Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 22/06/2022

Lá hẹ có tác dụng gì với trẻ sơ sinh? Mẹ cần biết để chăm sóc con!

Lá hẹ có tác dụng gì với trẻ sơ sinh? Mẹ cần biết để chăm sóc con!
Đối với trẻ sơ sinh, một trong những lựa chọn an toàn và hiệu quả khi bé cảm thấy “khó ở” trong người là các loại thảo dược tự nhiên. Và lá hẹ chính là một loại thảo dược được nhiều mẹ bỉm sửa ưu tiên lựa chọn.

Tác dụng của lá hẹ đối với trẻ sơ sinh là gì? Lá hẹ là một loại nguyên liệu ẩm thực khá phổ biến trong món ăn của cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Bên cạnh đó, cây hẹ cũng được mệnh danh là loài thuốc quý. Bởi nó chứa nhiều khoáng chất cần thiết để cung cấp cho cơ thể. Bài viết hôm nay, MarryBaby sẽ chia sẻ với các mẹ vấn đề lá hẹ có tác dụng gì đối với trẻ sơ sinh?

1. Thành phần dinh dưỡng của lá hẹ

Để trả lời lá hẹ có tác dụng với trẻ sơ sinh; chắc chắn mẹ cần biết thành phần dinh dưỡng trong loại lá này. Cây hẹ có rất nhiều tên gọi khác nhau như cửu thái, khởi dương thảo…Cây có chiều cao khoảng 20 – 40 cm; có mùi thơm đặc trưng và rất giàu dược tính.

Trong 1000 gram lá hẹ có khoảng:

  • 300 calo năng lượng
  • Nhiều chất xơ.
  • 5 – 10 gram protien.
  • 5 – 30 gram glucid.
  • 89 gram vitamin C.
  • 20 mg vitamin A.
  • Vitamin nhóm B, K và các khoáng chất như canxi, photpho, sắt

Theo các tài liệu Đông y, lá hẹ có vị hơi chua; mùi hăng; tính ấm; có tác dụng giải độc; cầm máu; tiêu đờm và làm ấm cơ thể. Lá hẹ còn chứa các hợp chất sunfua, saponin, allicin, hoạt chất odorin có tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm tốt.

Do đó, với câu hỏi lá hẹ có tác dụng gì với trẻ sơ sinh; đầu tiên là bé sẽ nhận được những dưỡng chất vô cùng hữu ích đối với sức khỏe của bé.

2. Trẻ mấy tháng ăn được lá hẹ?

Trẻ mấy tháng ăn được lá hẹ?
Mẹ cần biết độ tuổi bé ăn được hẹ ngoài việc biết lá hẹ có tác dụng gì với trẻ sơ sinh

Ngoài thắc mắc lá hẹ có tác dụng gì với trẻ sơ sinh; mẹ cũng lưu ý thời điểm trẻ sơ sinh có thể ăn lá hẹ để bổ sung kịp thời cho con.

Thời điểm trẻ có thể ăn được lá hẹ cũng tương ứng với độ tuổi bé có thể ăn dặm là 6 tháng tuổi. Ngoài ra, mẹ cũng cần theo dõi thêm một số dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm như có thể ngồi mà không cần nhiều hỗ trợ; hoặc thường hay với tay để lấy thức ăn, v.v.

Tuy đã được liệt kê vào các sách thuốc từ lâu đời. Nhưng không phải mẹ nào cũng biết hết tác dụng của lá hẹ đối với trẻ sơ sinh. Dưới đây là 6 công dụng tiêu biểu của lá hẹ khi chăm sóc trẻ sơ sinh.

>> Mẹ có thể xem thêm: 10 cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân nhanh và đều mẹ nên áp dụng

3. Lá hẹ có tác dụng gì với trẻ sơ sinh?

1. Lá hẹ có tác dụng gì với trẻ sơ sinh? Giúp chữa ho, xoa dịu cơn đau họng cho bé

Hẹ thuộc họ thực vật Allium – nổi tiếng với hương vị đặc trưng, cay nồng và có nhiều dược tính. Do đó, sử dụng lá hẹ cho trẻ sơ sinh bị ho là một phương pháp rất cần thiết và hữu ích.

2. Làm sạch tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh thường dễ bị tưa lưỡi (hay còn gọi là nấm). Dùng lá hẹ để rơ miệng cho bé phòng tưa lưỡi cũng là một trong những tác dụng của lá hẹ đối với trẻ sơ sinh.

Lá hẹ có chứa các hợp chất và hoạt chất tự nhiên có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, chống nấm rất hiệu quả. Đây là loại lá có ít độc tính, khá lành tính nên không gây tai biến hay tác dụng phụ khi sử dụng mà không phải bà bầu nào cũng biết. Sử dụng lá hẹ đúng cách.

Làm sạch tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh
Lá hẹ có tác dụng gì với trẻ sơ sinh? Giúp làm sạch tưa miệng và lưỡi

3. Lá hẹ có tác dụng gì với trẻ sơ sinh? Giúp giảm đau khi bé mọc răng

Lá hẹ có tác dụng gì với răng của trẻ sơ sinh? Lá hẹ sẽ giúp cho răng của trẻ sơ sinh chắc khỏe và xương có hình dạng cân đối. Hẹ có chứa hàm lượng canxi cao; đây là thành phần xây dựng chính cho khung xương của chúng ta.

Nhưng không chỉ có Canxi trong hẹ giúp xương chắc khỏe mà còn có cả vitamin K. Vitamin K được ví như chất keo giúp giữ canxi kết dính với nhau để đảm bảo xương chắc khỏe.

4. Cải thiện chức năng thần kinh và não bộ

Lượng folate có trong hẹ có tác dụng giữ cho khả năng nhận thức của trẻ sơ sinh phát triển lành mạnh. Khôi phục và duy trì khả năng nhận thức là điều quan trọng hàng đầu đối với trẻ sơ sinh vì những chức năng này đảm bảo khả năng chú ý, trí nhớ, phán đoán, đánh giá, suy luận, v.v. của bé.

5. Lá hẹ có tác dụng gì với trẻ sơ sinh? Cải thiện thị lực

Lá hẹ có tác dụng gì với thị lực của trẻ sơ sinh? Hẹ được biết đến là loại thực phẩm giàu vitamin A và giúp tăng cường sức khỏe mắt của trẻ sơ ính. Xét trên thực tế, đôi mắt của bé có thể thường xuyên tiếp xúc với màn hình tivi, máy tính xách tay, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh, lá hẹ thực sự có thể có lợi để bảo vệ đôi mắt con.

6. Tăng cường khả năng giải độc tố và khả năng miễn dịch

Giải độc là quá trình cơ thể đào thải tất cả các chất độc hại ra ngoài. Lá hẹ có tác dụng gì với sức khỏe của trẻ sơ sinh? Hẹ được biết đến với khả năng giải độc tuyệt vời sẽ giúp cơ thể trẻ sơ sinh loại bỏ các độc tố có hại.

Trong giai đoạn phát triển ban đầu của mình, bé phải đối mặt với nhiều mức độ căng thẳng oxy hóa khác nhau và có thể tích tụ một lượng lớn độc tố trong cơ thể của trẻ. Việc tiêu thụ thường xuyên hẹ thực sự có thể giúp cơ thể của trẻ sơ sinh khỏe mạnh và không thải độc.

Hẹ rất giàu vitamin C và A và chúng đánh bay các gốc tự do để giữ cho làn da của trẻ khỏe mạnh và tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ. Các chất giải độc có trong lá hẹ cũng sẽ tránh trẻ sơ sinh bị ốm hoặc cảm lạnh.

Tăng cường khả năng giải độc tố và khả năng miễn dịch
Lá hẹ có tác dụng gì với trẻ sơ sinh? Cải thiện hệ miễn dịch

7. Hỗ trợ chống đông máu và kiểm soát chứng viêm

Lá hẹ có tác dụng gì với vết thương ở trẻ sơ sinh? Một nghiên cứu tiết lộ rằng hẹ có chứa các chất dinh dưỡng thực vật chống viêm và do đó sẽ góp phần làm nhanh quá trình chữa lành bất kỳ vết sưng tấy hoặc chấn thương nào mà trẻ sơ sinh có thể mắc phải.

Đôi khi vết thương mất nhiều thời gian hơn để chữa lành và nó có thể khiến bé hơi cáu kỉnh. Tuy nhiên, việc ăn lá hẹ thường xuyên trên thực tế sẽ kích hoạt quá trình chữa bệnh.

8. Lá hẹ có tác dụng gì với trẻ sơ sinh? Ngăn ngừa ung thư

Lá hẹ có tác dụng gì với trẻ sơ sinh trong việc ngừa ung thư? Đặc tính chống oxy hóa của hẹ có khả năng tiêu diệt bất kỳ loại tế bào ung thư nào có thể có trong cơ thể của bé.

Các gốc tự do do vitamin có trong lá hẹ thải ra, làm hỏng DNA của các tế bào tương tự và giúp con duy trì cuộc sống khỏe mạnh hơn.

4. Cách chữa ho cho bé với lá hẹ

1. Cách chữa ho với lá hẹ và đường phèn cho bé

Bài thuốc lá hẹ hấp đường phèn cho trẻ sơ sinh đã được dùng từ lâu trong Đông y. Bài thuốc này có tác dụng trị ho do do nhiễm lạnh, có đờm khò khè ở cổ.

Cách thực hiện:

  • Lấy 5-7 lá hẹ rửa sạch, cắt ngắn cho vào bát.
  • Dùng 1 muỗng đường phèn trộn đều với lá hẹ hấp cách thủy 15 phút.
  • Chắt nước cho trẻ uống ngày 3 lần mỗi lần 1 muỗng nhỏ.
  • Uống khoảng 3-5 ngày sẽ dứt các cơn ho.

Chú ý:

  • Mẹ nên bế vác bé lên vai hoặc cho bé nằm nghiêng (cho trẻ gối trên chiếc khăn tắm mỏng gập lại).
  • Sau đó, mẹ khum nhẹ bàn tay vỗ liên tục lên lưng trẻ đoạn từ phổi hướng về phía cổ. Điều này có tác dụng hỗ trợ long đờm hiệu quả.
  • Dùng lá hẹ trị ho cho trẻ sơ sinh rất an toàn; không gây tác dụng phụ. Từ đó, cơn ho sẽ giảm dần rồi cắt hẳn nếu mẹ kiên trì thực hiện điều này.

2. Cách trị ho cho trẻ sơ sinh dùng lá hẹ với mật ong

Tác dụng của lá hẹ đối với trẻ sơ sinh sẽ được phát huy khi kết hợp với các nguyên liệu khác. Mẹ muốn chữa ho cho bé hiệu quả, có thể sử dụng bài thuốc lá hẹ chưng mật ong.

Cách thực hiện như sau:

  • Lấy một nắm lá hẹ rửa sạch cắt ngắn cho vào bát.
  • Đổ mật ong ngập lá hẹ sau đó hấp cách thủy hoặc cho vào hấp cơm.
  • Cho bé dùng dần mỗi ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 5ml.
  • Bài thuốc dùng lá hẹ trị ho cho trẻ sơ sinh sẽ làm giảm những đau cơn đau rát cổ họng của bé và làm dịu những cơn ho, nhất là ho về đêm.

3. Lá hẹ, nghệ và chanh xoa dịu cơn đau họng

Chuẩn bị:

  • Chuẩn bị 10g lá hẹ
  • 20g nghệ tươi
  • 1 quả chanh tươi
  • Vài viên đường phèn nhỏ

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá hẹ để ráo nước cắt ngắn.
  • Nghệ vàng gọt vỏ, rửa sạch và cắt nhỏ.
  • Chanh rửa sạch và xắt thành từng lát mỏng.
  • Cho các nguyên liệu vào chung chén nhỏ và trộn thêm đường phèn.
  • Cho chén vào nồi hấp cách thủy 30 phút.
  • Mẹ chắt nước cho bé uống ngày 2 -3 lần; mỗi lần 5ml.
  • Lưu ý: Nên cho bé uống trước khi bú sẽ phát huy tác dụng nhanh hơn và tránh trường hợp bé bị nôn trớ.

    4. Lá hẹ với hạt chanh và hoa đu đủ đực

    Chuẩn bị:

    • Lấy một nắm lá hẹ.
    • 10-20g hạt chanh.
    • 15g hoa đu đủ đực.
    • Đường phèn.

    Cách thực hiện:

    • Đem các nguyên liệu rửa sạch giã nát bỏ vào bát.
    • Trộn đường phèn rồi hấp cách thủy 30 phút là cho trẻ dùng được.
    • Mỗi ngày dùng 2-3 lần. Mỗi lần 1 muỗng canh khoảng 5ml.

    Tuy nhiên, không phải lúc nào mẹ cũng có thể áp dụng thành công những cách chữa ho cho trẻ sơ sinh với lá hẹ. Mẹ nên đưa con đi khám bệnh để được bác sĩ kiểm tra và cho bé dùng thuốc phù hợp khi:

    • Khi trẻ ho dai dẳng trên 1 tuần không dứt.
    • Trẻ ho kèm theo sốt liên tục 2 ngày trở lên.
    • Ho khó, kèm theo thở nhanh, thở dồn dập.
    • Mỗi khi trẻ ho tím tái toàn thân.
    • Trẻ thở khò khè, rít và co rút lồng ngực.

    5. Cách dùng lá hẹ trị tưa miệng ở trẻ sơ sinh

    Cách thực hiện:

    • Lấy 10 lá hẹ giã nát, chắt lấy nước cốt.
    • Pha với một chút nước ấm.
    • Sau khi cho trẻ bú khoảng 30 phút hoặc trước khi bé bú, mẹ rửa tay sạch; xỏ gạc tiệt trùng vào đầu ngón tay trỏ.
    • Sau đó, mẹ chấm vào nước lá hẹ để rơ lên vùng nướu và rơ lưỡi của con.
    • Chỉ làm vài lần, các nốt nấm sẽ biến mất.

    công dụng của lá hẹ đối với trẻ sơ sinh

    6. Cách giảm đau khi bé mọc răng bằng lá hẹ

    Cách thực hiện:

    • Mẹ mua lá hẹ tươi về rửa sạch.
    • Sau đó, cắt ngắn và xay nhuyễn.
    • Vắt lấy nước cốt vào một chiếc chén sạch.
    • Dùng gạc hoặc bông thấm nước lá hẹ.
    • Xoa nhẹ lên vùng nướu của bé vài lần.

    Lưu ý:

    • Mẹ nên rửa sạch tay trước khi thực hiện phương pháp này.
    • Thời điểm thích hợp nhất là sau khi cho bé bú từ 30 phút trở lên.

    >> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt: Là hiện tượng gì, nguyên nhân, cách xử trí ra sao?

    Hy vọng với những chia sẻ của Marrybaby về các công dụng của lá hẹ đối với trẻ sơ sinh sẽ giúp ích cho mẹ bỉm sữa. Nếu các mẹ còn thắc mắc gì về cách nuôi dạy con cái hãy truy cập ngay vào MarryBaby để tìm lời giải đáp nhé.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo
    x