Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Phong
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật 21/06/2023

Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì? Dấu hiệu và cách chăm sóc trẻ

Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì? Dấu hiệu và cách chăm sóc trẻ
Thông thường mẹ thấy bé cưng ở nhà không đi ngoài mấy ngày liền, mẹ sẽ nghĩ rằng con bị táo bón. Nhưng lý do còn có thể là con đang bị giãn ruột sinh lý, một hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh.

Vậy giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì? Dấu hiệu nhận biết là như thế nào? Cách chăm sóc ra làm sao? Cùng Marrybaby tìm hiểu ngay mẹ nhé.

1. Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì?

Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh (SID – Segmental intestinal dilatation) hay còn gọi là hiện tượng giãn ruột ở trẻ sơ sinh. Đây là tình trạng thể tích ruột của trẻ tăng hơn so với mức bình thường. Tình trạng này tương đối bình thường và không quá đáng lo.

Tình trạng giãn ruột sinh lý ở trẻ thường sẽ xuất hiện khi bé được khoảng 2 tháng tuổi. Tuy nhiên, thời điểm tình trạng giãn ruột xuất hiện có thể khác nhau tùy theo tốc độ phát triển của từng bé.

Thời gian giãn ruột ở trẻ sơ sinh kéo dài bao lâu? Thông thường, hiện tượng giãn ruột ở trẻ sơ sinh sẽ kéo dài trong khoảng 2-3 tháng.

2. Dấu hiệu của tình trạng giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh

2.1 Bé không đi ngoài trong nhiều ngày

Bé sẽ không đi ngoài
Dấu hiệu nhận biết đầu tiên của tình trạng giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì? Bé sẽ không đi ngoài trong nhiều ngày liên tục.

Dó tình trạng giãn ruột ở trẻ đã làm tăng kích thước của đường ruột lớn hơn so với bình thường; nên sẽ chứa được nhiều phân hơn. Chính vì thế, bé sẽ cần nhiều thời gian hơn để cơ thể muốn đi ngoài.

Thời gian không đi ngoài giữa trẻ bú sữa mẹ và trẻ uống sữa công thức là:

  • Đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn: Bé có thể không đi ngoài từ 7-10 ngày.
  • Đối với trẻ uống sữa công thức: Bé có thể không đi ngoài 3-5 ngày.

2.2 Bé rặn và gồng mình

Việc rặn và gồng mình là biểu hiện bình thường khi bé đang tập thói quen đẩy chất thải ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, bé còn có thể có các biểu hiện khác như đỏ mặt, xì hơi,..

>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh xì hơi, đánh rắm nhiều có bình thường không?

2.3 Bé đi ngoài phân mềm

Trẻ sơ sinh trong giai đoạn còn bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức; phân của trẻ sẽ mềm vì thành phần trong sữa phần lớn là nước. Vậy nên, khi trẻ sơ sinh bị giãn ruột sinh lý, phân của con sẽ mềm và sệt.

Nếu quan sát kỹ hơn, mẹ sẽ thấy phân của trẻ sẽ có màu vàng nâu, vàng nhạt đối với bé uống công thức; hoặc màu vàng tươi đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Trường hợp bé bị táo bón, phân của sẽ có màu đen hoặc xanh đậm.

>> Mẹ xem thêm: Màu phân của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

2.4 Bé ăn và bú nhiều hơn

Dấu hiệu nhận biết giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì? Bé sẽ bú nhiều hơn nha mẹ ơi

Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì và có ảnh hưởng đến khả năng bú sữa của con không? Thực tế là trẻ sẽ bú và ăn nhiều hơn, do kích thước ruột của con đã tăng lớn hơn so với bình thường.

Sau khi con bú xong, dạ dày sẽ co bóp và thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn. Từ đó kéo theo các cơ quan khác của con cũng làm việc nhiều hơn; và làm cho con ngủ sâu giấc hơn.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh đói có ngủ được không? Dấu hiệu cho thấy con đói

2.5 Bé vẫn có vui chơi bình thường

Mặc dù tình trạng giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh có thể khiến con không thể đi ngoài theo tần suất thường ngày. Tuy nhiên, con vẫn khỏe mạnh và tham gia vui chơi bình thường.

Tình trạng này rất khác so với việc trẻ sơ sinh bị táo bón. Nếu con không thể đi ngoài nhiều ngày do táo bón, con sẽ khó chịu, cáu kỉnh và quấy khóc nhiều hơn.

>> Mẹ xem thêm: Những cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

3. Phân biệt giữa giãn ruột sinh lý và táo bón ở trẻ sơ sinh

Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh thường bị nhiều phụ huynh lầm tưởng thành trẻ bị táo bón. Vậy, làm sao để phân biệt giữa giãn ruột sinh lý và táo bón ở trẻ sơ sinh?

Cách phân biệt hai tình trạng này như sau:

– Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh: Giãn ruột sinh lý xảy ra ở trẻ từ 2 – 3 tháng tuổi. Mặc dù trẻ có thể không đi ngoài từ 7 – 10 ngày; hoặc thậm chí là 13 – 15 ngày. Nhưng bé vẫn bú mẹ bình thường. Đối với trẻ uống sữa công thức thì bé có thể đi ngoài từ 3 – 5 ngày. Mặc dù vậy, nhưng trẻ vẫn đi phân mềm và đều màu. Bên cạnh đó, bé cũng không có bất kỳ biểu hiện bất thường nào liên quan đến ăn và ngủ.

– Trẻ bị táo bón: Táo bón có thể xảy ra ở trẻ thuộc bất kỳ độ tuổi nào, nhất là những trẻ uống sữa công thức hoàn toàn. Khác với hiện tượng giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh, táo bón là tình trạng trẻ đi ngoài phân cứng và khô, phân có màu nâu đen. Khi bị táo bón, trẻ cảm thấy đau rát ở hậu môn khi đi ngoài. Trẻ cũng có thể bỏ bú, xì hơi nhiều và thường cảm thấy đau bụng và khó chịu khi muốn đi ngoài.

>> Cùng chủ đề giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì: Trẻ bị lồng ruột là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

4. Cách trị và khắc phục tình trạng giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh

Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì? Cách khắc phục và cách chăm sóc bé
Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì? Cách khắc phục và cách chăm sóc bé

Khắc phục tình trạng giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là những cách gì? Marrybaby sẽ gợi ý cho mẹ 7 cách sau đây:

4.1 Bổ sung lợi khuẩn trong giai đoạn trẻ sơ sinh bị giãn ruột sinh lý

Khi con gặp hiện tượng giãn ruột ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể bổ sung các lợi khuẩn đường ruột hay còn gọi là probiotic cho trẻ.

Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được một số chủng lợi khuẩn có hiệu quả cao trong việc hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón; và khả năng tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Bổ sung lợi khuẩn có thể đem lại một số lợi ích cho con như:

  • Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho bé.
  • Phòng ngừa tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh.
  • Giúp điều hòa nhu động ruột, tạo sóng co bóp để đẩy phân ra khỏi đường ruột.
  • Hỗ trợ điều hòa tính thấm ở đại tràng, từ đó giúp phân mềm và xốp để con dễ đi ngoài.
  • Hỗ trợ tiết chất nhầy sinh học, giúp tăng độ trơn bên trong ống tiêu hóa để phân dễ di chuyển ra ngoài.
  • Hỗ trợ tiết enzyme tiêu hóa để hấp thu triệt để nguồn dinh dưỡng. Từ đó, bé sẽ ăn ngon miệng và phát triển tốt hơn.

4.2 Massage bụng cho con

Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì - Massage bụng cho bé
Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì và chăm sóc như thế nào? Mẹ hãy massage bụng cho con để con cảm thấy dễ chịu

Khi con của mẹ gặp phải tình trạng giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể massage bụng cho con để kích thích nhu động ruột, giúp con dễ đi ngoài hơn. Đồng thời giúp con dễ tiêu hóa và không bị đầy hơi sau khi ăn.

Mẹ chọn một không gian ấm áp, kín gió và thực hiện massage cho con như sau:

  • Massage theo chiều dọc. Bạn dùng hai tay nhẹ nhàng massage từ ngực dọc xuống bụng 10 lần.
  • Massage theo vòng tròn. Mẹ chia bụng trẻ thành 4 phần rồi đặt tay vào một phần bụng và xoa bóp theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 10-15 giây. Mẹ lần lượt thực hiện thao tác này với 3 phần bụng còn lại theo chiều kim đồng hồ.
  • Massage hai chiều ngược nhau. Mẹ đặt hai tay lên bụng của con, một tay vuốt theo hướng lên trên và một tay theo hướng ngược lại khoảng 20 lần.
  • LƯU Ý: Khi massage cho con mẹ cần đảm bảo thao tác nhẹ nhàng và đều đặn. Đồng thời mẹ nên chọn thời điểm con không quá no. Tần suất massage là từ 1-2 lần / ngày.

    >> Cùng chủ đề giãn ruột sinh lý ở trẻ là gì: Trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài có sao không?

    4.3 Mẹ ưu tiên tắm nước ấm cho con

    Tắm nước ấm cho bé gặp phải hiện tượng giãn ruột ở trẻ sơ sinh sẽ giúp bé thư giãn, dễ ngủ, tăng tuần hoàn máu. Mẹ có thể nhỏ vài giọt tinh dầu tràm vào nước tắm của bé để làm ấm cơ thể và chữa chứng đầy bụng, khó tiêu.

    Nước tắm cho bé nên rơi vào khoảng 35 độ C để vừa đủ ấm mà vẫn an toàn cho làn da của bé. Mẹ có thể kiểm tra nhiệt độ của nước tắm bằng khuỷu tay hoặc nhiệt kế. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần giữ phòng tắm ấm và không có gió.

    4.4 Cho con vận động tay chân nhẹ nhàng

    Cho con tập thể dục và vận nhẹ nhàng
    Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì? Cho con vận động tay chân nhẹ nhàng để kích thích nhu động ruột và con sẽ dễ đi ngoài hơn

    Cho trẻ tập thể dục hoặc vận động nhẹ nhàng sẽ giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn và không lo bị táo bón. Ngoài ra, việc cho con vận động thường xuyên sẽ giúp con lập trình thói quen tốt cũng như cho con cảm giác được ăn ngon miệng hơn.

    Mẹ có thể tập cho con tập theo những động tác sau:

    • Mẹ cho bé nằm ngửa, nắm nhẹ đầu gối của bé rồi di chuyển lên xuống theo hướng về bụng (như động tác đạp xe đạp).
    • Cho bé nằm ngửa, giữ hai chân của con rồi xoay tròn chân từ bụng sang hai bên rồi xuống dưới.
    • Mẹ tập cho con trong khoảng 10 – 15 phút trong lúc con cảm thấy thoải mái.

    >> Mẹ xem thêm: Các bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh rèn luyện kỹ năng vận động

    4.5 Bổ sung thêm chất xơ cho con

    Chất xơ có thể giúp làm mềm phân, nên sẽ hỗ trợ cực kỳ tốt cho việc đi ngoài của con. Bên cạnh đó, thời gian đi ngoài của trẻ cũng sẽ được rút ngắn lại.

    Bé cần bú mẹ hoàn toàn (dưới 6 tháng tuổi), mẹ có thể tăng chất lượng chất xơ có trong sữa mẹ bằng cách ăn thêm các loại thực phẩm giàu chất xơ như: khoai lang; chuối; lê; rau lang; rau mồng tơi; rau chân vịt; bơ,..

    Khi được 6 tháng tuổi, bé có thể hấp thu dinh dưỡng qua việc ăn dặm. Nếu trẻ uống sữa công thức, mẹ có thể lựa cho con những loại sữa tăng cường bổ sung chất xơ.

    >> Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì, và bé nên ăn gì: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi đầy đủ dinh dưỡng

    4.6 Giữ vệ sinh khu vực của con

    Nhà cửa, đồ chơi, đồ dùng của trẻ có thể có vi khuẩn, nấm mốc,.. gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, táo bón, tiêu chảy.

    Chính vì thế mẹ nên thường xuyên vệ sinh những nơi; và những vật dụng bé thường tiếp xúc để bảo vệ hệ tiêu hóa của bé.

    4.7 Chườm ấm khi trẻ bị giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh

    Khi được chườm ấm vùng bụng, bé sẽ thấy dễ chịu hơn nhờ có sức nóng và sức nặng của khăn và đẩy hết hơi trong bụng ra ngoài.

    Cách chườm ấm cho trẻ sơ sinh bị giãn ruột sinh lý:

    • Bước 1: Mẹ chuẩn bị 2 chiếc khăn và thau nước ấm.
    • Bước 2: Mẹ nhúng nước, vắt khô và mở khăn ra để khăn về nhiệt độ phù hợp.
    • Bước 3: Mẹ dùng khăn đặt lên bụng của con; và khăn còn lại dùng để quấn quanh bụng để cố định.

    >> Cùng chủ đề giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì: Nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là an toàn và phù hợp?

    Tất cả nội dung trên là những gì mẹ cần biết về giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì; cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị giãn ruột sinh lý. Tóm lại, tình trạng này tương đối bình thường và không quá nguy hiểm. Nhưng mẹ nhớ tăng cường quan sát và để ý đến con nhé.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Congenital Segmental Intestinal Dilatation: A 25-Year Review with Long-Term Follow-up at the Medical University of Innsbruck, Austria
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6624109/
    Ngày truy cập: 06/01/2023

    2. Intestinal Obstruction in the Newborn
    https://emedicine.medscape.com/article/2066380-overview
    Ngày truy cập: 06/01/2023

    3. Fetal bowel obstruction
    https://www.ucsfbenioffchildrens.org/conditions/fetal-bowel-obstruction
    Ngày truy cập: 06/01/2023

    4. Varied Presentation of Congenital Segmental Dilatation of the Intestine in Neonates: Report of Three Cases
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5117278/
    Ngày truy cập: 06/01/2023

    5. Congenital segmental dilatation of the intestine in extremely low birth weight infants
    https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2213576620301408
    Ngày truy cập: 06/01/2023

    6. Fetal Bowel Obstruction
    https://www.isuog.org/clinical-resources/patient-information-series/patient-information-pregnancy-conditions/abdomen/fetal-bowel-obstruction.html
    Ngày truy cập: 06/01/2023

    7. Dilation vs dilatation
    https://radiopaedia.org/articles/dilation-vs-dilatation?lang=us
    Ngày truy cập: 06/01/2023

    x