Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Chúng ta đều biết rằng, trẻ sinh ra muốn được phát triển toàn diện cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Chẳng hạn như: nguồn dinh dưỡng, sức khỏe thể chất của người mẹ và tất nhiên là cả yếu tố di truyền. Yếu tố sau cùng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ, gây ra một số dị tật bẩm sinh cụ thể mà trong đó có cả tình trạng bàn chân khoèo.
Thuật ngữ bàn chân khoèo congenital talipes equinovarus hay gọi tắt là club foot là một loại dị tật bẩm sinh, trong đó bàn chân trẻ bị lật vào trong và co rút lên do các mô nối cơ với xương ngắn hơn bình thường. Biến dạng này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bàn chân ngay từ sau khi sinh.
Tùy tình trạng có thể nhẹ hoặc nặng nhưng nhìn chung, trẻ mắc chứng bàn chân khoèo thường gặp khó khăn trong việc di chuyển. Tin vui là tật bẩm sinh này không gây đau đớn cho trẻ và có thể được chữa trị sớm sau khi sinh mà không cần can thiệp bất cứ loại phẫu thuật phức tạp nào trong hầu hết các trường hợp.
Theo các số liệu nghiên cứu cho biết, cứ 1.000 trẻ sơ sinh thì sẽ có 4 bé bị khoèo chân bẩm sinh. Trong số đó, các trường hợp chân khoèo ở bé trai thường phổ biến hơn so với ở bé gái. Hơn nữa, nguy cơ dị tật xảy ra ở cả hai bàn chân cũng rất cao.
Người ta phân loại chứng bàn chân khoèo ở trẻ thành 3 loại phổ biến:
Bàn chân khoèo tự phát hoặc đơn độc là loại dị tật phổ biến ngay tại thời điểm sau khi trẻ vừa mới sinh. Xác xuất của tình trạng này xấp xỉ rơi vào khoảng từ một đến bốn trẻ trong số hàng nghìn ca sinh. Biến dạng này đặc trưng bởi biểu hiện bàn chân cứng, không linh động và khó cử động theo nhiều cách khác nhau. Hơn nữa, nếu không được điều trị, dạng dị tật này có thể ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của trẻ.
So với loại dị tật trên, ở trường hợp thứ hai này, bàn chân trẻ linh hoạt hơn rất nhiều. Loại bàn chân khoèo này bắt nguồn từ nguyên nhân do thai nhi ở vị trí ngôi mông khi còn trong tử cung của mẹ.
Loại sau cùng này là một tình trạng nghiêm trọng mà cơ hội điều trị với kết quả tích cực là rất thấp. Nó có thể là một phần của một hội chứng khác phức tạp hơn.
Mặc dù biến dạng này là một tình trạng khá phổ biến nhưng nguyên do chính xác chịu trách nhiệm cho điều này vẫn chưa được xác định rõ. Bàn chân khoèo có thể bắt nguồn từ tư thế thai nhi nằm trong bụng mẹ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của con.
Ngoài ra, một giả thiết khác cũng cho rằng, khiếm khuyết của mầm xương sên dẫn đến biến dạng gấp, khép và nghiêng vào trong từ đó phối hợp với các biến đổi mô mềm. Có ý kiến khác lại đề cập đến khiếm khuyết của phần mềm gây ra biến dạng xương.
Bên cạnh đó, một số bệnh như viêm khớp, bại liệt, bại não, tổn thương tủy sống bàn chân bình thường cũng góp phần hình thành nên dị dạng và dần trở thành bàn chân khoèo. Tuy nhiên, trường hợp này lại không phải là bàn chân khoèo bẩm sinh.
Thêm nữa, yếu tố môi trường và di truyền cũng ảnh hưởng không nhỏ. Mẹ bầu có lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá trong thai kỳ cũng có thể đưa đến việc trẻ sinh ra với bàn chân khoèo. Đôi khi, trẻ sinh ra trong gia đình có tiền sử bị khoèo chân cũng dễ mắc chứng này hơn cả.
Cần phân biệt được hai trường hợp, một là bàn chân cong do tư thế của thai nhi trong tử cung của mẹ: lúc này phần phía trước của bàn chân quay vào phía trong, phía sau hoàn toàn bình thường. Có thể dễ dàng kéo thẳng bàn chân và bẻ cong về phía ngược lại. Khi gãi nhẹ vào lòng bàn chân, quan sát thấy nó dễ trở về vị trí bình thường. Ở trường hợp này, bàn chân của trẻ sẽ duỗi ra bình thường khi bé lên hai tuổi.
Với tình trạng bàn chân khoèo bẩm sinh, bàn chân sẽ không thể kéo thẳng ra được, cũng không thể đưa trở về vị trí bình thường khi gãi nhẹ vào lòng bàn chân mà vẫn sẽ giữ nguyên tư thế uốn cong và quay vào trong. Bàn chân khoèo do bẩm sinh sẽ ngắn và nhỏ hơn bình thường, phần trước và giữa thì bị co rút và ngắn lại trong khi bắp chân bị thiểu dưỡng và teo nhỏ. Ngoài ra, gân Achilles bị co rút, gót chân có xu hướng hướng lên cao.
Tuy không gây đau đớn cho bé, nhưng nếu không điều trị kịp thời, các triệu chứng sẽ phát triển và cản trở sự vận động của trẻ sau này. Chứng khoèo chân có thể phát hiện trong các xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh hoặc ngay lúc mới sinh mẹ quan sát thấy bàn chân trẻ bị cong và xoay vào trong. Nếu được phát hiện và điều trị sớm thì tỷ lệ thành công có thể đạt từ 15 – 80%.
Với tình trạng khoèo chân do bẩm sinh sẽ khó điều trị hơn và những trẻ sau đây là đối tượng có nguy cơ cao mắc phải, bao gồm:
Các bà mẹ tương lai nếu muốn giảm thiểu nguy cơ con sinh ra mắc chứng khoèo chân bẩm sinh, nhất thiết cần phải lưu ý các vấn đề sau đây:
Chứng bàn chân khoèo chắc chắn sẽ không còn là vấn đề nghiêm trọng nếu như các bà mẹ tương lai chúng ta được trang bị đầy đủ kiến thức để giúp con mình phòng ngừa hiệu quả. Cùng chia sẻ thêm với Marry Baby những biện pháp để bảo vệ sức khỏe thai kỳ hữu hiệu mà bạn đã thực hiện thành công nhé!
Marry Baby
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.