Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Ban biên tập MarryBaby
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Cập nhật 12/08/2024

Các dạng nôn, ọc, trớ sữa ở trẻ sơ sinh: Mẹ đã nhận biết được?

Các dạng nôn, ọc, trớ sữa ở trẻ sơ sinh: Mẹ đã nhận biết được?
Hiện tượng trớ, ọc sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khá phổ biến, hầu như mọi đứa trẻ đều gặp phải và đây thường là tình trạng lành tính, phản ánh rằng ruột trẻ đang phát triển. Tuy nhiên, khi chăm sóc bé, mẹ cần chú ý phân biệt giữa trớ, ọc sữa và nôn ói bởi nôn ói được xem là biểu hiện nghiêm trọng, có khả năng do một số bệnh tiêu hóa gây ra [1], [2]. Việc hiểu và phân biệt các dạng nôn, ọc, trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ giúp mẹ dễ nhận biết và có cách xử trí phù hợp.

Trớ, ọc sữa – Tình trạng sinh lý thường gặp ở trẻ nhỏ

Trớ, ọc sữa là tình trạng một ít sữa bị trào trở ngược ra miệng bé sau khi bú, có khi kèm theo nấc cụt, ho nhẹ. Trong 3 tháng đầu, khoảng 50% trẻ có biểu hiện này một vài lần trong ngày và bắt đầu giảm dần đến khi 12 tháng tuổi [1], [3].

Nhìn chung, trớ, ọc sữa là tình trạng sinh lý bình thường và nguyên nhân thường xuất phát từ việc hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, chưa hoàn thiện. Cụ thể: [3], [4], [5]:

  • Dung tích dạ dày của trẻ còn nhỏ nên khi lượng sữa cho bú nhiều hơn có thể gây trớ sữa.
  • Cơ vòng thực quản tiếp giáp dạ dày ở trẻ nhỏ còn yếu nên khiến sữa có thể trào ngược từ dạ dày lên thực quản.
  • Cấu tạo vị trí của tâm vị với thực quản ở trẻ sơ sinh cũng khác với người trưởng thành khi chúng gần như thẳng hàng với nhau chứ không gấp góc nên dễ gây trớ sữa.

Thời gian tiêu hóa của sữa cũng là một trong những nguyên nhân gây trớ, ọc sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Và điều này cũng phần nào lý giải tại sao trẻ dùng sữa ngoài sẽ dễ bị trớ, ọc sữa hơn trẻ bú mẹ [3]. Nguyên nhân là do sữa mẹ có các thành phần dễ hấp thu, đặc biệt đạm sữa mẹ cực kỳ mềm, nhỏ nên trong 45 phút đã tiêu hóa khoảng 50% sữa xuống ruột non. Do đó trẻ bú mẹ thường ít bị trớ, ọc sữa [3].

nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Để khắc phục, phòng ngừa tình trạng trớ, ọc sữa ở trẻ nhỏ, bạn có thể thử các mẹo sau [3], [4]:

  • Tránh cho trẻ bú quá nhiều, tìm hiểu về dung tích dạ dày của trẻ theo từng tháng tuổi để dễ dàng cho trẻ bú vừa đủ lượng sữa cần thiết.
  • Giữ trẻ ở tư thế thẳng khoảng 15-30 phút trước khi đặt trẻ nằm xuống, vỗ cho trẻ ợ hơi để tránh không khí tích tụ trong dạ dày.
  • Tránh chơi đùa, giỡn với trẻ ngay sau khi cho bú.
  • Đặt trẻ nằm ngửa, trên nệm có độ dốc để đầu cao hơn dạ dày hoặc có thể kê gối lưng cho trẻ nằm nghiêng về bên trái để bé cảm thấy dễ chịu và dễ ngủ hơn.

Nôn ói – Vấn đề nghiêm trọng mẹ cần lưu tâm

Trớ, ọc sữa thường xuyên có thể kích thích tâm vị của bé và khiến tình trạng nặng dần hơn, chuyển sang nôn ói, trào ngược thực quản bệnh lý. Trẻ nôn ói nặng có thể phun sữa ra thành vòi, ói sau khi bú hơn 1 giờ, nôn ói thường xuyên, dễ cáu gắt, khóc nhiều, bỏ bú, khó ngủ, chậm tăng cân… [3].

Các nguyên nhân khiến trẻ bị nôn ói hoặc trào ngược cũng rất đa dạng nhưng đây là tình trạng mẹ cần quan tâm và đưa bé đi khám. Bởi trong một số trường hợp, nôn ói ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể là biểu hiện của nhiễm trùng nhẹ ở đường tiêu hóa hoặc có khi là dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng như nhiễm trùng đường tiết niệu, tắc ruột, viêm ruột thừa… [6]. Đặc biệt, khi thấy con nôn ói, nếu nhận thấy con có các biểu hiện sau thì cần đưa bé đi khám ngay [7]:

  • Nôn, ói đột ngột hoặc dữ dội, chất nôn nhiều
  • Chất nôn có màu xanh, vàng hoặc có máu
  • Trẻ bị ngạt thở, nghẹn
  • Sốt
  • Quấy khóc liên tục, khó nằm yên một chỗ
  • Sưng bụng hoặc đầy hơi
  • Xuất hiện máu hoặc chất nhầy trong phân
  • Giảm cân hoặc tăng cân rất chậm.

Nhìn chung, tình trạng trớ, ọc sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đang phát triển khỏe mạnh là tương đối bình thường. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn có thể khiến bé thấy khó chịu, đặc biệt nếu diễn ra thường xuyên. Do đó, nếu con hay trớ, ọc sữa, mẹ hãy thử áp dụng các biện pháp khắc phục kể trên. Đồng thời, khi chăm sóc, mẹ cần chú ý theo dõi các biểu hiện của bé, nếu con bị nôn ói thì mẹ cần đưa bé đi khám ngay nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Vomiting in babies https://www.pregnancybirthbaby.org.au/vomiting-in-babies Ngày truy cập 19/12/2023

2. Nguyên nhân và cách xử trí nôn trớ ở trẻ em http://www.benhviennhi.org.vn/news/detail/2356/nguyen-nhan-va-cach-xu-tri-non-tro-o-tre-em-.html Ngày truy cập 19/12/2023

3. Trớ sữa và trào ngược thực quản http://benhvien108.vn/tro-sua-va-trao-nguoc-thuc-quan.htm Ngày truy cập 19/12/2023

4. Spitting up in babies: What’s normal, what’s not https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/healthy-baby/art-20044329 Ngày truy cập 19/12/2023

5. Bringing up milk (Posseting) https://www.breastfeeding.asn.au/resources/bringing-up-milk Ngày truy cập 19/12/2023

6. Children and vomiting https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/children-and-vomiting Ngày truy cập 19/12/2023

7. Reflux https://www.childrens.health.qld.gov.au/health-a-to-z/reflux#:~:text=Posseting%2C%20spilling%20or%20regurgitation%20is,gets%20better%20on%20its%20own Ngày truy cập 19/12/2023

x