Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 16/01/2019

Đừng tiếc 3 triệu lấy máu gót chân để cứu cuộc đời bé

Đừng tiếc 3 triệu lấy máu gót chân để cứu cuộc đời bé
Lấy máu gót chân để thực hiện sàng lọc sơ sinh ngay sau khi bé sinh giúp sớm phát hiện các bệnh hiểm nghèo. Chi phí thực hiện khoảng 3 triệu đồng.

Sàng lọc sơ sinh bằng cách lấy máu gót chân trẻ sơ sinh là phương pháp khoa học giúp các bác sĩ xác định chính xác xem trẻ có mắc bệnh nguy hiểm nào không để kịp thời đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.

Đây là dịch vụ kèm theo sau sinh, mẹ và người thân phải am hiểu và có đăng ký trước mới thực hiện hoặc một số bệnh viện có tư vấn thêm. Nếu mua gói sinh tại bệnh viện cao cấp có thể sẽ được miễn phí.

Tại sao phải lấy máu gót chân?

Lấy máu gót chân cho trẻ sơ sinh là xét nghiệm sàng lọc sơ sinh giúp phát hiện sớm các bệnh lý ngay trong những ngày đầu bé chào đời. Sàng lọc sơ sinh đã được ngành y tế triển khai ở những năm qua.

lấy máu gót chân 1
Sàng lọc sơ sinh là cần thiết để phát hiện sớm các bệnh nguy hiểm

Đây là một phương pháp dùng kỹ thuật y khoa nhằm để phát hiện các bệnh liên quan đến nội tiết, rối loạn di truyền ngay khi trẻ vừa ra đời.

Thực hiện đúng quy trình cho phép phát hiện trẻ mắc các bệnh thiểu năng tuyến giáp bẩm sinh và thiếu men G6PD, tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh…

Tuy là những bệnh lý hiếm gặp, nhưng rất nguy hiểm, ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển sau này của trẻ.

Hầu hết các bệnh lý rất khó phát hiện và chẩn đoán trong thời kỳ sơ sinh. Để đến khi có các triệu chứng thì đã muộn, đặc biệt là đối với chức năng hoạt động của hệ thần kinh trung ương, trí tuệ và tinh thần của trẻ.

Là một phương pháp hiện đại nhưng không phải bà mẹ hiện đại nào cũng biết và hiểu tầm quan trọng của xét nghiệm này. Nhiều bà mẹ còn từ chối vì sợ bé đau.

Lấy máu gót chân có nguy hiểm?

Thực hiện việc lấy vài giọt máu ở gót chân của trẻ sơ sinh không hề gây nguy hiểm cho trẻ. Có 1 số trường hợp đặc biệt không nên lấy máu kiểu này nhưng rất hiếm và chính các bác sĩ sẽ khuyến cáo bố mẹ.

Hiện nay, hầu hết các bệnh viện lớn ở Việt Nam đều có thể tiến hành sàng lọc hai bệnh là suy tuyến giáp bẩm sinh và bệnh thiếu hụt men G6PD bẩm sinh.

Tốt nhất trước khi sinh, bố mẹ nên đến bệnh viện để được tư vấn kỹ về dịch vụ lấy máu gót chân để sàng lọc sơ sinh, tham khảo xem bệnh viện có thể tiến hành sàng lọc những bệnh nào, miễn phí hay mất phí và chi phí là bao nhiêu.

lấy máu gót chân
Việc lấy máu hoàn toàn không gây nguy hiểm cho bé

Thời gian lấy máu gót chân trẻ sơ sinh

Ngay sau khi sinh từ 24h, bé được lấy 2 giọt máu ở gót chân vào giấy thấm máu và để khô rồi tiến hành xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm được trả về sau khoảng 24-72 giờ.

Nếu các bé mắc bệnh, ba mẹ sẽ được các bác sĩ có chuyên môn tư vấn các biện pháp xử lý, chữa trị đồng thời cách chăm sóc bé để con có thể hồi phục sớm và phát triển bình thường.

Vì sao lại lấy máu ở phần gót chân em bé

Theo nguyên tắc, máu ở bất cứ bộ phần nào trên cơ thể bé cũng có thể đem đi xét nghiệm. Tuy nhiên, các bác sĩ chọn lấy máu ở gót chân bé là do bộ phận này có lượng màu dồi dào, đáp ứng đủ lượng cần để xét nghiệm.

Hơn nữa, phần gót chân trẻ được cho là kém nhạy cảm hơn so với các bộ phận khác nên khi chích lấy máu sẽ ít đau hơn.

Kỹ thuật xét nghiệm máu gót chân thế nào?

Lấy 1 giọt máu ở gót chân trẻ thấm vào một loại giấy đặc biệt, sau đó về lại cho vào 1 loại thuốc thử, xử lý và đo trên máy bán tự động (ELISA). Kỹ thuật xét nghiệm này được triển khai từ những năm 2000 cho phép sàng lọc suy giáp bẩm sinh.

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm sàng lọc?

Các bé sơ sinh từ 2-7 ngày tuổi là đối tượng được tiến hành xét nghiệm sàng lọc sơ sinh. Lý tưởng nhất, xét nghiệm nên được diễn ra khi bé đủ 24 giờ sau sinh để sớm có kết quả và giúp bảo vệ bé hiệu quả nhất.

Nếu mẹ sinh bé ở những cơ sở không có đủ điều kiện để tiến hành xét nghiệm này thì có thể nhờ nhân viên y tế lấy mẫu máu gót chân để gửi đến các bệnh viện có dịch vụ sàng lọc sơ sinh để tiến hành xét nghiệm.

lấy máu gót chân 6
Sau 24h chào đời, bé cần được thực hiện lấy máu gót chân để xét nghiệm sàn lọc

Xét nghiệm máu gót chân tầm soát được bệnh hiểm nghèo nào?

Tầm soát được các bệnh:

  • Suy giáp trạng bẩm sinh (tuyến giáp không sản xuất đủ hormone khiến trẻ bị đần độn, chân tay không phát triển, thường tử vong trước tuổi trưởng thành)
  • Bệnh tăng sản tuyến thượng thận (một kiểu thiếu hụt enzyme gây sản xuất hormone nam bất thường, khiến trẻ có bộ phận sinh dục nửa nam nửa nữ)
  • Bệnh thiếu men G6PD (bệnh huyết tán bẩm sinh do hồng cầu bị vỡ gây ra vàng da, thiếu máu)…

Chi phí lấy máu gót chân trẻ sơ sinh

Ngoài các bệnh viện tuyến trung ương và bệnh viện Quốc tế cũng có rất nhiều trung tâm sàng lọc sơ sinh tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước có dịch vụ tiến hành làm xét nghiệm tại nhà và với nhiều lựa chọn gói sàng lọc bệnh lý khác nhau.

Giá dịch vụ khoảng trên dưới 3 triệu đồng.

lấy máu gót chân 4
Giá dịch vụ là miễn phí hoặc khoảng 3 triệu đồng tùy địa điểm

Khám sàn lọc sơ sinh ở đâu?

Mẹ có thể tham khảo về dịch vụ sàng lọc sơ sinh tại các bệnh viện:

  • Từ Dũ (248 Cống Quỳnh, Q.1, TP.HCM)
  • Phụ sản Trung Ương (viện C): 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Phụ sản Hà Nội (Đường La Thành, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội)
  • Việt Pháp (Số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội)
  • Hệ thống bệnh viện Vinmec tại Hà Nội và TP.HCM

Lấy máu gót chân để xét nghiệm sàng lọc trước sinh không nguy hiểm cho bé mà ngược lại giúp quá trình phát triển của bé toàn diện hơn nhờ phát hiện và điều trị sớm bệnh.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x