Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Nội dung được tài trợ
Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng tìm hiểu thêm tại trang chính sách của MarryBaby.
Trẻ sơ sinh bị đau bụng rất khó phát hiện vì bé còn quá nhỏ để có thể nói cho mẹ biết. Nếu bé khóc liên tục mà không rõ lý do thì có thể đó là dấu hiệu trẻ sơ sinh đang bị đau bụng. Đau bụng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu kéo dài có thể gây căng thẳng cho mẹ và ảnh hưởng bất lợi đến bé [1].
Mẹ có thể dựa vào cách nhận biết bé sơ sinh bị đau bụng dưới đây để biết tình trạng sức khỏe của con.
Mẹ thường có thể tìm thấy sự khác biệt rõ ràng giữa khóc đau bụng và khóc bình thường. Trẻ nhỏ bị đau bụng thường phát ra những tiếng khóc to, the thé (khóc thét), khóc liên tục, khó dỗ dành [1], [2].
Khi mẹ đã cố gắng dỗ dành bé, cho bé ăn, ru bé ngủ nhưng bé không ngưng khóc. Đây là dấu hiệu trẻ đang bị đau bụng [3], [4].
Khi trẻ bị đau bụng, khi khóc, bé thường cong lưng, ưỡn ngực và nắm chặt tay. Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị đau bụng có xu hướng hít nhiều không khí. Vì vậy bé sẽ ợ nhiều hơn bình thường [2].
Mẹ cũng có thể dựa vào các dấu hiệu cơ thể khác khi bé khóc như khuôn mặt đỏ ửng, bụng cứng hơn. Nếu bé khóc kéo dài mà không rõ nguyên nhân, tốt nhất, mẹ nên đưa bé tới bác sĩ thăm khám để chẩn đoán chính xác các tình trạng mà bé có thể gặp phải [1].
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến việc trẻ bị đau bụng và quấy khóc thường xuyên, mẹ nên chú ý những nguyên nhân sau đây để có biện pháp xử lý kịp thời giúp bé thấy dễ chịu hơn.
Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sức khỏe hệ tiêu hóa cực kỳ quan trọng, bởi đây là hệ cơ quan thực hiện các nhiệm vụ cốt lõi liên quan đến chuyển hóa thức ăn, kích hoạt hệ thống miễn dịch cũng như sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh ảnh hưởng đến hành vi và nhận thức của trẻ [5], [6].
Tuy nhiên, những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của con còn non nớt nên rất nhạy cảm với thành phần đạm sữa, nhất là với các bé bú sữa ngoài. Nguyên nhân là do nếu so với đạm sữa mẹ, đạm sữa ngoài thường sẽ khó tiêu hơn. Ngoài ra, một số công thức sữa có quy trình sản xuất qua quá nhiều lần gia nhiệt, khiến đạm sữa bị biến đổi cấu trúc. Khi vào hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, đạm sữa biến tính sẽ trở nên đông vón, khó hấp thu, gây ra các vấn đề về tiêu hóa và làm bé bị đau bụng [7].
Trẻ nhỏ bị đau bụng có thể do bị trào ngược dạ dày thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng axit dạ dày di chuyển ngược lên thực quản, gây ra những cơn đau bụng cho trẻ sơ sinh [8].
Khi ăn, bé có thể bị nuốt phải không khí gây nên tình trạng đầy hơi, đau bụng. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đau bụng dẫn đến khó chịu, quấy khóc [1], [2].
Một số chuyên gia cho rằng, trẻ bị đau bụng cũng có thể xuất phát từ chế độ ăn uống và lối sống của người mẹ khi cho bé bú. Ngoài ra, mẹ hút thuốc trong thời gian cho con bú cũng có thể gây đau bụng cho bé [3], [10].
Những trẻ sơ sinh bị đau bụng thường có hệ vi sinh đường ruột không giống với những trẻ sơ sinh khác. Điều này có nghĩa rằng đã có sự mất cân bằng vi khuẩn lành mạnh ở trẻ sơ sinh bị đau bụng [11].
Mặc dù hầu hết các trường hợp khóc không ngừng ở trẻ sơ sinh thường liên quan đến đau bụng, nhưng mẹ cũng cần xem xét tới các nguy cơ khác bé có thể gặp phải. Chẳng hạn như thoát vị, nhiễm trùng dạ dày hoặc các bệnh khác [12].
Sữa mẹ là lựa chọn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do khả năng cung cấp nguồn dinh dưỡng phù hợp nhất cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Quan trọng nhất là đạm sữa mẹ đặc biệt mềm nhỏ, dễ tiêu, giúp trẻ tối ưu hóa việc hấp thu. Đồng thời, sữa mẹ còn là nguồn cung cấp lợi khuẩn ổn định, giúp cân bằng vi sinh đường ruột, hạn chế sự bám dính của các virus, vi khuẩn gây bệnh [13], [14], qua đó giúp củng cố, tăng cường sức khỏe tiêu hóa cho bé ngay từ năm tháng đầu đời.
Tuy nhiên, nếu không thể cho bé bú vì các vấn đề về sức khỏe và phải nhờ đến sự trợ giúp của sữa ngoài thì mẹ cần cẩn thận trong việc lựa chọn sữa cho bé. Ưu tiên hàng đầu là công thức sữa:
Trẻ sơ sinh có xu hướng hít phải nhiều không khí trong khi bú. Không khí này bị mắc kẹt và khiến cho trẻ bị đau bụng. Để đẩy khí ra ngoài, sau khi bú, mẹ có thể thực hiện vuốt lưng và bụng cho bé. Mẹ hãy đặt bé ở tư thế thẳng đứng và nhẹ nhàng vuốt lưng và bụng sau mỗi lần bú để giúp bé ợ hơi tốt hơn [15].
Bài tập gập gối hoặc đẩy đầu gối rất hiệu quả trong việc làm giảm các vấn đề về khí và đau bụng ở trẻ sơ sinh. Mẹ hãy đặt bé nằm ngửa rồi gập gối của bé, sau đó nhẹ nhàng đẩy chân về phía bụng xoay tròn theo chiều kim đồng hồ để giúp đẩy hơi trong bụng bé ra ngoài [16].
Mẹ không nên mua thuốc cho bé ở các nhà thuốc. Tốt nhất, mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ và cho bé uống thuốc giảm đau hoặc thuốc đau bụng theo kê đơn[17].
Mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống và lối sống để có thể giúp giảm đau bụng ở trẻ sơ sinh. Điều này có thể có hiệu quả trong trường hợp người mẹ cho con bú đang hút thuốc; hoặc ăn một chế độ ăn kiêng có thể gây khó chịu cho trẻ [3], [10].
Đau bụng không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng khi có những dấu hiệu dưới đây cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay [3], [17]:
Hy vọng với những thông tin về trẻ sơ sinh bị đau bụng, MarryBaby có thể cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích cho mẹ. Nếu muốn biết thêm nhiều kiến thức về cách nuôi dạy con nhỏ hãy tham khảo trên Marrybaby, mẹ nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Colic
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/colic
Truy cập ngày 11/09/2024
2. Colic
https://kidshealth.org/en/parents/colic.html
Truy cập ngày 06/01/2022
3. Babies and toddlers (0-3) – Colic
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/colic
Truy cập ngày 11/09/2024
4. Colic
https://www.nationwidechildrens.org/conditions/colic
Truy cập ngày 11/09/2024
5. Early-Life Gut Health Indicators and Reported Prevalence of Infant Functional Constipation by Healthcare Professionals
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9862041/
Truy cập ngày 11/09/2024
6. The Infant Microbiome: Implications for Infant Health and Neurocognitive Development https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4681407/
Truy cập ngày 11/09/2024
7. Protein digestion of baby foods: study approaches and implications for infant health https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6435278/
Truy cập ngày 11/09/2024
8. Infant reflux
https://www.betterhealth.vic.gov.au/conditions-and-treatments/infant-reflux
Truy cập ngày 11/09/2024
9. Crying baby
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/crying-baby
Truy cập ngày 11/09/2024
10. Breastfeeding and Smoking: Short-term Effects on Infant Feeding and Sleep
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2277470/
Truy cập ngày 11/09/2024
11. Colic
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/colic/symptoms-causes/syc-20371074
Truy cập ngày 11/09/2024
12. Upper Abdominal Pain
https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/24736-upper-abdominal-pain
Truy cập ngày 11/09/2024
13. Breast Milk, a Source of Beneficial Microbes and Associated Benefits for Infant Health https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7231147/
Truy cập ngày 11/09/2024
14. Infant and Young Child Feeding: Model Chapter for Textbooks for Medical Students and Allied Health Professionals. Session 2 | The physiological basis of breastfeeding
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK148970/
Truy cập ngày 11/09/2024
15. Burping your baby
https://www.nhs.uk/start-for-life/baby/feeding-your-baby/breastfeeding/how-to-breastfeed/burping-your-baby/
Truy cập ngày 11/09/2024
16. Gassy Baby? Try These 9 Gas Relief Tips
https://health.clevelandclinic.org/how-to-relieve-baby-gas
Truy cập ngày 11/09/2024
17. Colic
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/10823-colic
Truy cập ngày 11/09/2024