Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Sự thật này chẳng ai có thể ngờ cho đến khi có kết luận của bác sĩ. Ngay lập tức câu chuyện được các bà mẹ bỉm sữa chia sẻ, thậm chí nhiều người còn bình luận, gửi tới người thân của mình những thông điệp nên bỏ thuốc lá.
“Hot mom” Anne Nguyen chia sẻ: “Con tôi bị ho biến chuyển rất nhanh chỉ trong vòng đúng 1 ngày, cơn ho kéo dài, sâu và chuyển nhanh thành hen phế quản, phổi có tiếng rít.
Khi đưa vào cấp cứu do con lên cơn khó thở, nồng độ oxy máu thấp quá… Bác sỹ có trách nhẹ sao để con chịu khổ vì cơn khó thở, nguy hiểm tính mạng…
Sau 3 ngày con đỡ nhiều nhưng khi khám lại bác sĩ nói phổi con vẫn còn chưa ổn, vẫn tiếp tục kháng sinh để dứt điểm.
Điều tôi muốn nói tới ở đây không phải về vấn đề con bị ốm mà là nguyên nhân bé bị viêm phổi. Bác sỹ nói thời tiết và môi trường bây giờ khắc nghiệt nên con dễ ốm hơn”.
Tuy nhiên, có 1 nguyên nhân sâu xa hơn cả mà bác sĩ nhắc tới đó khói thuốc lá. Và bác sỹ chắc chắn, đối với 1 đứa trẻ đề kháng kém đã từng viêm tiểu phế quản như con, thì hơi, khói thuốc lá chính là nguyên nhân kinh khủng nhất.
Chị Anne Nguyen chia sẻ thêm: Khi bác sỹ hỏi nhà có ai hút thuốc không? Tôi đã nói: “Có ông trẻ và bố cháu. Nhưng cháu rất ít tiếp xúc và khi hút thuốc mọi người đều tránh cháu, ra ngoài hút xong mới vào.
Bác sĩ lắc đầu và nói:
“Chị có biết mặc dù gia đình chị đã có ý thức bảo vệ, nuôi dạy con nhưng vẫn rất nông cạn không? Chị có biết người hút thuốc họ hít sâu hơi thuốc ấy vào trong phổi của họ.
Khói thuốc bay lên và tan đi là cái mà chị nhìn thấy, còn hơi thuốc nồng đậm phả dần ra qua hơi thở của người hút thuốc nguy hiểm như thế nào?
Trẻ hấp thu hơi/khói thuốc thụ động nguy cơ mắc bệnh phổi cao hơn nhiều lần người hút thuốc”.
Sau đó vị bác sĩ đã dẫn chị đi xem 1 cháu bé nằm điều trị viêm phổi cấp đã 2 tuần chưa đuợc ra viện, phổi chuyển màu vì hít hơi thuốc thụ động từ ông nội. Họ cũng nói khi hút thuốc thì ông ra sân, hút xong mới vào…
Chúng ta cần biết là khói thuốc lá độc hại như vậy. Chị muốn kêu gọi những người đang cầm điếu thuốc trên tay, ngậm điếu thuốc trên môi, họ đang thu ngắn quãng đường đời của họ, là vì họ ích kỷ.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xuyên hít phải khói thuốc lá sẽ làm tăng tỷ lệ viêm đường hô hấp dưới (như viêm phế quản, viêm phổi) và viêm tai giữa.
Nó còn làm tăng các triệu chứng của đường hô hấp mãn tính như hen; làm giảm sự phát triển của phổi và tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.
Phụ nữ mang thai hít phải khói thuốc lá có thể gây biến đổi sự phát triển của bào thai, dễ sảy thai, đẻ non hoặc sinh con nhẹ cân.
Theo một số nghiên cứu, tỷ lệ bị phơi nhiễm với khói thuốc lá tại nhà cao hơn nhiều so với tại nơi làm việc. Đặc biệt, theo một số nghiên cứu cho thấy tỉ lệ phơi nhiễm với khói thuốc lá ở nhà của phụ nữ và trẻ em chiếm tỷ lệ 50-70%.
Qua một vài con số đã nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động ở Việt Nam cũng rất cao.
Ngay dưới bài chia sẻ này, các bà mẹ lập tức lên tiếng đồng tình. Rất nhiều người chia sẻ con mình đau ốm liên tục cũng chỉ vì tác hại của khói thuốc. Bên cạnh đó, họ cũng “tag” người thân vào đọc tham khảo cũng như nhắc các ông chồng nên cai thuốc để bảo vệ sức khỏe của con.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.