Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 06/07/2017

Điểm danh 4 thói quen ảnh hưởng đến thóp trẻ sơ sinh

Điểm danh 4 thói quen ảnh hưởng đến thóp trẻ sơ sinh
Thóp trẻ sơ sinh cần được giữ ấm cẩn thận tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc ủ ẩm thóp mọi lúc mọi nơi bằng việc đội mũ che. Thói quen này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Dân gian vẫn tương truyền câu chuyện đội nón che thóp trẻ sơ sinh sẽ giúp tránh bệnh cảm, cúm. Thực tế, bệnh của trẻ là do vi khuẩn, virus gây ra. Bảo vệ thóp cần đúng cách và đúng thời điểm, nếu không sẽ phản tác dụng.

Mẹ hiểu gì về thóp trẻ sơ sinh?

Trên đầu bé sơ sinh có 2 thóp trước và sau. Thóp trước nằm giữa xương trán và xương đỉnh đầu. Thóp sau nằm giữa xương đỉnh đầu và xương chẩm. Khi chạm vào thóp, mẹ có thể thấy những vùng này mềm mại, không cứng như các xương sọ xung quanh.

thóp trẻ sơ sinh
Chăm sóc thóp trẻ sơ sinh cần kết hợp kiến thức khoa học và kinh nghiệm dân gian hợp lý

Thóp giúp xương sọ được mềm dẻo trong quá trình sinh nở và phù hợp với sự phát triển của xương sọ khi bé lớn dần lên. Hệ thống các thóp và đường nối đàn hồi giữa các xương hộp sọ thực hiện một chức năng vô cùng quan trọng: bảo vệ cho não bộ của bé trước áp suất bên ngoài. Khi đầu bé chui ra từ mẹ bị ép chặt lại. Nếu không có các khoảng hở đàn hồi bé sẽ bị đau. Hơn nữa có thể xảy ra chảy máu trong não, trong vùng mắt và màng xương.

Sau khi sinh, dù cố gắng quan sát nhưng mẹ cũng khó có thể xác định được thóp sau của bé vì nó nhỏ hơn thóp trước và sẽ đóng lại trong khoảng 6 tuần sau khi sinh. Thóp trước thường tồn tại lâu hơn, 12 đến 18 tháng sau khi sinh.

4 thói quen ảnh hưởng đến thóp trẻ

Việc chăm sóc thóp cho trẻ sơ sinh cần cẩn thận, tránh va đập mạnh. Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý đến một số thói quen không tốt sau đây:

1. Cắt tóc máu cho trẻ quá sớm

Phong tục cắt tóc vào ngày đầu tháng cho trẻ xuất hiện ở nhiều vùng miền. Tuy nhiên, theo góc nhìn từ y khoa, cắt tóc quá sớm cho trẻ là không an toàn cho thóp.

Thông thường ngoài 1 tuổi, thóp của trẻ mới bắt đầu liền, khi đó cắt tóc máu được cho là an toàn vì chúng không còn giữ vai trò bảo vệ nữa. Thêm nữa, hành động cắt tóc nếu không được thực hiện cẩn trọng có thể làm tổn thương da đầu bé.

Tuy nhiên, ở một số ít trẻ tọc dày và mọc nhanh, nhiều mẹ muốn cắt tóc máu để thông thoáng vùng đầu. Kết hợp với việc thóp liền sớm hơn có thể tiến hành ngoài 6 tháng tuổi. Lưu ý để lại một lớp dài chừng 1cm.

2. Giữ ấm quá mức

Theo nghiên cứu, đầu chính là bộ phận tạo nhiệt nhiều nhất, khoảng 40% thân nhiệt của bé. Nhưng đồng thời lại là nơi giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể. Đó là cơ sở để bác sĩ đưa ra lời khuyên dùng mũ che thóp trong tháng đầu tiên với trẻ, đặc biệt là bé sinh non.

Với những trẻ qua thời gian ở cữ của mẹ, khoảng 3 tháng thì việc đội mũ khi ngủ là không cần thiết, nếu nhiệt độ phòng đã đủ ấm. Nhiệt độ phòng tiêu chuẩn là từ 28-30 độ C. Nếu là bé sinh non thì điểu chỉ ở 30-32 độ C.

thóp trẻ sơ sinh 1
Đội mũ che thóp cho trẻ cũng cần phải đúng cách mới hiệu quả

Về quan niệm, đội mũ che thóp làm tăng nhiệt độ của não ảnh hưởng đến vùng thần kinh kiểm soát hô hấp thì chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh. Trẻ bị nóng ra mồ hôi nhiều chỉ dẫn đến ốm, sốt.

Giữ ấm thóp trẻ đúng cách là khi cho bé đi ra ngoài, nhiệt độ lạnh hoặc những lúc sau khi tắm, da đầu cần phải được lau khô ngay và giữ ấm bằng mũ để trẻ không bị mất nhiệt dẫn đến cảm lạnh.

4. Cho trẻ nằm gối sớm

Gối cho trẻ sơ sinh có thực sự cần thiết? Trong giai đoạn đầu mẹ không cần mua gối cho trẻ mà chỉ cần tận dụng một chiếc khăn mềm để tránh trường hợp bé bị sặc sữa khi nằm bú.

Cho trẻ nằm gối quá sớm có thể ảnh hưởng vùng đầu và thóp nếu mẹ không biết cách vì giai đoạn mới sinh, xương đầu của bé vẫn còn rất mềm nên nếu gối quá lâu, xương sẽ bị biến dạng theo tư thế nằm.

5. Lạm dụng thuốc canxi

Trong quá trình mang thai, nhiều mẹ bầu lạm dụng thuốc chứa nhiều canxi. Điều này có thể gây ra hiện tượng bé sinh ra có thóp rất nhỏ hoặc gần như bị khép kín. Điều này sẽ tạo cho não của bé phải chịu áp lực quá lớn khi bé được sinh ra. Mẹ hoàn toàn có thể loại bỏ nguy cơ này bằng cách bổ sung thực phẩm chứa canxi.

Như vậy, ngoài việc cẩn trọng trong cách chăm sóc thóp trẻ sơ sinh mẹ cũng cần lưu ý các thói quen gây ảnh thưởng đến bé yêu từ lúc mang bầu nữa nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x