Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hương Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 16/08/2023

Mẹ đang cho con bú có tẩy giun được không?

Mẹ đang cho con bú có tẩy giun được không?
Mẹ đang cho con bú có tẩy giun được không? Trong một số trường hợp buộc phải uống thuốc điều trị nhiễm giun sán, mẹ cần ngưng cho con bú.

Nhiễm giun là căn bệnh có thể gặp ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Bệnh gây nên các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy… Một trong số những cách phòng ngừa hiệu quả nhất là nên tẩy giun định kỳ. Nhưng mẹ đang cho con bú có tẩy giun được không. Bài viết này sẽ giúp mẹ tìm lời giải đáp.

1. Mẹ đang cho con bú có tẩy giun được không?

Câu trả lời là CÓ. Mẹ hoàn toàn có thể uống thuốc tẩy giun trong giai đoạn cho con bú. Theo nghiên cứu, thuốc tẩy giun Mebendazole ít bài tiết vào sữa mẹ cũng như hấp thu kém qua đường uống.

Cho tới thời điểm hiện nay, các báo cáo về việc sử dụng thuốc tẩy giun trong thời kỳ cho con bú không tìm thấy phản ứng bất lợi nào ở trẻ bú mẹ. Đồng thời, các bằng chứng về việc giảm nguồn sữa sau khi dùng thuốc tẩy giun cũng không thuyết phục.

Tóm lại, trả lời cho câu hỏi mđang cho con bú có tẩy giun được không. Theo các chuyên gia, mẹ đang trong thời gian cho con bú vẫn có thể tẩy (hay xổ) giun được. Tốt hơn hết, sau khi mẹ tẩy giun, mẹ hãy quan sát xem bé có bú tốt hay không, hoặc mẹ có mối lo ngại nào khác về em bé, hãy nói chuyện với bác sĩ mẹ nhé.

2. Khi nào mẹ cần uống thuốc điều trị giun sán?

2.1 Tẩy giun định kỳ

Khi mẹ đã biết “đang cho con bú có tẩy giun được không”, thì mẹ duy trì lịch tẩy giun định kỳ 2 lần/năm nhé. Trừ khi bác sĩ cho chỉ định khác cho từng trường hợp cụ thể. Mẹ cứ yên tâm rằng việc uống thuốc tẩy giun chưa có bằng chứng cho thấy gây hại cho sức khỏe của bé.

2.2 Uống thuốc tẩy giun khi đã bị nhiễm

Lẽ dĩ nhiên, khi bị nhiễm giun mẹ cần phải tẩy giun và làm theo hướng dẫn điều trị từ bác sĩ. Lúc này, tùy từng loại thuốc kê đơn cụ thể mà bác sĩ sẽ cho mẹ biết đang cho con bú có tẩy giun được không. Có 2 loại thuốc tẩy giun phổ biến đó là Mebendazole và Piperazine.

Với Menbendazole, mẹ có thể uống thuốc tẩy giun và vẫn cho con bú bình thường. Đây cũng là loại thuốc được ưu tiên sử dụng vì tính an toàn và ít ảnh hưởng đến bé. Còn với Pipezarine, chỉ định của nhà sản xuất là sau khi mẹ uống thuốc, mẹ nên vắt sữa bỏ đi trong 8 giờ tiếp theo.

Nhìn chung, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc đang cho con bú có tẩy giun được hay không để chắc chắn nhất.

2.3 Nhiễm giun sán đặc biệt

Trong trường hợp nhiễm một số loại giun nguy hiểm, mẹ không chỉ ngừng cho bé bú mà còn phải đi khám và điều trị ngay. Vậy những loại giun nào được coi là nguy hiểm? Có thể kế đến như sán dải bò (Taenia saginata) hoặc sán lá phổi (Paragonimus westermani)

  • Bệnh sán lá phổi: Bệnh do 40 loài thuộc giống Paragonimus ký sinh trong phổi hoặc màng phổi gây ra. Triệu chứng: đau bụng tiêu chảy, thậm chí có thể gây tổn thương cho thận, gan… và dẫn đến các biến chứng khác.
  • Bệnh sán dải bò (sán dây bò): Sán dây bò là một loại ký sinh trùng lưỡng tính ký sinh ở người, chủ yếu là loại sán dây trưởng thành. Triệu chứng: cơ thể suy yếu, viêm ruột, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, bệnh nhân có thể đi ngoài phân lỏng, chóng mặt, đau đầu, ăn không ngon miệng…

Với trường hợp đang điều trị, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cụ thể liệu đang cho con bú có tẩy giun được không nhé.

2.4 Khi nào mẹ cần gặp bác sĩ?

Sau khi biết đang cho con bú có tẩy giun được không, mẹ lưu ý một số dấu hiệu nhiễm giun nặng, dai dẳng để đi khám bác sĩ:

  • Giảm cân không đến từ nguyên nhân tăng tập, giảm ăn.
  • Ăn không thấy ngon.
  • Khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
  • Nhiễm trùng da xung quanh hậu môn.

3. Một số loại thuốc tẩy giun phù hợp với mẹ bỉm đang cho con bú

Dưới đây là một số loại thuốc tẩy giun thông dụng. Hãy cùng điểm qua những thành phần có trong thuốc để biết khi dùng, mẹ có nên cho con bú.

3.1 Thuốc tẩy giun Piperazin

Thuốc tẩy giun Piperazin được sử dụng rất phổ biến. Theo các báo cáo, Piperazin có thể đi vào sữa mẹ nhưng vẫn chưa thể xác định chính xác hàm lượng là bao nhiêu. Vậy mẹ đang con bú có tẩy giun bằng Piperazin được không? Theo khuyến cáo của các chuyên gia:

  • Trường hợp mẹ buộc phải dùng thuốc thì nên uống sau khi đã cho con bú.
  • Sau khi uống thuốc, sữa của mẹ cần được vắt và bỏ đi trong 8 giờ tiếp theo.

Ở hầu hết các bệnh nhân, Piperazine không gây phản ứng có hại nhưng vẫn ghi nhận một số tác dụng phụ ngoài mong muốn:

  • Rối loạn tiêu hóa ở dạng nhẹ.
  • Nhiễm độc thần kinh (rất hiếm).
  • Chảy nước mắt, sổ mũi, đau khớp, ho có đờm và co thắt phế quản.

3.2 Thuốc xổ giun Albendazole

Thuốc xổ giun Albendazole hoạt động bằng cách ngăn giun hấp thụ đường để làm chúng cạn kiệt năng lượng và chết. Theo ước tính, trẻ bú mẹ chỉ có thể tiếp xúc một lượng rất nhỏ Albendazole (thấp hơn 0,1mg) trong vòng 36 giờ sau khi mẹ đã uống 1 viên xổ giun Albendazole (loại 400mg).

Vậy mẹ cho con bú có tẩy giun bằng Albendazole được không? Dù trẻ chỉ tiếp xúc một lượng rất nhỏ Albendazole nhưng loại thuốc này không an toàn khi sử dụng trong thời gian cho con bú. Theo khuyến cáo, người mẹ nên ngưng cho con bú 2 ngày sau khi đã uống thuốc.

Rủi ro hoặc tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc xổ giun Albendazole:

  • Sốt.
  • Chức năng gan bất thường.
  • Buồn nôn, nôn mửa, đau dạ dày.
  • Nhức đầu, cứng cổ, tăng nhạy cảm với ánh sáng, lú lẫn.
  • Chóng mặt, cảm giác quay cuồng hoặc rụng tóc tạm thời.
  • Phản ứng dị ứng như nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng.

3.3 Thuốc xổ giun Mebendazole

Mebendazole kém hấp thu qua đường uống và đi vào sữa mẹ rất ít. Các báo cáo cho rằng vẫn chưa tìm thấy bất kỳ phản ứng phụ nào ở trẻ bú mẹ nếu mẹ sử dụng Mebendazole trong thời gian cho con bú.

Tuy nhiên, một số trường hợp hiếm hoi cho thấy xuất hiện tình trạng giảm nguồn sữa sau khi mẹ sử dụng Mebendazole. Dù vậy vẫn chưa có bằng chứng thuyết phục để thấy là do thuốc gây ra.

Mẹ đang cho con bú có tẩy giun Mebendazole được không? Nếu buộc phải xổ giun bằng thuốc Mebendazole, mẹ nên ngưng cho con bú khoảng 2 ngày để chắc rằng thuốc đã được đào thải ra ngoài.

Cũng tương tự như các loại thuốc khác, Mebendazole có thể gây ra các tác dụng phụ như:

  • Chóng mặt, nhức đầu.
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Tiêu chảy, chán ăn, táo bón…

4. Cách phòng ngừa nhiễm giun sán khi đang cho con bú

Theo thống kê của Tổ chức Y Thế giới (WHO), phụ nữ độ tuổi sinh đẻ có nguy cơ nhiễm giun sán rất cao. Nguyên nhân là do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu vệ sinh. Do đó để ngăn ngừa nhiễm giun, mẹ cần:

  • Thường xuyên lau dọn nhà bếp, phòng tắm.
  • Rau sống luôn phải ngâm rửa thật kỹ trước khi ăn.
  • Thực hiện ăn chín uống sôi, chế biến món ăn hợp vệ sinh.
  • Không nên ăn tiết canh, các loại thịt tái, gỏi cá hoặc nem chua sống.
  • Luôn rửa tay thật sạch, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước giờ ăn.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc mẹ đang cho con bú có tẩy giun được không. Điều quan trọng là khi nghi ngờ nhiễm giun, mẹ nên đi khám bác sĩ để được điều trị đúng cách thay vì tự ý uống thuốc dẫn đến nhiều hệ lụy cho bé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Threadworms Treatment in Breastfeeding Mothers
https://www.breastfeedingnetwork.org.uk/threadworms/
Ngày truy cập: 16.08.2023

2. Safety of Mebendazole Use During Lactation: A Case Series Report
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5045833/
Ngày truy cập: 16.08.2023

3. Albendazole and its metabolites in the breast milk of lactating women following a single oral dose of albendazole
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2791980/
Ngày truy cập: 16.08.2023

4. Mebendazole (Oral Route) proper use
https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/mebendazole-oral-route/proper-use/drg-20064631?p=1
Ngày truy cập: 16.08.2023

5. Antiparasitic drugs and lactation: focus on anthelmintics, scabicides, and pediculicides
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/14620457/
Ngày truy cập: 16.08.2023

x