Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vinh An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 11/06/2020

Hồng ban sơ sinh, 50% trẻ sơ sinh bị mắc bệnh này

Hồng ban sơ sinh, 50% trẻ sơ sinh bị mắc bệnh này
Hồng ban sơ sinh, căn bệnh này xuất hiện hầu hết ở 50% số trẻ mới ra đời. Bạn nên làm thế nào nếu bé cưng nhà mình cũng bị hồng ban sơ sinh? Trẻ nào có thể bị hồng ban sơ sinh? Chỉ mới vài giờ hoặc hai ngày sau khi sinh hoặc lâu […]

Hồng ban sơ sinh, căn bệnh này xuất hiện hầu hết ở 50% số trẻ mới ra đời. Bạn nên làm thế nào nếu bé cưng nhà mình cũng bị hồng ban sơ sinh?

Hồng ban sơ sinh

Trẻ nào có thể bị hồng ban sơ sinh?

Chỉ mới vài giờ hoặc hai ngày sau khi sinh hoặc lâu nữa là vài ngày sau khi ra đời thôi, bé đã bị nổi những vết mẩn đỏ ở mặt, ngực, cánh tay và chân của em bé (thường sẽ không hiện diện ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân). Trẻ bị hồng ban sơ sinh này còn gọi là bị ban đỏ nhiễm độc.

Biểu hiện của bệnh

Lúc này, mẹ nào cũng xót cả ruột khi thấy làn da mỏng manh của bé bị “tra tấn” bởi một vài mẩn đỏ dưới dạng chấm hoặc hạt nhỏ sưng hoặc nhiều sẩn trên da. Những hồng ban này có thể xuất hiện, sau đó lặn mất rồi trở lại cùng một vị trí.

Một vài trường hợp nặng, bạn có thể thấy những mẩn đỏ này to như nốt phỏng 2-4mm và có màu vàng nhạt. Khi bạn chạm mạnh vào, chúng có thể tiết ra ít dịch lỏng. Song bạn hãy bình tĩnh để xử lý cho tốt, mặc dù chất dịch lỏng đó có thể trông giống như mủ, nhưng chưa có nhiễm trùng.

Theo các bác sĩ, hồng ban sơ sinh phổ biến gặp ở trẻ sơ sinh đủ tháng và ít xảy ra đối với trẻ sơ sinh thiếu tháng. Mẹ nên giữ gìn vệ sinh thân thể cho bé. Thông thường, hồng ban sơ sinh sẽ tự khỏi trong vòng một hoặc vài tuần mà không cần điều trị.

Trẻ sơ sinh đi ngoài bao nhiêu lần một ngày

Vì sao bé bị hồng ban sơ sinh?

Nguyên nhân trẻ bị hồng ban sơ sinh chưa được xác định rõ. Đến nay, một số lý thuyết cho rằng đó là phản ứng với các kích thích của cơ thể và nhiệt độ, sung huyết mao mạch hoặc viêm nang lông, dị ứng…

Cách chẩn đoán

Hồng ban sơ sinh được chẩn đoán cơ bản dựa trên lâm sàng. Bác sĩ có thể xét nghiệm mẫu da hoặc dịch trong mụn phỏng để loại trừ các bệnh khác như:

  • Nhiễm trùng (viêm nang lông, chốc lở, listeriosis, candida da bẩm sinh, herpes simplex, varicella và cytomegalovirus)
  • Vẩy nến mủ (acropustulosis) ở trẻ sơ sinh
  • Bệnh rôm sảy, còn gọi là rôm đỏ (Miliaria rubra)
  • Bạch cầu ái toan…

Chăm sóc bé bị hồng ban sơ sinh

Nếu bé cưng bị hồng ban sơ sinh, bạn:

  • Tránh tắm rửa quá nhiều lần trong ngày cho con.
  • Không nặn, làm vỡ bất kỳ đốm mủ (mụn mủ) nào. Việc làm vỡ có thể gây nhiễm trùng da.
  • Không nên dùng kem dưỡng da, đặc biệt là các loại có mùi thơm cho bé trong trường hợp này.

Hãy cùng bé vượt qua bệnh hồng ban sơ sinh này một cách thật nhẹ nhàng, bạn nhé!

C.L.T

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x