Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Thông tin kiểm chứng bởi Đỗ Khánh Linh
Cập nhật 27/05/2022

Dấu hiệu tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh và phương pháp điều trị

Dấu hiệu tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh và phương pháp điều trị
Theo thống kê của Hiệp hội Tim Mỹ, cứ 1000 trẻ em sinh ra sẽ có khoảng 9 trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh. Đây là một tình trạng xảy ra khi trẻ còn đang phát triển ở trong bụng mẹ, trước khi được sinh ra đời.

Chính vì thế, cha mẹ cần nắm rõ một số cách đề phòng trước khi con có các dấu hiệu tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Và trước khi tìm hiểu cách đề phòng, cha mẹ cần nắm rõ bệnh tim bẩm sinh là gì, nguyên nhân, dấu hiệu bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh là như thế nào.

1. Bệnh tim bẩm sinh (CHS) ở trẻ sơ sinh là gì?

Dấu hiệu tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh

Bệnh tim bẩm sinh hay còn gọi là dị tật tim bẩm sinh (Congenital Heart Disease/Defects) là những dị tật liên quan đến cấu trúc tim như cơ tim, van tim, buồng tim xảy ra ngay từ lúc còn trong bào thai và tồn tại sau sinh. Lúc này, một vài cấu trúc tim của trẻ sơ sinh sẽ bị khiếm khuyết dẫn đến các hoạt động và chức năng của tim bị ảnh hưởng.

Tim của trẻ sơ sinh đã bắt đầu phát triển khi thụ thai. Nhưng nó chỉ được hình thành hoàn chỉnh khi thai được 8 tuần, theo 1 trình tự nhất định. Dị tật tim bẩm sinh xảy ra trong 8 tuần đầu tiên của quá trình phát triển ở trẻ nhỏ. Các dấu hiệu bệnh tim ở trẻ sơ sinh là do quá trình hình thành tim này gặp một vài trục trặc dẫn đến thiếu một số bộ phận hoặc các bộ phận tim nằm sai vị trí.

Trước khi biết cách nhận biết dấu hiệu tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh; mẹ hãy tham khảo qua phân loại của bệnh này.

>> Mẹ có thể tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh theo chuẩn WHO

2. Phân loại bệnh tim bẩm sinh

Để dễ theo dõi và chữa trị các vấn đề về các dấu hiệu dị tật tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh, các chuyên gia đã phân dị tật tim bẩm sinh thành nhiều loại. Chúng bao gồm:

2.1 Các bệnh tim gây ra quá nhiều máu đi qua phổi

  • Còn ống động mạch (PDA): Dị tật này xảy ra khi ống động mạch không đóng lại. Máu bổ sung đi từ động mạch chủ vào phổi và có thể dẫn đến “ngập” phổi, thở nhanh và tăng cân kém. Còn ống động mạch thường xảy ra ở trẻ sinh non.
  • Thông liên nhĩ (ASD): Có một lỗ giữa 2 ngăn trên của tim — tâm nhĩ phải và trái. Điều này gây ra 1 lượng máu bất thường chả vào tim. Một số trẻ có thể không có triệu chứng và có vẻ khỏe mạnh.
  • Thông liên thất (VSD): Có 1 lỗ trên vách ngăn tâm thất (bức tường ngăn cách giữa 2 ngăn dưới của tim – tâm thất phải và trái). Do lỗ mở này, máu từ tâm thất trái chảy ngược vào tâm thất phải, do áp suất tấm thất phải cao hơn tâm thất trái. Điều này gây ra một lượng máu lớn đi vào phổi do tâm thất phải bơm, có thể tạo ra tắc nghẽn trong phổi.
  • Kênh nhĩ thất (AVC): Đây là một vấn đề về tim liên quan đến một số bất thường của cấu trúc bên trong tim. Chúng bao gồm thông liên nhĩ, thông liên thất và van hai lá hoặc van ba lá được hình thành không đúng cách.

>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị hen phế quản không nên ăn gì?

2.2 Các bệnh tim gây ra quá ít máu đi qua phổi

Dấu hiệu tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh

  • Chứng teo van ba lá. Trong tình trạng này, van ba lá không hình thành. Do đó, không có máu chảy từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải. Chứng teo van ba lá được đặc trưng bởi những điều sau đây: tâm thất phải nhỏ, lượng máu đến phổi kém, da và niêm mạc có màu hơi xanh do thiếu oxy.
  • Suy phổi. Một khiếm khuyết bẩm sinh trong đó van hoặc động mạch phổi kém phát triển. Thông thường, van động mạch phổi được tìm thấy giữa tâm thất phải và động mạch phổi. Nó có 3 lá chét có chức năng giống như một cánh cửa một chiều, cho phép máu chảy về phía trước vào động mạch phổi, nhưng không chảy ngược vào tâm thất phải.

    Với chứng suy phổi, các vấn đề về phát triển van ngăn không cho các lá van mở ra, do đó, máu không thể chảy về phía trước từ tâm thất phải đến phổi.

  • Chuyển vị của các động mạch lớn: Với dị tật tim bẩm sinh này, vị trí của động mạch phổi và động mạch chủ bị đảo ngược
  • Tứ chứng Fallot: Đây là dị tật bẩm sinh tim thường gặp với 4 đặc trưng: động mạch chủ “cưỡi ngựa”, thông liên thất, hẹp tại van và/hoặc dưới van động mạch phổi gây cản trở máu lên phổi và thất phải dày. Trẻ bị tứ chứng Fallot cần phải phẫu thuật tim hở để đóng lỗ thông liên thất, mở rộng chỗ hẹp phổi gây cản trở máu lên phổi và cần được theo dõi sức khỏe suốt đời.
  • Đường ra đôi tâm thất phải (DORV): Đây là một dạng dị tật tim bẩm sinh phức tạp khiến gây ra một số dấu hiệu tim bẩm ở trẻ sơ sinh. Trong đó cả động mạch chủ và động mạch phổi đều được kết nối với tâm thất phải.

2.3 Các bệnh tim gây ra quá ít máu đi đến cơ thể

  • Hẹp động mạch chủ (CoA): Trong tình trạng này, động mạch chủ bị thu hẹp hoặc co thắt. Điều này làm cản trở lưu lượng máu đến phần dưới của cơ thể và làm tăng huyết áp phía trên chỗ co thắt.
  • Hẹp eo động mạch chủ (AS): Van động mạch chủ giữa tâm thất trái và động mạch chủ không hình thành đúng cách và bị hẹp. Điều này khiến tim khó bơm máu đi nuôi cơ thể. Một van bình thường có 3 lá chét hoặc một núm, nhưng một van hẹp có thể chỉ có 1 đầu mút (một lá kép) hoặc 2 đầu mút (hai lá kép).

    Mặc dù hẹp eo động mạch chủ có thể không gây ra các dấu hiệu và triệu chứng tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh, nó có thể trở nên trầm trọng hơn theo thời gian. Có thể cần phẫu thuật hoặc thủ thuật đặt ống thông để điều chỉnh tắc nghẽn, hoặc có thể cần thay van bằng van nhân tạo.

  • Hội chứng thiểu sản tim trái (HLHS): Khi trẻ mắc hội chứng thiểu sản tim trái, hầu hết các cấu trúc ở phía bên trái của tim (bao gồm tâm thất trái, van hai lá, động mạch chủ và van động mạch chủ) đều nhỏ và kém phát triển. Mức độ kém phát triển ở mỗi trẻ khác nhau. Tâm thất trái có thể không bơm đủ máu cho cơ thể. Hội chứng này gây tử vong nếu không được điều trị.

3. Dấu hiệu tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh

dấu hiệu tim

Dị tật tim bẩm sinh nghiêm trọng thường được phát hiện ngay sau khi sinh hoặc trong vài tháng đầu đời. Các dấu hiệu lâm sàng chính của bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Môi, lưỡi hoặc móng tay màu xám nhạt hoặc xanh lam (tím tái)
  • Thở nhanh
  • Sưng ở chân, bụng hoặc các vùng xung quanh mắt
  • Khó thở khi bú dẫn đến tăng cân kém

Khi trẻ lớn hơn, các biến chứng của bệnh tim bẩm sinh sẽ bớt nghiêm trọng. Các dấu hiệu tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh lớn hơn có thể bao gồm:

  • Dễ bị hụt hơi khi tập thể dục hoặc thực hiện một số vận động nhẹ.
  • Dễ mệt mỏi khi thực hiện một số vận động nhẹ.
  • Ngất xỉu khi thực hiện một số vận động nhẹ.
  • Sưng ở bàn tay, mắt cá chân hoặc bàn chân.

4. Nguyên nhân dẫn đến các dấu hiệu bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh

Các dấu hiệu tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Trong đó bao gồm:

4.1 Yếu tố di truyền

Di truyền là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhiều loại dị tật bẩm sinh ở trẻ. Đặc biệt là các dị tật về tim. Trẻ có cha, mẹ hoặc người thân trong gia đình bị tim bẩm sinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Trường hợp cha mẹ mang gen bệnh, dù không bị tim bẩm sinh thì sinh con vẫn có khả năng mắc bệnh cao.

4.2 Mẹ nhiễm độc khi mang thai

Trong quá trình mang thai, nếu mẹ sử dụng một số loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, hoặc sử dụng kích thích như rượu, bia, ma túy, hút thuốc lá thì trẻ sinh ra dễ bị dị tật tim bẩm sinh.

Mẹ sử dụng chất kích thích trong thời gian mang thai có thể khiến con mác các dấu hiệu tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.

Bên cạnh đó, người mẹ tiếp xúc với tia X-quang, chất phóng xạ,… hoặc sống trong môi trường độc hại cũng có thể bị nhiễm độc thai kỳ, dẫn đến dị tật bẩm sinh cho con.

4.3 Mẹ nhiễm bệnh trong thời gian thai kỳ

Mẹ nhiễm các virus Herpes, Rubella, Cytomegalo,… trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ sẽ khiến trẻ dễ mắc các dị tật, đặc biệt là bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Mẹ bị đái tháo đường, Lupus ban đỏ trong thời gian mang thai cũng có thể đến những biến chứng nguy hiểm, khiến trẻ có nguy cơ bị dị tật tim bẩm sinh.

5. Biến chứng nguy hiểm khi trẻ có các dấu hiệu tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh

Trẻ nhiễm trùng tim

Khi trẻ mắc một những dấu hiệu tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh như trên, cha mẹ hãy cẩn thận vì con có thể gặp một số biến chứng tiềm ẩn nguy hiểm:

5.1 Suy tim sung huyết

Biến chứng nghiêm trọng này có thể phát triển ở trẻ sơ sinh bị dị tật tim bẩm sinh. Các dấu hiệu của suy tim sung huyết bao gồm thở nhanh, thường xuyên thở hổn hển và chậm tăng cân.

5.2 Biến chứng nguy hiểm khi trẻ có các dấu hiệu tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh – Nhiễm trùng tim

Dị tật tim bẩm sinh có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mô tim (viêm nội tâm mạc), dẫn đến các vấn đề liên quan đến van tim.

5.3 Nhịp tim bất thường (loạn nhịp tim)

Dị tật tim bẩm sinh hoặc sẹo do các cuộc phẫu thuật tim để lại có thể ảnh hưởng đến nhịp tim của trẻ.

5.4 Biến chứng nguy hiểm khi trẻ có các dấu hiệu tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh – Chậm phát triển

Khi dấu hiệu bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh nghiêm trọng hơn, trẻ sẽ thường chậm phát triển và chậm lớn hơn những bạn đồng trang lứa. Nguy hiểm hơn nếu hệ thống thần kinh bị ảnh hưởng, trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh có thể học đi và nói chuyện muộn hơn các bạn khác.

5.5 Biến chứng nguy hiểm khi trẻ có các dấu hiệu tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh – Đột quỵ

Mặc dù không phổ biến, nhưng khi có các dấu hiệu tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh, một số trẻ có nguy cơ đột quỵ cao hơn do cục máu đông di chuyển qua một lỗ nhỏ ở tim và lên não. Trường hợp này vô cùng nguy hiểm.

6. Phương pháp điều trị bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh

Các biến chứng mà bệnh tim bẩm sinh gây ra vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, khi cha mẹ thấy trẻ có các dấu hiệu tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh, hãy đưa trẻ đến bệnh để khi khám và điều trị kịp thời.

Nếu trẻ được chẩn đoán là mắc bệnh tim bẩm sinh, thường sẽ có 3 cách điều trị như sau:

6.1 Sử dụng thuốc đặc trị

Khi dấu hiệu tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh chưa quá nghiêm trọng, sức khỏe và sự phát triển của trẻ không bị ảnh hưởng nhiều thì chưa cần thiết phải phẫu thuật. Bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc điều hòa và ổn định nhịp tim. Đây là phương pháp chữa bệnh nhẹ nhàng và ít tác động đến trẻ nhất.

6.2 Can thiệp tim mạch (thông tim)

Các bác sĩ sẽ dùng một ống nhỏ và dài để đưa qua các mạch máu dẫn đến tim, để đo đạc các thông số hoặc đưa các dụng cụ can thiệp như nong các van hẹp, đặt giá đỡ (ống động mạch, đường thoát thất phải, tuần hoàn bàng hệ, hẹp eo động mạch chủ, hẹp động mạch phổi…) hoặc bít các luồng thông bất thường (tuần hoàn chủ phổi, rò mạch vành, rò động – tĩnh mạch phổi) hoặc thay van động mạch phổi qua da.

Ưu điểm nổi trội của phương pháp này phải kể đến việc không cần mở xương ức, giảm đau, thời gian hồi phục nhanh chóng; đồng thời giảm thiểu tối đa các nguy cơ gây nhiễm khuẩn. Áp dụng điều trị được ở cả những trường hợp dị tật như hẹp van động mạch chủ, hẹp van động mạch phổi, thông liên nhĩ, thông liên thất,…

6.3 Phẫu thuật tim

Ở những trường hợp dấu hiệu tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh trở nên nghiêm trong và không thể can thiệp qua da, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật. Ca phẫu thuật này sẽ giúp đóng các lỗ thông, mở rộng phần hẹp động mạch phổi, hẹp eo động mạch chủ, phẫu thuật mBTT shunt, phẫu thuật Fontan, Kawashima, phẫu thuật Senning – Rastelli, sửa kênh nhĩ thất, sửa hoặc thay van tim, phẫu thuật Ozaki, nối tuần hoàn bàng hệ, phẫu thuật chuyển vị đại động mạch…

Phẫu thuật tim cho trẻ sơ sinh

7. Cách phòng ngừa các dấu hiệu tim bẩm sinh xảy ra ở trẻ sơ sinh

Hầu hết nguyên nhân của các dấu hiệu tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh là do mẹ bé bị nhiễm một số bệnh lúc mang thai, do di truyền. Vì vậy, các mẹ nên tham khảo những lưu ý bên dưới để giảm nguy có con bị dị tật tim cũng như giúp con phát triển khỏe mạnh hơn.

  • Chăm sóc sức khỏe trước khi sinh đúng cách: Đến các bệnh viện uy tín để kiểm tra sức khỏe định kỳ khi mang thai để giúp mẹ và con khỏe mạnh.
  • Bổ sung vitamin tổng hợp với axit folic: Uống 400 microgam axit folic mỗi ngày đã được chứng minh là làm giảm các dị tật bẩm sinh ở não và tủy sống. Nó cũng có thể giúp giảm nguy cơ dị tật tim.
  • Không uống rượu hoặc hút thuốc: Rượu và thuốc là có ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Những thói quen sinh hoạt này có thể gây hại cho sức khỏe của em bé.
  • Tiêm vắc-xin rubella (bệnh sởi Đức): Nhiễm rubella khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tim của em bé, gây ra các dấu hiệu tim bẩm sinh phổ biến ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, mẹ nên tiêm phòng đầy đủ trước khi mang thai.
  • Kiểm soát lượng đường trong máu: Nếu mẹ bị tiểu đường, kiểm soát tốt lượng đường trong máu có thể giảm nguy cơ mắc các dị tật tim bẩm sinh.
  • Quản lý tình trạng sức khỏe mãn tính: Nếu mẹ mắc một số vấn đề về sức khỏe khác, bao gồm bệnh phenylketon niệu, hãy đi khám bác sĩ để điều trị và kiểm soát bệnh kịp thời.
  • Tránh các chất độc hại: Trong khi mang thai, mẹ hãy tránh xa những sản phẩm có mùi mạnh như nước sơn, thuốc tẩy,… Trong nước sơn, thuốc tẩy có chứa nhiều thành phần hóa học có độc, nếu hít phải sẽ khiến con mắc nhiều di chứng dị tật.
  • Tham khả ý kiến tư bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào: Một số loại thuốc có thể gây dị tật bẩm sinh. Mẹ hãy đến bệnh viện để được bác sĩ kê toa chuẩn xác.

Cuối cùng, mẹ cần nhận thấy dấu hiệu tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh để đưa con đi thăm khám kịp thời và nắm bắt cách điều trị hiệu quả.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. What are Congenital Heart Defects?

https://www.cdc.gov/ncbddd/heartdefects/facts.html

Ngày truy cập: 25/5/2022

2. Congenital heart defects in children – Symptoms and causes

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/congenital-heart-defects-children/symptoms-causes/syc-20350074

Ngày truy cập: 25/5/2022

3. Congenital heart disease

https://www.nhs.uk/conditions/congenital-heart-disease/

Ngày truy cập: 25/5/2022

4. Congenital heart defects and critical CHDs

https://www.marchofdimes.org/complications/congenital-heart-defects.aspx

Ngày truy cập: 25/5/2022

5. Congenital Heart Disease

https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=congenital-heart-disease-90-P02346

Ngày truy cập: 25/5/2022

x