Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Với những người lần đầu làm mẹ, dù chỉ một thay đổi nhỏ của bé cũng có thể khiến bạn lo lắng. Do đó, sẽ không có gì lạ khi mẹ “đứng ngồi không yên” nếu thấy tã của con xuất hiện một vài đốm máu nhỏ. Làm gì trong trường hợp này? Liệu cách chăm sóc trẻ sơ sinh của mẹ có đang không đúng?
1/ Nguyên nhân “đổ máu”
Có rất nhiều nguyên nhân khiến tã của bé có một vài vệt máu. Theo các chuyên gia, với những bé gái, đó có thể là dấu vết còn sót lại của dịch âm đạo, khi lượng hoóc-môn của mẹ “rút” dần, và những kích thích tố trong cơ thể bé cũng được điều chỉnh lại cho phù hợp. Tình trạng táo bón ở trẻ em khi chuyển sang sữa công thức hoặc thực phẩm dạng rắn cũng có thể là nguyên nhân khiến tã của bé có máu.
Bên cạnh 2 nguyên nhân không mấy nguy hiểm trên, một vài trường hợp bất thường sau đây cũng có thể khiến máu xuất hiện trong tã của bé.
– Vết thương ở hậu môn
– Do núm vú của mẹ bị nứt, chảy máu và bé lỡ nuốt một ít máu này trong lúc bú mẹ
– Dị ứng sữa
– Nhiễm trùng do vi khuẩn
– Xuất huyết ruột
– Viêm đại tràng
– Lồng ruột
– Rối loạn đường ruột
2/ Máu trong tã, xử làm sao?
Thay vì hoảng sợ, mẹ nên cố gắng giữ bình tĩnh trong những trường hợp này. Tiếp theo, tập trung tìm hiểu nguyên nhân khiến bé bị chảy máu. Mỗi nguyên nhân khác nhau sẽ có cách xử lý khác nhau. Tốt nhất, nên giữ lại phần tã bị dính máu. Đó sẽ là tiền đề để các bác sĩ tìm thấy “thủ phạm” làm bé khó chịu.
Sẽ không có gì nguy hiểm nếu trẻ bị táo bón hay những vết xước ở hậu môn. Tuy nhiên, chúng sẽ gây cho bé cảm giác khó chịu. Thay đổi chế độ dinh dưỡng của bé và một vài động tác massage có thể nhanh chóng “đẩy lùi” chứng táo bón.
Máu trong tã kết hợp với dấu hiệu đau bụng, tiêu chảy, ói mửa, sốt… có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang có vấn đề sức khỏe. Mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi khám để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.