Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Hệ tiêu hóa và não bộ có mối quan hệ mật thiết, qua lại với nhau và được gọi là trục não-ruột. Hệ tiêu hóa giúp não bộ phát triển cũng như hoạt động đúng cách. Ngược lại, não bộ lại giúp bảo vệ hệ thống tiêu hóa và điều khiển cơ quan này hoạt động hiệu quả.
Giữa phát triển trí não và hệ tiêu hóa tốt, nhiều bố mẹ thường phải “thỏa hiệp” chọn một trong hai vì không tìm được giải pháp nào để cân bằng cả hai lợi ích này. Nhưng như vậy là không nên bởi vì hệ tiêu hóa và não bộ của trẻ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vậy làm sao để đảm bảo được cả hai yếu tố này trong những năm đầu đời của bé? Marry Baby sẽ cùng mẹ khám phá mối quan hệ giữa hệ tiêu hóa – sự phát triển trí não của bé, đồng thời đi tìm giải pháp cho vấn đề này nhé.
Mẹ biết không, hệ tiêu hóa và não bộ có mối quan hệ mật thiết, qua lại với nhau và được gọi là trục não-ruột. Hệ tiêu hóa giúp não bộ phát triển cũng như hoạt động đúng cách. Ngược lại, não bộ lại giúp bảo vệ hệ thống tiêu hóa và điều khiển cơ quan này hoạt động hiệu quả. Mẹ có thể tìm hiểu kỹ hơn ngay sau đây nhé.
Hệ tiêu hóa không chỉ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch mà còn có tác động lớn tới sự phát triển trí não ở trẻ trong những năm đầu đời vì lý do sau đây mẹ ạ.
a. Hệ tiêu hóa sản xuất serotonin để giúp trẻ phát triển trí não
Theo nghiên cứu, chất dẫn truyền thần kinh serotonin ở não bộ có tác dụng giúp điều hòa giấc ngủ, mang đến cảm giác ăn ngon miệng và đẩy nhanh tốc độ kết nối của các xinap (liên hiệp) thần kinh. Sự kết nối này giúp tăng cường khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin của não bộ. Đây chính là cơ sở để giúp bé phát triển trí não đấy mẹ ạ.
Trong khi đó, ruột lại là nơi sản xuất serotonin nhiều nhất. Khi khỏe mạnh, hệ tiêu hóa có thể sản xuất ra 95% serotonin cho cơ thể. Điều này có nghĩa là muốn có nhiều chất dẫn truyền thần kinh serotonin để phát triển trí não thì bé cần có một hệ tiêu hóa tốt.
b. Hệ tiêu hóa giúp hoàn thiện hệ miễn dịch để bảo vệ não bộ của trẻ
Ngoài sản xuất serotonin thì hệ thống tiêu hóa còn giúp hoàn thiện hệ miễn dịch để bảo vệ não bộ của bé. Điều này là do các mảng payer hay còn gọi là hạch bạch huyết có trên thành ruột đóng vai trò “huấn luyện” tế bào miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh.
Não điều khiển toàn bộ hoạt động của mọi cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả hệ tiêu hóa thông qua hệ thống thần kinh. Vì vậy, khi não bộ suy yếu thì hệ thống thần kinh tiếp nhận sai thông tin, từ đó khiến hệ tiêu hóa của bé hoạt động sai cách.
Điều này có thể dẫn đến tình trạng trẻ hấp thu dinh dưỡng kém, dễ mắc phải các bệnh đường ruột hoặc tiêu chảy, đầy hơi, táo bón.
Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi căng thẳng, trẻ cũng có thể bị táo bón, rối loạn tiêu hóa và đau dạ dày. Căng thẳng ở trẻ em có thể đến từ những tác động của môi trường sống như tiếng ồn, thời tiết khắc nghiệt hoặc cơ thể bé bị đau, bệnh.
Từ các phân tích này, mẹ có thể hiểu rằng, để bảo vệ não bộ khỏe mạnh và giúp trẻ phát triển trí não tốt nhất thì việc cần làm trước tiên là xây dựng cho bé một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Trong 12 tháng đầu đời, bé sẽ trải qua hai giai đoạn thích nghi dinh dưỡng cơ bản, đó là giai đoạn bú sữa và giai đoạn ăn dặm. Vì vậy, mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để hệ tiêu hóa của con phát triển khỏe mạnh bao gồm:
Dinh dưỡng của bé giai đoạn này hoàn toàn bằng sữa mẹ. Cho nên, mẹ cần chú trọng vào việc ăn uống của bản thân hoặc bổ sung sữa công thức cho bé để hỗ trợ dinh dưỡng khi mẹ không có sữa, ít sữa hoặc sữa mẹ không đủ chất, cụ thể:
a. Mẹ ăn uống khoa học để có nguồn sữa chất lượng
b. Lựa chọn sữa tốt cho hệ tiêu hóa và trí não của trẻ
Từ 6 tháng tuổi, con bắt đầu chuyển qua chế độ ăn dặm, lúc này, mẹ cần chú ý tới những điều sau để giúp con phát triển hệ tiêu hóa khỏe mạnh nhé.
a. Cho bé ăn dặm đúng cách
b. Bổ sung men tiêu hóa
Ngoài ra, để hỗ trợ bảo vệ đường ruột của bé hoạt động khỏe mạnh, mẹ có thể bổ sung men tiêu hóa theo chỉ định của bác sĩ nhi khoa nhé.
Hệ tiêu hóa là gì mà có thể tác động mạnh mẽ đến sự phát triển trí não của trẻ trong những năm đầu đời như vậy? Câu hỏi này thật sự đặc biệt quan trọng cho việc định hướng nuôi con theo phương pháp khoa học mà các mẹ hiện đại nên biết. Nếu mẹ đang loay hoay trong việc đi tìm cánh cửa bí mật để mở ra trí thông minh của trẻ thì việc chăm sóc hệ tiêu hóa khỏe mạnh chính là chìa khóa vàng cho vấn đề này mẹ nhé.
Quỳnh Phương Phạm
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.