Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giấc ngủ rất quan trọng. Bé có ngủ ngon, ngủ đủ giấc mới có thể phát triển tốt. Ngủ không đủ giấc không chỉ làm trẻ mệt mỏi, chậm lớn mà về lâu dài còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ. Vậy, trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày mới đủ để bảo đảm sức khỏe?
Với người lớn, một giấc ngủ tiêu chuẩn cần kéo dài 8 tiếng mỗi ngày. Ngược lại, với trẻ sơ sinh, giấc ngủ dài hay ngắn còn tùy thuộc vào nhu cầu cơ thể. Bản thân trẻ không tự chủ động điều khiển được việc thức – ngủ của mình. Trẻ có thể ngủ vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, những bé từ 6 tháng tuổi trở lên, khi có chuyện vui hoặc có điều gì kích thích có thể tự thức giấc.
Trong khoảng 3 tháng đầu đời, trung bình một đứa trẻ sẽ ngủ 5 tiếng vào buổi sáng, và khoảng 10 tiếng vào buổi đêm. Một số bé có thể ngủ trọn đêm, số khác phải tỉnh giấc ít nhất 2 lần mỗi đêm. Tình trạng này khá phổ biến, xảy ra với khoảng 95% các gia đình có trẻ dưới 12 tháng tuổi. Mẹ cũng nên lưu ý, tổng thời gian ngủ cần thiết của trẻ trong một ngày còn phụ thuộc khá nhiều vào độ tuổi.
1/ Trẻ sơ sinh từ 0 – 4 tuần tuổi
Ở độ tuổi này, trẻ chưa hình thành một lịch trình giấc ngủ nhất định nào. Bé có thể thiếp đi trong vài phút và sẽ thường xuyên thức giấc để đòi ăn. Giấc ngủ trung bình của bé có thể kéo dài từ 10- 18 tiếng rưỡi/ ngày.
2/ Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Bé bắt đầu có sự thích nghi ngày – đêm. Bé có thể dành trọn cả đêm để ngủ và thức giấc nhiều hơn vào ban ngày. Tổng thời gian cần thiết cho giấc ngủ của trẻ trong giai đoạn này cũng khoảng 18 tiếng rưỡi/ ngày.
3/ Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi
Tại thời điểm này, mẹ có thể nhận thấy trẻ tỉnh táo hơn, và có thể giao tiếp tốt hơn với mọi người trong lúc thức. Tuy nhiên, bé vẫn cần 2 – 4 giấc ngủ ngắn vào ban ngày.
4/ Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
Từ 3 tháng tuổi trở lên, trẻ cần ngủ từ 10-16 tiếng rưỡi/ ngày. Một số bé có thể ngủ tròn giấc từ 6-8 tiếng vào ban đêm, và cần 2-3 giấc ngủ ngắn ban ngày.
5/ Trẻ từ 6 tháng tuổi
Càng lớn, trẻ càng cần ít thời gian ngủ hơn. Trẻ từ 6 tháng tuổi cần ngủ khoảng 14-15 tiếng/ ngày, trong đó có khoảng 3 tiếng buổi sáng, và 11 tiếng vào buổi tối.
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với trẻ em. Khi trẻ ngủ, não sẽ tiết ra hoóc-môn tăng trưởng giúp phát triển chiều cao. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, trẻ ngủ đủ giấc mỗi ngày sẽ phát triển não tốt hơn so với những trẻ ngủ ít, giấc ngủ không sâu hoặc bị gián đoạn. Vì vậy, thay vì lo lắng vì trẻ ngủ nhiều, mẹ nên cẩn thận nếu trẻ sơ sinh ngủ ít, hoặc không muốn đi ngủ trước 10 giờ tối. Rất có thể bé đang bị chứng khó ngủ.
Nếu không bị bệnh và đã được “nạp năng lượng” đầy đủ, trẻ sơ sinh rất dễ đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên quấy khóc, hoặc dỗ hoài không ngủ, mẹ nên lưu ý những điều sau:
– Kiểm tra tã của trẻ có bị ướt không: Tã ướt sẽ làm bé cảm thấy khó chịu.
– Quấn khăn quanh người có thể giúp bé ngủ ngon hơn. Vì khi quấn khăn sẽ tạo cho bé cảm giác an toàn như khi còn nằm trong bụng mẹ. Tuy nhiên, mẹ cũng nên lưu ý, không phải bé nào cũng thích cảm giác bị bó buộc.
– Để trẻ ngủ ngon hơn, mẹ có thể mở một bản nhạc có giai điệu nhẹ nhàng, êm ái tạo cho bé cảm giác thư giãn thoải mái. Ngoài ra, mẹ cũng nên tắt đèn hoặc để đèn ngủ tối hơn giúp bé tập quen dần với ánh sáng trong phòng ngủ, đồng thời cũng tạo phản xạ ngủ khi được đưa vào phòng tối.
– Tập cho bé thói quen ngủ vào một giờ cố định, hoặc duy trì các hoạt động cố định trước giờ ngủ như massage, tắm, hát ru… Dần dần bé sẽ tự hình thành thói quen, và nhận biết được khi các hoạt động này xảy ra là đã đến giờ ngủ.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.