Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ sơ sinh: Bé 1 tháng tuổi
Sổ tay chăm sóc sức khỏe bé của Marry Baby giúp mẹ ghi nhớ và theo dõi những vấn đề sức khỏe của trẻ trong từng mốc tuổi nhất định. Để những lần khám sức khỏe của bé trở nên hiệu quả và dễ dàng hơn, mẹ nên lưu ý những gì?
Mẹ cần lưu tâm vấn đề sức khỏe nào của bé giai đoạn 1 tháng tuổi?
Trong lần khám sức khỏe định kỳ cho bé 1 tháng tuổi, bác sĩ có thể quan tâm đến những vấn đề sau:
Cân nặng và số đo của bé để chắc chắn rằng bé đang phát triển bình thường, khỏe mạnh
Kiểm tra nhịp tim và nhịp thở của bé
Kiểm tra mắt và tai của bé
Số đo kích cỡ đầu của bé để đánh dấu sự phát triển của não bé
Kiểm tra xem dây rốn đã teo rụng và cuống rốn có đang lành dần? Nếu là bé trai và bé đã được cắt bao quy đầu, bác sĩ cũng sẽ khám bộ phận sinh dục của bé
Chích ngừa viêm gan B mũi 2 cho bé
Cho trẻ đang bú mẹ uống vitamin D. Trẻ uống từ 17 đến 32 giọt mỗi ngày là đủ lượng vitamin D cần thiết cho trẻ.
Đề cập đến bất kỳ vấn đề gì liên quan đến sức khỏe mà mẹ bé đã ghi chú
Mang lại nhận thức về sự phát triển của bé, việc cho ăn và việc ngủ
Chuẩn bị cho những câu hỏi của bác sĩ trước khi khám sức khỏe định kỳ:
Giấc ngủ của bé? Giấc ngủ thất thường là biểu hiện phổ biến của các bé 1 tháng tuổi. Hầu hết trẻ sẽ ngủ các giấc ngắt quãng từ 2 đến 3 tiếng trong ngày với tổng số giờ khoảng 15 tiếng. Cho đến giờ, thời kỳ trẻ có thể ngủ dài hơn những thời kỳ khác. Đó là bước đầu để đến với một đêm trọn cho bé và bạn.
Bé ngủ với tư thế nào? Để hạn chế nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), đặt bé nằm ngửa khi ngủ.
Bé ăn khi nào? Ăn thế nào? Thường ăn gì? Hầu hết bé 1 tháng tuổi cứ cách 2 đến 3 tiếng lại ăn 1 lần. Bác sĩ hỏi những câu hỏi này để xác định xem bé có bú đủ để phát triển khỏe mạnh không và để hiểu nếu bạn có bất cứ vấn đề gì liên quan đến việc cho bé ăn.
Vấn đề tiêu hóa của bé như thế nào? Phân mềm là tốt nhất, nhưng màu phân có thể biến đổi. Phân nhão hay phân vón cục là dấu hiệu của thiếu nước hoặc dấu hiệu của táo bón. Nói với bác sĩ nếu bạn lưu ý điều này.
Bé có thức lâu? Không có kết luận chính xác nào về thời gian thức, nhưng quan sát từ các bé cho thấy thời kỳ thức lâu hơn là dấu hiệu cho thấy con bạn đang phát triển bình thường.
Bé có hay “ọ ẹ” khi thoải mái và tỉnh táo? Vẫn còn vài tháng trước khi bé cất tiếng nói đầu đời, những âm thanh hạnh phúc và đáng yêu của bé sẽ là bước khởi đầu.
Bạn có lưu ý bất kỳ điểm bất thường nào về mắt hay cách nhìn của bé không? Bác sĩ có thể sẽ kiểm tra cấu trúc, sự liên kết của mắt và khả năng dịch chuyển đúng của mắt trẻ.
Bé có hay gắt hơn vào cuối ngày? Đây là biểu hiện thường thấy ở bé 1 tháng tuổi, đặc biệt vào khoảng từ 6h tối đến đêm. Khi bắt đầu thức lâu hơn trong ngày, bé sẽ mệt và dễ cáu kỉnh, gắt ngủ vào buổi tối.
Cho bé tập nằm sấp mỗi sáng? Bắt đầu ngay từ ngày đầu sau sinh khi bé thức giấc vào buổi sáng, tất nhiên với sự canh chừng của mẹ. Thời gian nằm sấp sẽ trợ giúp bé yêu trong quá trình học lẫy, lật và thậm chí biết bò nhanh hơn. Điều này cũng giúp tránh cho đầu và gáy của bé bị bè ra.
Bé có nhỏm đầu dậy khi nằm sấp? Kiểm soát cử động đầu là một trong những mốc phát triển quan trọng của bé 1 tháng tuổi. Nếu con bạn không thể giữ vững đầu của bé trong thời gian ngắn, lưu ý với bác sĩ.