Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 24/08/2020

Có nên ngừng ăn dặm vì bé bị ốm?

Có nên ngừng ăn dặm vì bé bị ốm?
Việc cho bé làm quen với thực phẩm dạng đặc thường không dễ dàng như nhiều mẹ vẫn hình dung. Đặc biệt, với những trường hợp khi bé bị sốt hay bị bệnh nói chung thì mẹ rất dễ đưa ra quyết định tạm ngừng ăn dặm. Điều này có cần thiết hay không?

Dõi theo nhu cầu của bé

Thực ra, mẹ nên căn cứ theo nhu cầu của bé. Nếu bé tỏ ra đói bụng, hãy cho bé ăn. Nếu bé từ chối, mẹ thử cho con các loại thức ăn lỏng hơn, hoặc nước trái cây, sữa… để bé không bị mất nước. Nhất là trong trường hợp bé bị tiêu chảy hay nôn ói, mẹ nên điều chỉnh lại loại thực phẩm mình sẽ cho bé ăn dặm.

Mẹ có thể tiếp tục cho con ăn thực phẩm dạng đặc một khi bé đã chuyển sang tập bốc hay ngồi ăn chung với gia đình, chỉ trừ trường hợp bé bị nôn thường xuyên. Đối với các bé từ 6 đến 9 tháng, mẹ có thể cho bé ăn chuối, bột gạo sữa, gạo trái cây, bánh mì mềm. Nếu bé đã lớn hơn, hãy thử một lượng nhỏ thịt gà, các loại thực phẩm chứa tinh bột như cháo, cơm nát, bún, nui…

Bé có thể tiếp tục bú mẹ?

Các bé có thể muốn “tuti” nhiều hơn khi bị bệnh. Cho con bú sữa mẹ chính là một cách giúp cung cấp nước và dinh dưỡng khi bé đang cảm thấy chán ăn. Nếu không bú mẹ và cũng từ chối uống nước, bé đứng trước nguy cơ bị mât nước và tình trạng này có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề. Việc được ôm vào lòng và bú mẹ sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn trong thời gian bị bệnh. Mẹ cũng nên lưu ý, nếu đang cai sữa cho bé, nên tránh thời điểm bé bị bệnh. Việc cai sữa chỉ nên tiến hành khi bé khỏe mạnh và cảm thấy vui vẻ.

Nếu bé không chịu ăn thì sao?

Nếu mẹ không thành công trong việc thuyết phục con ăn chút gì đó, nhưng bé vẫn uống và được cung cấp đủ nước, không có lý do gì để lo lắng. Cũng giống như khi mẹ bị ốm, bé có thể không thích ăn uống gì nhưng điều này không đáng lo đâu. Tuy có thể ảnh hưởng chút ít đến tiến trình ăn dặm, bé sẽ mau chóng quay lại với nhịp ăn uống thường ngày thôi.

Ăn dặm khi bé bị ốm
Khi bị bệnh, bé cũng đau mỏi như người lớn chúng ta và chán ăn cũng là chuyện thường tình

Điều đáng bận tâm nhất là bé có thể bị mất nước. Hãy chắc chắn rằng mẹ sẽ cho bé bú mẹ hay bú bình theo nhu cầu. Nếu mẹ thấy bé không uống nước đủ, hãy cho bé uống bù chất điện giải theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Loại thức uống có các chất điện giải thường khó uống, thế nên mẹ hãy chỉ cho bé uống từng lượng nhỏ trong mỗi lần uống thôi nhé.

Lưu ý không cho bé uống những loại nước uống dành cho dân chơi thể thao hay nước tăng lực, mẹ nhé. Chúng không cung cấp những chất điện giải tương đương với các loại thức uống được dùng trong y tế.

Mẹ có thể cho con ăn thức ăn đặc trở lại khi bé đã ngừng tiêu chảy và nôn, lý tưởng nhất là sau 6 đến 12 giờ khi bắt đầu dùng nước uống điện giải. Lưu ý, mẹ nên chọn những thức ăn dễ nuốt và dễ tiêu nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x