Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Các mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh hay và hiệu quả dưới đây sẽ giúp mẹ yên tâm hơn mỗi khi chuẩn bị đưa con đi tiêm phòng.
Tiêm phòng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ sơ sinh. Việc đảm bảo tiêm phòng đúng lịch trình giúp cơ thể bé xây dựng hệ miễn dịch mạnh mẽ và chống lại các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B… Những bệnh này có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong, cụ thể:
Để tìm hiểu người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào để bảo vệ hệ miễn dịch của con tối ưu, mời bạn tham khảo bài viết trên MarryBaby đã được bác sĩ tham vấn tại đây.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi không được dùng nước lá tía tô trực tiếp bởi trong giai đoạn này bé chỉ hoàn toàn bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Tuy nhiên, mẹ có thể uống nước lá tía tô và sau đó cho con bú sữa mẹ. Qua sữa mẹ, bé có thể hấp thụ một phần dinh dưỡng từ tía tô.
Lá tía tô đã được truyền miệng là một mẹo dân gian giúp giảm sự khó chịu sau tiêm phòng cho trẻ sơ sinh. Lá tía tô có chứa các chất chống vi khuẩn và kháng viêm tự nhiên, giúp làm dịu vùng tiêm và giảm việc sưng đau. Người ta thường lấy lá tía tô ngâm trong nước nóng, sau đó lọc và uống.
Tuy nhiên, hiện chưa có nhiều nghiên cứu khoa học để xác nhận rõ ràng về tác dụng của nước lá tía tô trong việc tăng cường miễn dịch hoặc giảm phản ứng sau tiêm phòng. Nếu mẹ không chắc chắn, nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.
>> Xem thêm: Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cập nhật mới nhất!
Một mẹo dân gian phổ biến tiếp theo là cho trẻ ăn trứng gà trước khi tiêm phòng. Tuy nhiên, cũng tương tự như mẹo uống nước lá tía tô, trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi không được ăn hay uống gì ngoài sữa mẹ và sữa công thức. Do đó, mẹ cũng có thể ăn trứng gà và cho bé bú.
Mẹ ăn trứng gà khi cho bé bú cũng cần kiểm tra xem con có dị ứng với trứng gà không vì đây là thực phẩm phổ biến dễ gây dị ứng ở trẻ. Nếu có bất kỳ dấu hiệu dị ứng nào, mẹ hãy ngừng cho bé bú và tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời.
Theo quan niệm dân gian, trứng gà chứa nhiều chất dinh dưỡng và có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch trước quá trình tiêm. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể nào chứng minh hiệu quả của việc này. Vì vậy, việc áp dụng mẹo ăn trứng gà cần được thảo luận với bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho trẻ sơ sinh.
Việc cho bé bú trước khi tiêm phòng có thể giúp tạo cảm giác an ủi và giảm sự khó chịu sau tiêm. Khi trẻ bú, cơ bắp và tinh thần của bé được thư giãn, giúp giảm căng thẳng và lo lắng, từ đó giảm sự khó chịu cho trẻ khi tiêm phòng.
Trước khi cho bé đi tiêm phòng, mẹ nên ăn gì? Để đảm bảo nguồn sữa của mẹ có chất lượng và đầy đủ dinh dưỡng cho bé bú, mẹ nên bổ sung các nhóm thực phẩm sau đây trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Để chuẩn bị cho quá trình tiêm phòng của trẻ, mẹ nên biết cách chọn lựa quần áo cho con để đảm bảo sự thoải mái và dễ dàng tiếp cận vùng tiêm phòng trên cơ thể của trẻ.
Bạn nên tránh cho bé mặc quần áo quá chật, khó di chuyển hoặc có nút cài phức tạp. Thay vào đó, hãy chọn quần áo mỏng nhẹ, dễ co dãn và không gây khó chịu cho trẻ sau khi tiêm. Quần áo dễ dàng tiếp cận chỗ tiêm hoặc dễ cởi sẽ giúp quá trình tiêm diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.
Sau khi tiêm phòng, bác sĩ có thể giữ trẻ lại trong một khoảng thời gian để xem thử các phản ứng của trẻ. Do đó, khi chuẩn bị cho trẻ đi tiêm phòng, hãy đảm bảo mang theo một chiếc áo khoác hoặc khăn để trẻ cảm thấy ấm áp trong phòng chờ hoặc sau khi tiêm.
>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh khi nào được mặc quần áo cộc? Quy tắc mẹ cần nhớ!
Trẻ sơ sinh dễ khóc khi đến bệnh viện nơi lạ và đông người, việc dỗ dành và âu yếm nhẹ nhàng cũng là một mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số cách nên làm trước và sau tiêm giúp trẻ cảm thấy yên tâm hơn:
Tổ chức y tế và bệnh viện đều có những lời khuyên quan trọng để đảm bảo tiêm phòng an toàn và hiệu quả cho trẻ sơ sinh. Dưới đây là các mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh khoa học từ tổ chức y tế, bệnh viện:
Nghiên cứu y tế luôn công bố thông tin chính xác về hiệu quả và an toàn của các loại vắc-xin. Điều này giúp bạn có kiến thức đầy đủ về các loại vắc-xin và yên tâm hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ.
Lựa chọn một bệnh viện hoặc cơ sở y tế tin cậy và có đủ các loại vắc-xin cần thiết để đảm bảo trẻ được tiêm phòng trong một môi trường an toàn và chất lượng dịch vụ.
Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và yếu đối với các bệnh truyền nhiễm. Do đó, việc tiêm phòng đúng lịch trình và đạt đủ số liều vắc-xin được khuyến nghị là quan trọng để xây dựng hệ miễn dịch và đạt được bảo vệ tối ưu.
Mẹ nên thảo luận với bác sĩ về tác dụng phụ có thể xảy ra sau tiêm phòng và cách xử lý khi gặp phải. Các tác dụng phụ có thể bao gồm đau, sưng, đỏ tại vị trí tiêm, sốt nhẹ, mệt mỏi, hoặc hiếm hơn là phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
Thông thường, các biện pháp xử lý khi trẻ gặp các tác dụng phụ sau tiêm phòng sẽ là nghỉ ngơi, áp dụng chườm lạnh hoặc nóng, cho bé bú đủ và theo dõi các triệu chứng…
Tuy nhiên, trong trường hợp phát hiện tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc có dấu hiệu dị ứng nghiêm trọng sau tiêm phòng, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được can thiệp y tế.
Bác sĩ cần biết về tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ như bé có đang bị sốt, mắc bệnh nhiễm trùng nặng, hệ miễn dịch suy yếu hoặc bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác để tránh nguy cơ phản ứng bất lợi sau tiêm phòng. Thường trong những trường hợp này, bé cần điều trị dứt bệnh thì mới được tiêm phòng.
Ngoài ra, ba mẹ cũng cần thông báo cho bác sĩ biết về các dị ứng mà trẻ đã gặp phải với những mũi tiêm phòng trước đó hay các loại dị ứng khác để đưa ra quyết định an toàn về việc tiêm phòng. Một số vắc-xin có thể gây ra phản ứng dị ứng, từ nhẹ đến nghiêm trọng.
Cả cha mẹ và trẻ đều cần vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi tiêm phòng để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn và bảo vệ sức khỏe.
>> Xem thêm: Trẻ em sau tiêm vacxin giảm đau như thế nào mẹ đã biết chưa?
Quan trọng nhất là tuân thủ lịch trình tiêm phòng đúng hẹn và theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hay quan ngại nào về mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, nên thảo luận trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn thích hợp cho từng trường hợp cụ thể của trẻ.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Before, During, and After Shots
https://www.cdc.gov/vaccines/parents/visit/before-during-after-shots.html
Ngày truy cập: 26.2.2024
2. 9 Things You Can Do for You and Your Baby
https://www.cdc.gov/vaccines/parents/visit/less-stressful.html
Ngày truy cập: 26.2.2024
3. How to prepare your young child for getting a vaccine
https://www.unicef.org/parenting/health/how-to-prepare-your-child-for-vaccine
Ngày truy cập: 26.2.2024
4. How Can I Comfort My Baby During Shots?
https://kidshealth.org/en/parents/baby-vaccinations.html
Ngày truy cập: 26.2.2024
5. Vaccination tips for parents
https://www.nhs.uk/conditions/vaccinations/vaccination-appointment-tips-for-parents/
Ngày truy cập: 26.2.2024