Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Dân gian lưu truyền một câu chuyện từ bao đời nay về việc tinh chất đặc biệt trong sữa mẹ có thể chữa lành bệnh đau mắt của trẻ sơ sinh. Chính vì vậy, mẹ chồng thường khuyên nàng dâu nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ, vừa nhanh khỏi lại tránh phải tới bệnh viện.
Thời buổi công nghệ, mẹ bầu chỉ cần một cú click chuột là có thể mở ra những cổng thông tin đáng tin cậy về vấn đề này. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng đủ tỉnh táo sau sinh để xử lý vấn đề ốm đau của con một cách khoa học. Thế là mẹo dân gian lỗi thời vẫn được sử dụng một cách vô tội vạ.
“Con còn nhỏ tuổi, có mỗi đau mắt mà cũng dẫn đến bác sĩ là không tốt. Có khi ra ngoài đường, vía trẻ nhỏ dễ bị át đi, thành ra lại thêm bệnh. Ngày xưa mẹ cũng có dùng thuốc gì đâu chỉ cần nhỏ vài giọt sữa vào đôi mắt bị đau, vài ba hôm sẽ khỏi”. Đây là một trong những lời khuyên cơ bản mà bà nội/ngoại chia sẻ khi cháu bị bệnh.
Và không ít bà mẹ đã tin tưởng. Mẹ tin rằng sữa mẹ quyền năng tới mức chữa bách bệnh. Tinh chất đặc biệt được lưu truyền trong dân gian bao đời nay có thể chữa bệnh đau mắt. Mẹ chỉ biết thế thôi còn tên chất đặc biệt ấy là gì lại không quan tâm.
Hành động nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ luôn gây tranh cãi gay gắt trên các diễn đàn. Người ủng hộ, kẻ lại phản đối gay gắt.
Một mẹ tâm sự: “Không biết cơ sở khoa học hay nghiên cứu gì. Nhưng em thấy em nhỏ thử cho bé thì trộm vía cũng khỏi. Ngày xưa các bà cũng làm như thế mà.” Hoặc: “Con mình hễ cứ đau là bà nội bắt nhỏ sữa vào, ấy thế mà lần nào cũng khỏi.”
Nickname N.T.B bức xúc: “Các mẹ làm gì cũng phải biết chắt lọc thông tin, nhiều lời mách hoang đường quá thì đừng có làm. Phải tìm hiểu thông tin nhiều vào, có phải ai cũng hiểu đâu cứ nghĩ con họ khỏi mà không sao. Nhiều khi biến chứng chưa ập đến mà thôi”.
Nickname khác đã lỡ hành động sai trái, ân hận: “Vì em nghe mẹ chồng với mẹ đẻ nhỏ sữa nên mắt của con em càng đau mạnh. Em hối hận quá cho đi bác sĩ, bác sĩ nhỏ thuốc tận 20 ngày mới khỏi. Các mẹ cấm kị nhỏ sữa và mắt bé nhé, bệnh còn nghiêm trọng hơn đó.”
Sữa mẹ chứa nhiều dưỡng chất và kháng thể cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đó là lý do chuyên gia luôn khuyên cho bé bú mẹ càng lâu càng tốt.
Tuy vậy sữa mẹ chỉ phát huy hiệu quả khi mẹ cho bé bú đúng cách, chứ không có tác dụng nhiều đối với việc tiêu diệt vi khuẩn trong mắt. Và thật không may, chính vì quá nhiều dưỡng chất nên đây là là môi trường “lý tưởng” giúp vi khuẩn sinh sôi, nảy nở. Nhỏ sữa vào mắt còn làm tăng nguy cơ vi khuẩn tấn công khiến bệnh ở mắt nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể khiến trẻ mù lòa.
Các bài thuốc dân gian chữa mắt cho trẻ như nhỏ nước lá cây, nước tỏi, sữa mẹ … rất dễ gây biến chứng. Nhẹ thì trẻ bi đổ ghèn mắt, nặng hơn là loét, bỏng giác mạc, thậm chí có bé bị ảnh hưởng đến thị lực.
Để điều trị bệnh đau mắt ở trẻ sơ sinh là mẹ nên vệ sinh mắt cho trẻ, chỉ cần nhỏ nước muối sinh lý 0,9% để vệ sinh mắt cho bé là đủ. Mỗi ngày chỉ cần vệ sinh một lần, mỗi lần 1-2 giọt/mắt.
Khi bé khoảng 6 tháng đến 12 tháng tuổi vẫn còn chảy ghèn ở mắt, nên đưa bé khám tại bệnh viện chuyên khoa mắt để có thể nong tuyến lệ bị tắc cho bé.
Nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh trên cơ bản không phải biện pháp được các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng. Tốt nhất mẹ nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ liệu pháp chữa trị nào để tránh phải hối hận.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.