăng cân nặng dễ dàng.

    Một đặc điểm khác, đó là bé có thường xuyên vận động hay không cũng ảnh hưởng khá nhiều đến mức độ tăng cân của bé. Các bé hay nằm một chỗ và ít vận động thì có khuynh hướng dễ tăng cân hơn, trong khi các bé hay ngọ ngoạy, thích lật, lăn thì thường ít tăng cân.

    Những yếu tố làm bé phát triển tốt hơn

    Các bé bú mẹ có thể tăng trưởng tốt hơn khi ở vào những điều kiện thuận lợi như:

  • Bé được cho bú không giới hạn số lần và mẹ luôn đáp ứng bé mỗi khi bé có dấu hiệu đói bụng
  • Các bé được ngủ gần mẹ và được bú mẹ không giới hạn số lần vào ban đêm thường có tốc độ tăng trưởng tốt hơn.
  • Khác biệt giữa cân nặng của trẻ sơ sinh bú mẹ và trẻ bú sữa công thức

    Theo một nghiên cứu được bác sĩ Katherine Dewey thuộc đại học California tiến hành, các bé được nuôi bằng sữa mẹ và sữa công thức sẽ có tốc độ tăng trưởng khác nhau.

    • Các bé thường có mức tăng trưởng tương đương trong những tháng đầu
    • Từ tháng thứ 4 đến 6, các bé bú sữa công thức sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn. Sau tháng thứ 6, các bé bú sữa mẹ thường gầy hơn.

    Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là sữa công thức tốt hơn sữa mẹ, vì sữa mẹ có thành phần dinh dưỡng cân đối, đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu phát triển của trẻ sơ sinh. Ngoài ra, sữa mẹ còn cung cấp cho con một lượng lớn kháng thể mà không loại sữa công thức nào có thể so sánh được.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x