Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Thông tin kiểm chứng bởi Vũ Thị Tuyết Hoa
Cập nhật 25/01/2024

8 mẹo dân gian trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết

8 mẹo dân gian trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết
Trẻ sơ sinh do hệ tiêu hóa còn non yếu nên dễ mắc các bệnh liên quan đến rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh điều trị bệnh cho bé theo chỉ định từ bác sĩ, nhiều mẹ cũng tìm đến một số phương pháp chữa trị cho con từ mẹo dân gian.

Trước khi áp dụng các mẹo dân gian trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh, mẹ nên tìm hiểu các nguyên nhân, dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa ở trẻ, đồng thời mẹ cũng đừng quên các lưu ý quan trọng trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh là một tình trạng phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong giai đoạn sơ sinh. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh có thể do nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non yếu: Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện, các cơ quan tiêu hóa chưa hoạt động trơn tru. Điều này khiến trẻ dễ bị kích ứng và tổn thương khi tiếp xúc với các tác nhân gây hại từ bên ngoài.
  • Nhiễm khuẩn đường ruột: Các tác nhân gây nhiễm khuẩn đường ruột có thể là virus, vi khuẩn, ký sinh trùng khiến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa.
  • Dị ứng sữa: Dị ứng sữa hay dị ứng lactose cũng là một nguyên nhân khiến trẻ rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như tiêu chảy, nôn trớ, táo bón,…
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Thay đổi chế độ ăn uống đột ngột, đặc biệt là khi cho trẻ ăn dặm, có thể khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
  • Thực phẩm nhiễm khuẩn: Trẻ rối loạn tiêu hóa cũng có thể do nguồn nước hoặc thức ăn bị nhiễm khuẩn. Vì thế mẹ cần kỹ lưỡng hơn trong việc chọn thực phẩm cho bé.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa

2. Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Dưới đây là một số dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh mẹ thường hay gặp:

  • Tiêu chảy: Tiêu chảy là một triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ rất điển hình. Trẻ bị tiêu chảy sẽ kèm theo các biểu hiện gồm đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng, có thể có bọt hoặc lẫn máu.
  • Đi ngoài phân sống: Khi bị rối loạn tiêu hóa, do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột nên trẻ dễ mắc các triệu chứng các triệu chứng như đi ngoài phân sống, phân lẫn chất nhầy, đầy bụng.
  • Nôn trớ: Nôn trớ là tình trạng thức ăn hoặc sữa trào ngược lên miệng hoặc mũi sau khi trẻ bú hoặc ăn. Nôn trớ ở trẻ sơ sinh có thể là hiện tượng sinh lý bình thường, tuy nhiên nếu nôn trớ nhiều, kéo dài có thể là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa.
  • Táo bón: Táo bón là tình trạng trẻ đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần, phân khô cứng, khó đi. Táo bón cũng là một biểu hiện điển hình của rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh.
  • Đau bụng: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể bị đau bụng, quấy khóc, bỏ bú.
  • Sụt cân, chậm lớn: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể có biểu hiện kém ăn, sụt cân, còi xương, suy dinh dưỡng.

3. Mẹo dân gian trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Bên cạnh điều trị bệnh cho con theo y khoa, nhiều mẹ còn áp dụng cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất tại nhà cho bé từ mẹo dân gian. Lưu ý, không nên áp dụng các mẹo dân gian trị rối loạn tiêu hóa này cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Ngoài ra, trước khi áp dụng các mẹo này cho trẻ trên 6 tháng, cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ vì chưa có nghiên cứu chứng minh hiệu quả cũng như tính đúng đắn của từng phương pháp.

3.1 Hồng xiêm xanh

Trong hồng xiêm xanh có chất tanin giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiêu chảy nên thường được dùng trong các bài thuốc mẹo dân gian trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và người lớn. Mẹ thái hồng xiêm xanh thành lát mỏng, đem sao vàng hoặc phơi khô để dùng dần. Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 10 lát hồng xiêm sắc với nước để uống dần. Ngày uống 2 lần và liên tục vài ngày để trị rối loạn tiêu hóa cho trẻ.

Mẹo dân gian trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh bằng hồng xiêm xanh

3.2 Súp cà rốt

Một mẹo dân gian trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh khác chính là cho bé ăn súp cà rốt. Cà rốt chứa nhiều chất xơ hòa tan có lợi cho đường ruột và tiêu hóa. Cách thực hiện khá đơn giản. Mẹ chỉ cần rửa sạch và nấu chín cà rốt. Sau đó nghiền nhỏ và cho bé dùng trong các bữa phụ hàng ngày.

Ngoài ra mẹ có thể cho bé ăn một số món cháo như cháo bắp, cháo vịt, cháo đậu cô ve, cháo gà… kết hợp với cà rốt để cải thiện tiêu hoá cho trẻ sơ sinh.

Mẹo dân gian trị rối loạn tiêu hóa cho trẻ sơ sinh bằng súp cà rốt
Mẹo chữa rối loạn tiêu hóa cho bé từ súp cà rốt

3.3 Cháo chuối tiêu xanh

Tương tự hồng xiêm xanh, chuối xanh cũng có chứa tanin giúp làm phân khô nhanh hơn. Đồng thời nó cũng chứa muối để có thể bù đắp lượng muối của cơ thể bị mất trong quá trình trẻ bị mất nước do tiêu chảy.

Mẹ dùng chuối tiêu xanh tước vỏ, xay nhuyễn rồi mang nấu chín cùng cháo. Cho bé ăn liên tục khoảng 3 ngày sẽ đỡ.

Trị rối loạn tiêu hóa cho bé bằng cháo chuối tiêu xanh

3.4 Gạo và cà rốt rang

Thêm một mẹo dân gian trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh khác từ cà rốt nữa là nấu cháo từ gạo và cà rốt rang. Mẹ hãy chuẩn bị một nhúm gạo và cà rốt thái nhỏ rang. Sau đó cho nguyên liệu vào nồi nấu cùng với 1 bát nước con. Khi gạo chín nhừ nêm thêm chút muối là có thể cho bé ăn được.

Đừng quên

Bấm đăng ký MarryBaby bên góc phải màn hình để nhận thông báo về những bài viết về cách chăm sóc mẹ bầu và cách nuôi dưỡng trẻ sớm nhất nhé!

3.5 Gạo lứt rang

Gạo lứt rang chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh
Mẹo chữa rối loạn tiêu hóa cho bé bằng gạo lứt rang

Gạo lứt chứa nhiều chất xơ cùng hàm lượng dinh dưỡng dồi dào như vitamin B, natri, kali,… Chính vì thế, dùng gạo lứt rang có thể chữa được nhiều vấn đề về tiêu hóa như chướng bụng, táo bón, đầy hơi.

Để sử dụng, mẹ hãy lấy khoảng 100g gạo lứt rang vàng, sau đó đem nấu cùng 2 lít nước. Cho bé uống nước gạo lứt rang 3 – 5 ngày là khỏi.

3.6 Lá mơ lông

Lá mơ lông cũng có thể được sử dụng như một mẹo dân gian chữa trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Lá mơ lông chữa bệnh đường ruột, rối loạn tiêu hóa là nhờ chứa chất Sulfur dimethyl disulphide có tác dụng như một loại thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn đường tiêu hóa. Lá mơ lông có tính mát nên có tác dụng điều hòa khí huyết, cân bằng hệ tiêu hóa, giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng,…

Để chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh bằng lá mơ, mẹ cần chuẩn bị 100g lá mơ tía, rửa sạch, cắt nhỏ rồi đem chiên cùng với 1 quả trứng gà. Cho bé ăn 2 lần/ngày, chứng tiêu chảy sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Lá mơ lông hỗ trợ chữa rối loạn tiêu hóa cho trẻ
Mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh bằng lá mơ

3.7 Gừng tươi

Gừng tươi được xem là một thần dược chữa các bệnh đầy hơi, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi chướng bụng, buồn nôn. Vì thế, cha mẹ có thể áp dụng gừng là một mẹo dân gian trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Mẹ cần đun 100g gừng tươi và 5g chè với nước. Khi lượng nước còn khoảng 2/3 mẹ tắt bếp để nguội. Cho bé uống nước này 3 lần mỗi ngày, kiên trì trong 3 đến 5 ngày.

(*) Lưu ý: Mẹ nên áp dụng mẹo dân gian trị rối loạn tiêu hóa này ở trẻ trên 1 tuổi do gừng có tính cay nóng, không thích hợp với hệ tiêu hóa của trẻ dưới 1 tuổi.

3.8 Nước lá ổi

Trong lá ổi cũng có chứa nhiều tanin, giúp hỗ trợ chữa tiêu chảy cực kỳ tốt. Mẹ lấy vài búp lá ổi non đem sắc với nước rồi cho bé uống 1 – 2 ngày sẽ thấy tình trạng tiêu chảy và chứng rối loạn tiêu hóa thuyên giảm hẳn.

Nước lá ổi trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ

4. Có nên áp dụng các mẹo dân gian trị rối loạn tiêu hoá ở trẻ không?

Mẹ có thể áp dụng các mẹo dân gian để trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh, nhưng cần lưu ý một số điều sau:

  • Luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ mẹo dân gian nào cho trẻ.
  • Theo dõi sát sao tình trạng của trẻ sau khi áp dụng các mẹo dân gian. Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Trên đây là các mẹo dân gian trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ cũng như cân nhắc cách nào phù hợp với bé trước khi tiến hành chữa trị cho bé.

Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “trẻ sơ sinh” cho trẻ dưới 12 tháng tuổi để phù hợp với cách dùng của nhiều mẹ. Song, mẹ cần hiểu rằng trẻ sơ sinh là trẻ dưới 30 ngày tuổi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Is brown rice really better for you than white? | Novant Health | Healthy Headlines
https://www.novanthealth.org/healthy-headlines/is-brown-rice-really-better-for-you-than-white
Ngày truy cập: 19/01/2023

2. Eating Quality and In Vitro Digestibility of Brown Rice Improved by Ascorbic Acid Treatments – PMC
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC10000754/
Ngày truy cập: 19/01/2023

3. Antidiarrhoeal activity of the ethanol extract of Paederia foetida Linn. (Rubiaceae) – ScienceDirect
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0378874105006987
Ngày truy cập: 19/01/2023

4. Gut Check: Tips for Stomach Pain Relief, Better Digestion and Signs to See Your Doctor
https://www.hackensackmeridianhealth.org/en/healthu/2023/05/25/tips-for-stomach-pain-relief-better-digestion-and-signs-to-see-your-doctor
Ngày truy cập: 19/01/2023

5. Ginger Benefits | Johns Hopkins Medicine
https://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/ginger-benefits
Ngày truy cập: 19/01/2023

6. Gastrointestinal Problems in Newborns
https://www.missouribaptist.org/Medical-Services/Childbirth-Center/New-Parent-Guide/ArtMID/722/ArticleID/184/Gastrointestinal-Problems
Ngày truy cập: 19/01/2023

 

x